Bạn hiểu gì về hội chứng ruột kích thích?

hội chứng ruội kích thích

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần, nhưng không có thương tổn về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hoá ở ruột (không u, không viêm loét…).

Thức ăn trong đường tiêu hóa đi từ ruột non đến ruột già. Chức năng chính của ruột già là hấp thụ nước và đẩy phân ra ngoài nhờ các nhu động ruột. Ở những người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột hoạt động dưới sự co thắt cơ sẽ diễn ra bất thường. Tình trạng cơ co thắt quá mức sẽ gây tiêu chảy. Ngược lại, cơ co thắt chậm hoặc ít sẽ dẫn đến táo bón. Việc nhu động ruột hoạt động không liên tục và bất thường có thể gây đau bụng hoặc cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức

Ở Việt Nam, hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng.

Những ai dễ mắc ruột kích thích?

  • Tuổi: hội chứng ruột kích thích thường gặp ở tuổi thanh niên và trung niên, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ 18-30 tuổi, giảm sau tuổi 50,
  •  Giới tính: nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới tỷ lệ 2:1.
  • Có tiền sử gia đình bị hội chứng ruột kích thích: các nghiên cứu cho thấy những người có thành viên gia đình bị hội chứng ruột kích thích có thể tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Nghề nghiệp: những người có trình độ học vấn cao, học sinh, cán bộ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với công nhân, nông dân, thành thị mắc bệnh nhiều hơn ở nông thôn…
  • Người thường xuyên lo âu, trầm cảm hoặc trong trạng thái tinh thần không ổn định;

Những dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất và là yếu tố chính trong việc chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

Khi mắc hội chứng ruột kích thích, những dấu hiệu hội chứng ruột kích thích này có thể khiến cho các cơ trong đường tiêu hóa bị căng và đau.

  • Các vị trí đau thường gặp là vùng bụng dưới, cụ thể là ở góc phần tư dưới trái hoặc toàn bộ vùng bụng, tức nặng dọc khung đại tràng.
  • Thường đau quặn cơn, cũng có khi đau âm ỉ
  • Ăn có thể khởi phát cơn đau. Đi tiêu có thể giảm bớt cơn đau nhưng không hoàn toàn.

Rối loạn tiêu hóa

  • Táo bón: Sự thay đổi liên lạc giữa não và ruột có thể làm tăng hoặc chậm thời gian vận chuyển bình thường của phân. Khi thời gian vận chuyển chậm, ruột hấp thụ nhiều nước hơn từ phân, do đó khiến bạn khó đi tiêu, khiến phân cứng và nhỏ, đại tiện đau, không giảm khi dùng thuốc nhuận trường.
  • Tiêu chảy: phân lỏng, ít, mót đi tiêu, tiêu són, tiêu nhiều lần.
  • Mót đi tiêu sau khi ăn. Ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, việc vận chuyển thức ăn qua ruột diễn ra nhanh hơn có thể ngay lập tức thúc giục nhu động ruột
  • Táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ, thường có nhầy trong phân nhưng không có máu. Thường có một thể chiếm ưu thế. Nhưng cũng có thay đổi đáng kể ở từng bệnh nhân.

cảm giác muốn đi ngoài khẩn cấp hoặc đi ngoài không hết phân. Những dấu hiệu này tái đi tái lại hàng ngày, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.

Những triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng ở trên, người bệnh còn có thể có một số triệu chứng khác như: Đầy hơi, tức nặng bụng, trung tiện nhiều… do hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến sản xuất khí nhiều hơn trong ruột. Điều này có thể gây khiến bạn bị đầy hơi và khó chịu.

Các triệu chứng này thường liên quan đến chế độ ăn uống. Ví dụ , khi ăn các thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Nếu kiêng khem thì các triệu chứng sẽ biến mất.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có sự thay đổi liên tục về thói quen đi tiêu hoặc nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của hội chứng ruột kích thích thì điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Rối loạn tiêu hoá xảy ra ở người trên 50 tuổi; Các triệu chứng mới xuất hiện trong thời gian gần đây, xuất hiện liên tục (Trong khi hội chứng ruột kích thích thường là rối loạn kéo dài, dai dẳng, từng đợt); Tiền sử trong gia đình có người bị ung thư đại trực tràng… cũng là các yếu tố nguy cơ mà người bệnh cần đi khám sớm

Đặc biệt khi rối loạn tiêu hoá đi kèm các triệu chứng báo động như: sút cân, chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu, đại tiện máu… Khi đó người bệnh cần đi khám ngay, vì rất có thể đây là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư đại trực tràng.

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng ruột kích thích?

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng hội chứng này có thể do nhiều yếu tố gây ra.Thông thường, ruột và não làm việc cùng nhau để kiểm soát tiêu hóa. Điều này xảy ra thông qua các hormone, dây thần kinh và các tín hiệu do vi khuẩn tốt sống trong ruột phát ra.

Thành ruột được lót bằng các lớp cơ có khả năng co bóp và thư giãn nhịp nhàng trong quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày qua ruột đến trực tràng. Khi bạn bị hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường nên sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Ngược lại, khi ruột co thắt yếu, quá trình vận chuyển thức ăn sẽ diễn ra chậm làm cho phân trở nên cứng và khô.

hội chứng ruột kích thích

Những bất thường của hệ thần kinh ở đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy khó chịu hơn bình thường khi bụng bị trướng hơi hoặc đầy phân. Sự phối hợp kém hiệu quả giữa các tín hiệu của não và ruột có thể làm cho cơ thể của bạn phản ứng quá mức với những thay đổi thường xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Sự phản ứng quá mức này có thể làm cho bạn bị đau, tiêu chảy hoặc táo bón.

Các yếu tố có thể gây kích phát hội chứng ruột kích thích

Các yếu tố kích phát có thể không ảnh hưởng đến người này nhưng lại gây ra các triệu chứng ở những người bị hội chứng ruột kích thích – tuy nhiên không phải tất cả mọi người bị hội chứng này đều phản ứng với cùng một yếu tố kích phát. Các yếu tố kích phát có thể bao gồm:

  • Thực phẩm: mối liên quan giữa tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm với hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên nhiều người đã có triệu chứng nặng hơn sau khi ăn một số loại thực phẩm. Các loại thực phẩm có liên quan là sô cô la, gia vị, chất béo, trái cây, các loại đậu, cải bắp, bông cải trắng, bông cải xanh, sữa, thức uống có ga và rượu bia;
  • Căng thẳng: hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích có thể thấy các dấu hiệu và triệu chứng của mình xấu đi hoặc thường xuyên hơn trong các giai đoạn có nhiều căng thẳng, như tuần cuối cùng hoặc tuần đầu tiên làm công việc mới. Tuy nhiên, căng thẳng chỉ có thể làm nặng thêm các triệu chứng, chứ không gây ra triệu chứng;
  • Nội tiết tố: phụ nữ có khả năng bị hội chứng ruột kích thích cao gấp hai lần, các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi nội tiết tố đóng một vai trò trong việc gây ra hội chứng này. Nhiều phụ nữ nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng trở nên nặng hơn trong hoặc trước/sau kỳ kinh nguyệt;
  • Các bệnh lý khác: đôi khi các bệnh lý khác như đợt tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính (viêm dạ dày ruột) hoặc tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức trong đường ruột (loạn khuẩn) có thể kích thích hội chứng ruột kích thích

Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích bằng phương pháp nào?

Do hội chứng ruột kích thích không có biểu hiện cụ thể nào về rối loạn nhu động hoặc rối loạn cấu trúc hệ tiêu hóa, do đó hội chứng ruột kích thích vẫn là một bệnh lý chủ yếu được xác định bằng triệu chứng lâm sàng.

Theo Y văn, hội chứng ruột kích thích là một chẩn đoán loại trừ. Bác sĩ sẽ ra chỉ định các xét nghiệm để chắc chắn rằng bạn không phải đang mắc một bệnh khác có triệu chứng tương tự

Các xét nghiệm thường được chỉ định như:

Nội soi đại trực tràng

hội chứng ruột kích thích

Đến nay nội soi đại trực tràng ống mềm được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý đại trực tràng, đặc biệt là các khối u, ung thư, tổn thương viêm loét, chảy máu. Qua nội soi giúp thầy thuốc có nhiều thông tin:

  • Phát hiện các tổn thương bệnh lý đại trực tràng: viêm, polyp, ung thư…
  • Qua nội soi có thể sinh thiết tổn thương làm xét nghiệm tế bào giúp chẩn đoán xác định bệnh
  • Nội soi điều trị: cắt polyp qua nội soi, cầm máu qua nội soi…

Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính bụng

Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính bụng có thể giúp phát hiện các khối u, tình trạng viêm nhiễm có thể là nguyên nhân gây đau bụng.

Xét nghiệm phân

Trong một số trường hợp có thể xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng, vi khuẩn phục vụ cho chẩn đoán và điều trị

Các bạn cần lưu ý: tuyệt đối không tự chẩn đoán và dùng thuốc khi chưa được đi khám để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm trước khi điều trị hội chứng ruột kích thích.

Các phương pháp điều trị

Do hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng, nguyên nhân chưa rõ ràng, do đó không có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp điều trị chủ yếu bao gồm:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

  • Loại bỏ thực phẩm gây đầy hơi: nếu bạn bị khó chịu bởi tình trạng chướng bụng hoặc đánh hơi nhiều, bác sĩ có thể đề nghị bạn cắt giảm các loại thực phẩm như thức uống có ga, rau củ – đặc biệt là bắp cải, bông cải xanh và bông cải trắng – và trái cây sống.
  • Loại bỏ gluten: các nghiên cứu cho thấy triệu chứng tiêu chảy trong hội chứng ruột kích thích sẽ được cải thiện nếu họ ngưng dùng gluten (lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen).
  • Loại bỏ nhóm thực phẩm FODMAPs: FODMAPs là nhóm thực phẩm chứa đường có thể lên men như đường fructose, fructan, lactose và một số loại đường khác. Đường FODMAPs tìm thấy trong một số ngũ cốc, rau củ, trái cây và thực phẩm từ sữa. Tuy nhiên mọi người thường không nhạy cảm với tất cả các loại thực phẩm FODMAPs. Bạn có thể nghiêm ngặt thực hiện chế độ ăn ít FODMAPs để giảm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích rồi sau đó có thể bắt đầu trở lại từng ít một.

Thay đổi lối sống

  • Thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Từ bỏ các thói quen có hại như lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài. Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có thể thấy các triệu chứng thường trầm trọng hơn hoặc dễ tái phát trong những thời điểm bản thân có nhiều lo âu, căng thẳng.
  • Tập thể dục đều đặn để rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe.

Dùng thuốc

  • Để điều trị hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một số thuốc điều trị triệu chứng như: Thuốc chống co thắt, chống táo bón, chống tiêu chảy, thuốc an thần…
  • Trong một số trường hợp cần thiết có thể dùng một số loại kháng sinh đường ruột.

Có thể chữa hội chứng ruột kích thích bằng Đông y không?

Hiện nay, dùng thuốc Đông y là một hướng điều trị ngày càng được nhiều người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích ưu chuộng sử dụng.

Theo Đông y, hội chứng ruột kích thích được xếp vào các chứng: Tiết tả, phúc thống, phúc chướng, tiện bí… Nguyên nhân bệnh là do rối loạn công năng các tạng phủ, đặc biệt là tỳ vị, thận, can và các yếu tố đàm thấp, huyết ứ.

Tùy theo nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng mà Đông y phân thành các thể bệnh khác nhau và dùng các bài thuốc cổ phương, nghiệm phương gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp. Nhưng pháp điều trị chủ đạo vẫn là điều hòa chức năng tỳ vị, hành khí chỉ thống, chỉ tả (nếu đại tiện lỏng), nhuận tràng thông tiện(nếu đại tiện táo)..

Bên cạnh đó một số biện pháp không dùng thuốc cũng được sử dụng như:

  • Xoa bóp, bấm huyệt: Giúp giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện một số triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra.
  • Châm cứu: Giúp tăng tuần hoàn máu, đồng thời giúp điều hòa nhu động ruột, hay tình trạng co thắt ở đại tràng.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC