Bào ngư – hải sản bổ dưỡng nhất cho sức khỏe

bào ngư

Bào ngư (ốc cửu khổng) là tên gọi chung cho các loài thân mềm chân bụng trong chi Haliotis – chi duy nhất của họ Haliotidae, liên họ Haliotoidea.

Loại hải sản này vốn là một trong những món ăn quý hiếm, món ăn này vẫn được nhiều người săn lùng vì giá trị dinh dưỡng cao và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe lẫn sắc đẹp.

Tổng quan về bào ngư

Mô tả

Nó có vỏ tầng thân phát triển lấn tầng xoắn ốc, khiến toàn thân bào ngư nom như một khối dẹt. Từ mép vỏ gần miệng có khoảng 7-9 gờ, xoắn tạo thành các lỗ (lý do tên gọi ốc cửu khổng) để thở với sự thoát nước từ mang.

Vỏ phía ngoài có nhiều vân tím, nâu, xanh xen kẽ nhau, phụ thuộc vào từng loài thích nghi với môi trường sống riêng có; mặt trong có lớp xà cừ óng ánh.

Vỏ rất cứng làm chủ yếu từ calci cacbonat gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, có tác dụng phân tán lực khi nó bị tấn công.

Chân loại hải sản này rộng, có cơ bám chắc vào đá đáy biển, giúp cho nó có thể sống được ở các vùng nước chảy mạnh.

 

bào ngư

 

Đặc điểm

Chúng bám vào đá ở vùng nước biển có độ mặn cao 2.5-3%, hay có sóng gió, xa cửa sông, nước trong. Thức ăn của nó gồm các loài rong tảo biên, mùn bã hữu cơ.

Loại hải sản này sinh sản hữu tính, thụ tinh ngoài, đẻ trứng vào mùa nóng, nghỉ hoạt động sinh dục mùa lạnh.

Giá trị dinh dưỡng của bào ngư

Loại hải sản này bổ dưỡng với hàm lượng giàu protein, dồi dào các vitamin và khoáng chất cần thiết. Chúng bao gồm canxi, sắt, kali, kẽm,beta-carotene. Hàm lượng chất béo của loại hài sản này rất thấp và hầu như không có cholesterol.

Bào ngư tươi có thể được ăn sống như một loại sashimi. Bên cạnh đó, loại hải sản này cũng có thể chế biến thành những món đa dạng khác. Trong 100g đã hấp chín chứa khoảng 189kcal, có giá trị dinh dưỡng như sau:

Protein: 19.6g

Tổng chất béo: 6.78g

Carbohydrate: 11g

Canxi: 37mg

Sắt: 3.8mg

Magie: 56mg

Phốt pho: 217mg

Kali: 284mg

Vitamin C: 1.8mg

Folate: 14 µg

Retinol: 2µg

Vitamin A, RAE: 2µg

Công dụng đối với sức khỏe

Ngăn ngừa ung thư

Cụ thể, uống chiết xuất nội tạng của chúng làm giảm sự phát triển của khối u (xét về cả khối lượng và trọng lượng khối u).

Ngoài ra, chiết xuất này cũng giảm khả năng di căn ung thư. Hơn nữa, chiết xuất này còn có đặc tính chống ung thư bằng cách phá hủy các tế bào mang mầm bệnh ung thư.

Tăng cường chức năng gan

Một trong những tác dụng của loại hải sản này là giúp hỗ trợ chức năng trao đổi chất của gan, ngăn ngừa tổn thương gan do bia rượu gây ra. Ngoài ra, ăn loại hải sản này cũng giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tổng thể.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thành phần omega-3, axit eicosapentaenoic (EPA) hay axit docosahexaenoic (DHA) trong loại hải sản này đều có tác dụng tốt trong việc làm giảm nguy cơ các bệnh lý về tim mạch, đồng thời giúp giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh.

Tốt cho xương khớp

Sức khỏe xương, khớp quyết định khả năng vận động và di chuyển của bạn. Viêm khớp hoặc những chấn thương ở hệ xương, khớp là tình trạng phổ biến gây ra nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng cho sức khỏe nhiều người.

Trong khi đó, loại hải sản này rất giàu glycosaminoglycans tự nhiên. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương, khớp và các mô liên kết. Nó hỗ trợ chức năng vận động của khớp và giảm đau do bệnh viêm khớp.

Không những thế, mỗi con còn chứa nhiều phốt pho và canxi có lợi cho sức khỏe hệ xương. Hai loại dưỡng chất này phối hợp với nhau để cải thiện mật độ xương và giữ cho xương khỏe mạnh.

Quản lý cân nặng

Loại hải sản này có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Tính chất này giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng trao đổi chất, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo.

Nó được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng trong hầu hết chế độ ăn kiêng, thải độc cơ thể vì khả năng hỗ trợ quá trình trao đổi chất theo nhiều cách khác nhau.

Các loại dầu có trong loại hải sản này rất tốt cho sức khỏe, đồng thời chúng cũng chứa nồng độ cholesterol khá thấp, cho nên thường xuyên tiêu thụ nó sẽ giúp cơ thể được cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu để duy trì hoạt động.

Đồng thời, thành phần phosphorus trong loại hải sản này cũng giúp tiêu hóa chất béo và carbohydrate, giúp cơ thể chuyển hóa protein để phát triển tốt mà không cần “nạp” nhiều thức ăn liên tục.

Ngoài ra, do có thành phần chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm nên loại hải sản này cũng giúp duy trì trạng thái cân bằng, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo.

Cải thiện miễn dịch

Vì trong loại hải sản này có chứa axit béo omega-3 nên chúng có nhiều lợi ích cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ omega-3 sẽ giúp tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu, từ đó giúp làm tăng phản ứng miễn dịch cho cơ thể

Giảm nguy cơ chuột rút

Giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút là một trong những tác dụng của loại hải sản này. Lý do là vì, nó có thể giúp hỗ trợ quá trình lưu thông máu, bổ sung năng lượng cho các cơ, làm giảm tình trạng mệt mỏi, chuột rút….

Cải thiện thị lực

Ăn loại hải sản này có tác dụng tăng cường thị lực bởi chúng có chứa nguồn vitamin A dồi dào. Bổ sung vitamin A cho cơ thể sẽ giúp bạn duy trì đôi mắt sáng, khỏe, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa một số chứng như mờ mắt, quáng gà, đục thủy tinh thể…

Điều hòa chức năng tuyến giáp

Một tác dụng khác là có thể điều hòa chức năng tuyến giáp. Lý do là vì trong bào ngư có một lượng i-ốt dồi dào, giúp kích thích chức năng hoạt động của tuyến giáp bằng cách tăng cường hormone cũng như cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Các món ăn bổ dưỡng từ bào ngư

 

bào ngư

 

Bào ngư sốt dầu hào

Nguyên liệu

Bào ngư: 2 con

Cải thìa: 100g

Nấm đông cô khô: 3 tai nấm

Dầu hào, dầu ăn, nước tương, bột năng, tỏi

Gia vị: đường, muối, bột ngọt

Cách làm

Nấm đông cô ngâm nở. Cải thìa rửa sạch. Bắt một nồi nước lên bếp, nước sôi, cho cải thìa vào luộc trong 3 phút.

Bạn hãy cho 1 chút muối vào nước luộc để cải thìa xanh và ngọt hơn. Sau 3 phút, vớt cải thìa ra, cho vào 1 tô nước lạnh. Bước này giúp cải thìa giòn, ngọt hơn.

Kế đến bạn lấy tỏi lột vỏ, băm nhỏ.

Bắt chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, dầu nóng, cho tỏi vào phi thơm.

Kế đến bạn cho nấm đông cô vào xào sơ khoảng 1 phút, sau đó cho tiếp bào ngư đã làm sạch vào xào chung.

Đậy nắp lại nấu tiếp khoảng 3 phút

Cho 2 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh nước tương, ¼ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường.

Sau đó bạn cho thêm ½ chén nước lọc, 1 muỗng cà phê bột năng. Khuấy đều hỗn hợp sớm.

Bắt một cái nồi lên bếp. Cho hỗn hợp sốt đã trộn vào nồi, đun lửa to cho nước sốt sánh lại. Nhớ khuấy đều cho nước sốt hòa quyện và không bị khét.

Ở bước này, bạn có thể cho thêm gừng cắt nhỏ nếu thích.

Cho bào ngư, nấm đông cô đã xào, cải thìa vào đĩa. Rưới nước sốt dầu hào lên trên. Vậy là bạn đã có món bào ngư sốt dầu hào ngon lành rồi lấy.

Bào ngư sốt dầu hào không chỉ là một món ăn ngon miệng, mà còn rất bổ dưỡng

Bào ngư sốt bơ tỏi

Nguyên liệu

Bào ngư đông lạnh: 5 con nhỏ

Tỏi: 4 tép

Bơ: 1,5 muỗng canh

Dầu ăn, hành lá

Gia vị: muối, tiêu

Cách làm

Bạn rửa bào ngư dưới vòi nước cho sạch nhớt, để ráo.

Kế đến, bạn đun sôi 1 nồi nước, thả bào ngư đã rửa vào, trụng sơ 30 giây.

Sau đó, vớt bào ngư bỏ vào thau nước lạnh, loại bỏ phần ruột. Dùng bàn chải đánh răng chà sạch vết đen bám trên bào ngư

Bào ngư sau khi đã rửa sạch, bạn khứa vài đường chéo lên từng con bào ngư

Bắt một cái chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Dầu nóng, bạn cho bào ngư vào chiên sơ khoảng 2 phút.

Kế đến bạn cho bơ vào, sau khi bơ chảy, bạn cho tiếp tỏi băm nhuyễn vào.

Chiên đến khi tỏi thơm. Bạn tắt bếp, cho hành lá cắt nhỏ vào

Bạn trình bày bào ngư ra đĩa, rưới nước sốt lên trên

Bào ngư sốt bơ tỏi rất dễ làm. Mùi bơ với tỏi kết hợp với nhau như một cặp bài trùng số một. Miếng bào ngư vừa dai vừa giòn thấm đẫm nước sốt bơ thơm lừng, ăn rất thích miệng

Bào ngư hấp

Nguyên liệu

Bào ngư: 2 – 3 con

Hành lá, rau cải, nấm, ngò gai … tùy thích.

Gia vị: đường, ớt hạt tiêu,…

Rượu gạo

Cách làm

Sơ chế bào ngư, các nguyên liệu khác như: hành lá, tỏi bóc vỏ, gừng bỏ vỏ, thái sợi.

Đặt nồi lên bếp và hấp bào ngư ở lửa lớn trong vòng 8 – 10 phút.

Làm nước chấm bào ngư. Trộn 1 thìa dầu hào, 1 thìa ớt bột, 1/2 thìa hạt tiêu, 1 thìa đường, 2 thìa dầu ăn, 2 thìa rượu gạo, 1 thìa dầu mè, gừng băm và hành tím băm.

Bào ngư sau khi hấp chín bạn bày ra đĩa, có thể trang trí thêm với vài cọng hành khô băm nhỏ cho hấp dẫn hơn

Lẩu bào ngư

Nguyên liệu

Bào ngư

Thịt gà, thịt heo,..

Viên thả lẩu

Rau sống ăn cùng,…

Tôm,…

Cách làm

Bào ngư rửa thật sạch để loại bỏ mùi khó chịu giúp món ăn thơm ngon hơn.

Bạn sơ chế xương, gà, chân giò trước rồi chặt thành khối vuông.

Cà rốt rửa sạch, cắt măng tươi thành từng đoạn rồi để ráo nước, chuẩn bị một ít bắp cải thái nhỏ, bắp cải, hoặc các nguyên liệu tùy theo khẩu vị của từng gia đình.

Cho xương vào nồi ninh nhừ rồi nêm gia vị vừa ăn.

Xếp tất cả măng hộp, hải sản, thịt gà, chân giò, bào ngư vào khoanh tròn xung quanh nồi lẩu.

Khi tất cả các công việc chuẩn bị đã hoàn thành là bạn đã có thể thưởng thức món lẩu bào ngư thơm ngon, bổ dưỡng này rồi.

Bào ngư sốt dầu hào

Bào ngư tươi: khoảng 4 con tùy theo số lượng người ăn.

Thịt gà: khoảng 200 gram (tùy thích).

Nấm hương: 100 gam.

Súp lơ trắng: 100 gam.

Danh sách nguyên liệu: gừng, rượu trắng, xì dầu, dầu hào, bột ngọt, hạt nêm, tinh bột ngô,…

Cách làm

Rửa sạch súp lơ rồi ngâm với nước muối nhạt cho hết bùn đất. Tiếp theo, bạn rửa sạch gà và bào ngư.

Cho bào ngư, thịt gà, nấm đông cô vào hấp khoảng 30 – 45 phút. Sau đó vớt ra, kho lấy nước, làm nước sốt sau này

Đặt chảo lên bếp, đợi chảo khô thì cho dầu ăn vào rồi cho bào ngư và súp lơ vào xào cùng. Lúc này có thể cho thêm chút gừng sẽ ngon hơn.

Cho 1 chén nước dùng vào nồi, đun sôi. Tiếp theo cho đường, rượu, xì dầu và bột bắp vào trộn đều. Tiếp tục nấu như vậy cho đến khi hỗn hợp bào ngư và dầu hào đặc lại.

Dùng thìa cho bào ngư ra đĩa, sau đó cho súp lơ và nấm đông cô vào, rưới sốt lên là có thể bắt đầu thưởng thức món ăn.

Súp bào ngư

Bào ngư

Xương heo

Chân gà

Gia vị: nước mắm, tiêu,…

Nấm,…

Cách làm

Sơ chế bào ngư sạch sẽ. Sau đó, sơ chế thành các nguyên liệu khác. Theo khẩu vị của mỗi người sẽ có những nguyên liệu nấu khác nhau.

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, tiếp theo bạn tiến hành nấu nước dùng. Cho xương và chân gà vào nồi đun nhỏ lửa khoảng 3 tiếng.

Trong quá trình hầm xương, bạn nhớ khuấy thường xuyên và dùng thìa vớt hết bọt nổi trên bề mặt để nước canh được trong và không có mùi khét.

Sau khi hầm, bạn lọc bỏ xương và chân gà. Để món canh thơm ngon hơn, bạn có thể cho thêm khoảng 1 thìa nhỏ nước gừng và rượu trắng.

Cho bào ngư vào nồi nấu khoảng 3 phút, nêm gia vị vừa ăn.

Trộn đều bột bí đỏ và một chút nước trong một chiếc bát nhỏ rồi đổ từ từ vào nồi súp. Tiếp theo, đập trứng và từ từ đổ vào nồi súp đang sôi.

Sau khi múc súp bào ngư ra bát và thưởng thức, thêm một chút rau mùi để trang trí cho món ăn thêm ngon

Bào ngư hấp gừng hành

Nguyên liệu

Bào ngư 2 kg

Tỏi 4 tép

Hành lá 10 gr

Gừng 1 củ

Ớt bột, rượu gạo, dầu ăn, dầu hào, dầu mè

Gia vị: đường, tiêu

Cách làm

Bào ngư ngâm trong nước ấm, sau đó dùng bàn chải chà sạch chất bẩn bám trên bào ngư dưới vòi nước, sau đó dùng muỗng tách bào ngư ra khỏi vỏ, bỏ phần ruột cũng như răng bào ngư rồi rửa sạch lại qua 2 – 3 lần nước, để ráo

Tỏi băm nhuyễn. Hành lá bạn cắt phần gốc trắng để riêng, cắt nhỏ phần lá xanh.

Gừng cạo vỏ cắt sợi. Phần gốc hành bạn cắt thành sợi mỏng.

Các bạn cho lần lượt 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê ớt bột, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng canh dầu ăn, 2 muỗng canh rượu gạo, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu mè, sợi gừng và hành lá thái nhuyễn. Khuấy đều hỗn hợp sốt

Bạn cho hỗn hợp sốt lên từng con bào ngư.

Cho bào ngư phủ sốt lên xửng, hấp 8 phút

Sau đó, bạn lấy bào ngư ra đĩa, xếp thêm gừng, hành thái sợi lên trên

Mùi thơm của gừng, hành quyện vào trong bào ngư vừa thơm, vừa ngọt. Vị cay cay của gừng rất kích thích vị giác.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC