Nha đam hay còn gọi là lô hội có tính mát và là một trong những nguyên liệu dùng để chăm sóc da mặt và làm đồ uống tăng cường sức khỏe.
Cái tên nha đam hay còn gọi là lô hội (Aloe vera, True aloe…) bắt nguồn từ tiếng Ảrập – “Alloeh” có nghĩa là “thuốc đắng”. Từ thời cổ đại, loại thuốc này đã được dùng để làm thuốc nhuận tràng bởi táo bón là một chứng bệnh được coi là cực kỳ nan giải thời kỳ đó.
Các thành phần chính trong cây nha đam
Vitamin: Cây nha đam rất giàu vitamin, gồm vitamin D, A, C, E và thậm chí có cả vitamin B12 – rất ít thực vật có vitamin này. Điều này cực kỳ có ích cho những người ăn chay.
Enzym: Nha đam chứa các enzym oxidase, amylase, catalase, lipase – các enzym cần thiết để phân giải đường, đạm, chất béo trong dạ dày và ruột.
Khoáng chất: Nha đam chứa canxi, natri, kali, mangan, magnesium, đồng, kẽm, crôm và selen chống ôxy hóa. Mặc dù các khoáng chất và nguyên tố vi lượng này chỉ cần với số lượng rất nhỏ nhưng cần thiết cho hoạt động của các enzym trong quá trình trao đổi chất.
Đường: Đó chính là lớp nhầy bao quanh lớp gel bên trong thân cây, được gọi là mucopolysaccharides (thành phần gồm glucosamine, chondroitin và hyaluronic axit, đây là những chất chính tạo nên chất hoạt dịch, đường đạm ở trong khớp xương). Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và khử độc.
Hợp chất anthraquinones trong nhựa nha đam sẽ kết hợp với các ion calcium trong đường tiết niệu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu giúp ngừa bệnh sỏi niệu.
Lignin: Là chất giúp thấm sâu và luân chuyển cùng với các yếu tố khác mà nó liên kết. Đây là lý do nhiều sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm được bào chế chiết xuất của cây nha đam.
Chất saponin: Chất này chiếm khoảng 3% trong thành phần gel của nha đam, có khả năng làm sạch và có tính sát trùng. Ngoài ra, saponin còn có tác dụng thanh lọc những độc tố trong cơ thể.
Axit béo: Gồm có 4 loại steroid thực vật: cholesterol, campesterol, B.sisosterol và lupeol. Chúng là những tác nhân kháng viêm cực kỳ quan trọng và hiệu quả.
Axit salicylic: Một hợp chất giống như aspirin, nó có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn.
Acid amino:
Cơ thể con người cần phải có khoảng 22 axit amino. Gel của nha đam chứa khoảng 20/22 acid amino cần thiết đó. Trong đó, có 7 loại acid amino cơ thể không thể tự tạo ra mà phải nhờ vào sự hấp thụ từ các thức ăn uống hàng ngày.
Nha đam dùng để làm gì?
Giữ sản phẩm tươi lâu hơn
Gel lô hội có thể giúp trái cây và rau quả tươi và có thể loại bỏ sự có mặt của các hóa chất nguy hiểm dùng để kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm.
Làm sạch răng miệng
Trong một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Khoa học Y tế của Ethiopia, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chiết xuất lô hội là một sự thay thế an toàn và hiệu quả cho các loại nước súc miệng được tạo ra từ các loại hóa chất. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy những người sử dụng kem đánh răng lô hội có sự cải thiện đáng kể đối với sức khỏe răng miệng của họ.
Kem đánh răng lô hội đã được tìm thấy có hiệu quả hơn kem đánh răng triclosan trong việc giảm mức độ nấm candida, mảng bám và viêm nướu. Những người đã sử dụng kem đánh răng lô hội cho thấy sức khỏe răng miệng tốt hơn mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
Hạ đường huyết
Theo một nghiên cứu ở tạp chí quốc tế về Phytotherapy và Phytopharmacy: Uống hai muỗng nước ép lô hội mỗi ngày có thể khiến lượng đường trong máu giảm ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường, dùng thuốc hạ glucose nên thận trọng khi sử dụng nha đam. Vì nước trái cây cùng với thuốc trị tiểu đường có thể làm giảm lượng glucose xuống mức nguy hiểm.
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, là một loại thuốc nhuận tràng từ nhiên
Tiêu thụ nha đam có thể có lợi cho đường tiêu hóa và giúp làm dịu và chữa các bệnh về dạ dày, bao gồm hội chứng ruột kích thích (IBS). Ngoài ra, nha đam có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori, được tìm thấy trong đường tiêu hóa và có thể dẫn đến viêm loét.
Nha đam được coi là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Một nhóm các nhà khoa học Nigeria đã tiến hành một nghiên cứu trên chuột và phát hiện ra rằng gel làm từ nha đam tươi có thể làm giảm táo bón. Bệnh nhân bị bệnh Crohn, viêm đại tràng hoặc bệnh trĩ, không nên tiêu thụ lô hội.
Nó có thể gây ra chuột rút ở bụng nghiêm trọng và tiêu chảy. Nên ngừng dùng nha đam nếu đang dùng các loại thuốc khác. Nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể
Có thể hỗ trợ chống ung thư vú
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Evidence-Compuityary và Alternative Medicine đã xem xét các đặc tính trị liệu của aloe emodin, một hợp chất trong lá cây nha đam. Nhóm nghiên cứu cho rằng các loại cây mọng nước có tiềm năng trong việc làm chậm sự phát triển của ung thư vú. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để thúc đẩy hơn nữa lý thuyết này.
Làm giảm vết nứt hậu môn
Nếu bị nứt hậu môn, hãy bôi kem lô hội lên vùng bị ảnh hưởng nhiều lần trong ngày, nó có thể giúp thúc đẩy quá trình chữa lành. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy rằng sử dụng kem có chứa bột nước ép lô hội có hiệu quả trong điều trị các vết nứt hậu môn mãn tính.
Người ta đã sử dụng kem lô hội ba lần một ngày trong sáu tuần và thấy những cơn đau đã giảm và giảm xuất huyết khi đi đại tiện và lành vết thương.
Công dụng tuyệt vời của nha đam trong làm đẹp
Tẩy trang hữu hiệu
Một trong những ứng dụng tuyệt vời của nha đam là sử dụng nó để tẩy trang khuôn mặt và đặc biệt hữu hiệu với vùng da mắt. Cắt lá lô hội và dùng bông tẩy trang quệt lớp gel rồi nhẹ nhàng lau lớp trang điểm trên khuôn mặt bạn. Đây là một cách loại bỏ trang điểm tự nhiên, nhẹ và dưỡng ẩm mà bạn có thể sử dụng mỗi ngày!
Ủ tóc
Lấy một lá nha đam, cắt lát và bôi gel lên tóc. Sau đó ủ tóc một lúc rồi gội sạch. Bạn sẽ có một mái tóc khỏe mạnh, mềm mại và da đầu được nuôi dưỡng! Hơn nữa, nó giúp cho tóc không bị xoăn cứng và giữ cho tóc của bạn trông rất đẹp và khỏe
Điều trị bỏng
Một công dụng phổ biến của cây lô hội đó là dùng để điều trị vết bỏng. Khi bạn bị cháy nắng hoặc có một tai nạn trong nhà bếp, cắt lát lá lô hội rồi chà xát phần chứa gel trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng để giảm đau và giảm ngứa rát. Lô hội cũng là lựa chọn hàng đầu cho bỏng do cháy nắng và các loại da bị kích thích. Nó có tác dụng chống viêm và bổ sung độ ẩm cho da
Thúc đẩy mọc tóc
Sử dụng lô hội để thúc đẩy quá trình mọc tóc. Chỉ cần bóp gel lô hội vào da đầu và để khoảng 30 phút trước khi gội sạch. Lô hội giúp cho nang lông được thông thoáng, cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, cân bằng độ pH và giúp tóc bạn giữ được độ ẩm.
Dùng làm gel tẩy lông chân
Lô hội có chứa rất nhiều gel và có thể sử dụng như một loại gel cạo râu tự nhiên! Như đã đề cập ở trên, lô hội có tác dụng chống viêm và dưỡng ẩm đặc hiệu, vì vậy bạn có thể sử dụng nó thoa lên đôi chân cũng như trên khuôn mặt của bạn để có được một cảm nhận thoải mái khi cạo râu hoặc tẩy lông.
Kem dưỡng ẩm tự nhiên
Nếu bạn chỉ có một ngân sách eo hẹp, hãy tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng lá lô hội như một loại kem dưỡng ẩm mặt và cơ thể. Lô hội cũng được cho là tuyệt vời dành cho da bị mụn nhờ chứa nhiều vitamin và hàm lượng enzyme cao.
Chống hôi miệng và sâu răng
Lô hội đã được ghi nhận là một phương thuốc tự nhiên chống hôi miệng, sâu răng và ngăn ngừa bệnh nướu răng hiệu quả
Sử dụng nha đam như thế nào cho hiệu quả?
Nhìn chung, mặt phía trong của lá nha đam là nơi có chứa nhiều gel lô hội nhất. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có sẵn cây nha đam trong nhà. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm OTC cũng có công dụng tương tự. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên tìm sản phẩm sử dụng gel lô hội là thành phần chính.
Đối với những căn bệnh ngoài da, chiết xuất lô hội không đem lại hiệu quả cao như dạng gel. Điều này là do bản thân gel lô hội có các yếu tố giữ ẩm để bảo vệ và chữa lành những tổn thương trên da.
Tác dụng phụ và thận trọng khi sử dụng nha đam
Mặc dù được coi là an toàn ở dạng thuốc bôi khi được sử dụng theo chỉ dẫn, nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm không quy định các sản phẩm lô hội. Điều này có nghĩa là tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà việc sử dụng lô hội có thể là an toàn hoặc gây ra những phản ứng dị ứng.
Bạn nên cân nhắc không sử dụng nha đam trong trường hợp có vết bỏng nặng hoặc các vết thương nghiêm trọng khác. Thậm chí một số loại nha đam có thể làm giảm khả năng tự nhiên của làn da trong việc chữa lành vết thương sâu liên quan đến phẫu thuật. Một số người dùng nha đam có thể gặp các triệu chứng như ngứa hoặc bỏng nhẹ do chúng hoạt động mạnh trên da.
Tuy nhiên, nếu bạn bị phát ban hoặc nổi mề đay, rất có thể bạn đã bị dị ứng với gel và nên ngừng sử dụng ngay lập tức. Tuyệt đối không dùng gel lô hội trên vùng da bị nhiễm trùng. Trong gel có đặc tính vi sinh vật, do đó lớp bảo vệ này có thể phá vỡ quá trình chữa lành vết thương và khiến cho vùng da này bị nhiễm trùng nặng hơn
Các món ăn từ nha đam giúp thanh nhiệt, đẹp da
Gỏi nha đam
Nguyên liệu
- Nha đam: 1 nhánh (300g)
- Tôm sú: 200g
- Nghêu: 500g
- Hành tây: 1 củ
- Cần tây: 100g
- Ớt đỏ: 2 trái
- Muối
- Đường
- Nước mắm
- Nước cốt quất (nước tắc): 4 quả
Cách làm
- Gọt vỏ, rửa sạch nha đam. Cắt nha đam thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Đem chần sơ nha đam trong nước sôi. Để nha đam ráo nước.
- Hành tây cắt thành từng khoanh lát mỏng. Ngâm với nước lạnh cho bớt mùi hăng.
- Cần tây cắt khúc vừa ăn.
- Ớt đỏ, một trái thái sợi mỏng, trái còn lại băm nhỏ.
- Tôm rửa sạch, bỏ chỉ đen
- Tôm chần quan nước sôi cho chín. Vớt ra, cho vào tô nước đá.
- Bóc vỏ tôm và chừa lại đuôi tôm. Đem đi xào chín với gia vị.
- Đun nước sôi. Khi nước thật sôi, cho nghêu vào luộc cùng với muối, đường và 1 quả quất vắt lấy nước.
- Công thức nước sốt quất (nước tắc) như sau: ớt sừng băm nhuyễn, nước cốt quất (3 quả), 150g đường, 15g muối, 10g nước mắm.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào tô trộn đều. Từ từ cho nước sốt vào trộn cho nguyên liệu thấm gia vị.
- Có thể nêm nếm thêm một ít nước quất, đường, nước mắm cho vừa ăn theo ý thích
Nước nha đam đường phèn
Nguyên liệu
- Nha đam tươi 1 kg khoảng 2 lá to, dày thịt.
- 150 gam đường phèn
- 2 quả chanh tươi
- 3 thìa muối
- Lá dứa
- Đá viên
Cách làm
- Gọt vỏ và cắt nha đam thành hạt lựu rồi rửa sạch với nước.
- Đem nha đam cho vào máy xay sinh tố, điều chỉnh số nhỏ xay nhanh để xay nhuyễn nha đam, không nên xay nát quá.
- Rửa sạch lá dứa và buộc thành bó.
- Cho vào nồi 2 lít nước và đun sôi cùng với đường phèn, lá dứa. Vớt phần bọt khi đun sôi để nước trong hơn.
- Sau đó, cho nha đam vào đun sôi tiếp khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
- Để nước nguội hẳn, vớt bỏ lá dứa, rót nước vào chai và để vào ngăn mát tủ lạnh uống dần.
- Khi uống, bạn có thể cho thêm một ít đá viên, 1-2 muỗng nước cốt chanh sẽ ngon hơn đấy. Uống nước nha đam mỗi ngày để có làn da mịn màng đón Tết nhé
Sữa chua nha đam
Nguyên liệu
- Hũ đựng sữa chua: 8 cái (nên chọn hũ thủy tinh)
- 1 hộp sữa đặc
- 1 nhánh nha đam
- 2 hộp sữa chua
- 2 hộp sữa tươi không đường
- 1 quả chanh, muối, đường
Cách làm
- Gọt vỏ và cắt nha đam thành từng miếng nhỏ rồi rửa sạch. Xốc muối nha đam và rửa sạch dưới vòi nước,
- Đun sôi nước, cho nha đam vào chần qua nhanh khoảng 1 phút.
- Vớt nhanh nha đam ra và ngâm vào tô nước đá cho thêm 2 muỗng đường.
- Ngâm nha đam trong vòng 1-2 tiếng để phần đường ngấm hết vào nha đam, rồi đổ nha đam ra rổ, để ráo nước
- Đun sôi nước rồi đổ vào một cái tô, tiếp tục đổ sữa đặc vào và khuấy tan hết.
- Tiếp đó, bạn đổ sữa tươi vào và khuấy nhẹ tay.
- Tiếp tục đổ 2 hũ sữa chua và trộn các nguyên liệu lại với nhau.
- Sau đó, đổ hỗn hợp qua rây để sữa chua mịn hơn.
- Đổ phần nha đam ngâm đường vào hỗn hợp trên và trộn đều.
- Múc sữa chua vào từng hũ thủy tinh. Xếp những hủ này vào nồi lớn có nắp đậy.
- Đun sôi một ít nước rồi để nguội khoảng 7 phút.
- Sau đó, đổ phần nước này vào trong nồi đựng các hũ sữa chua và đậy nắp kín để ủ. Bạn lưu ý phải đổ phần nước ngập khoảng 1/3 hũ nhé.
- Bật lò vi sóng ở nhiệt độ 700 độ C khoảng 5 phút rồi tắt. Đem nồi đựng các hũ sữa chua để vào lò vi sóng khoảng 7 tiếng.
- Sau khi hết thời gian, bạn hãy đem các hũ sữa chua ra, cho vào ngăn mát tủ lạnh và thưởng thức thôi nào.
Chè nha đam táo đỏ nhãn nhục
Nguyên liệu
- 300g nha đam
- 50g táo đỏ
- 50g nhãn nhục
- 120-150g đường phèn
- 900ml nước
- 1 nhúng muối nhỏ
Cách làm
- Nha đam rửa sạch với nước, cắt bỏ phần gai hai bên và phần lá xanh. Chỉ lấy phần thịt trắng bên trong.
- Ngâm nha đam trong nước cùng với muối khoảng 5 phút sau đó rồi vớt ra.
- Bóp nhẹ nha đam để loại bỏ đi độc tố và nhựa bên trong.
- Đem nha đam rửa lại với nước vài lần cho thật sạch.
- Vớt nha đam ra cho vào thau nước đá rồi lấy ra cho vào tô cùng với 50g đường phèn, để nha đam không bị đắng. Rồi bạn lại tiếp tục rửa sạch nha đam với nước và để ráo
- Cắt nha đam thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Đun nước sôi, kế tiếp cho đường phèn và táo đỏ vào nấu.
- Đến khi đường phèn tan hết hãy cho nha đam vào. Tiếp đó, cho thêm nhãn nhục vào nấu khoảng 3 phút.
- Nêm lại vị ngọt vừa ăn, cho thêm một ít muối để vị ngọt thanh hơn.
- Múc chè ra ly và cho thêm ít đá lạnh vào thưởng thức thôi nào.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC