CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA TỎI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

tỏi

Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, giúp làm tăng hương vị cho món ăn. Bên cạnh việc nấu chín, ăn tỏi sống lại còn mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể trong việc phòng, điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp

Công dụng của tỏi là gì?

Tỏi là loại thảo dược dùng để hỗ trợ điều trị trong các bệnh liên quan đến tim và hệ tuần hoàn như: Tăng huyết áp, hạ huyết áp; Tăng cholesterol, thừa cholesterol; Bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, giảm lưu lượng máu do hẹp động mạch và xơ vữa động mạch.

Hơn nữa, củ này còn có tác dụng ngăn ngừa nhiều loại ung thư như: Ung thư ruột kết, Ung thư trực tràng, Ung thư dạ dày, Ung thư vú, Ung thư tuyến tiền liệt, Đau tủy xương và ung thư phổi, Ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang.

Ăn tỏi sống hàng ngày có tác dụng gì?

Phòng và điều trị cảm cúm

Hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng củ này hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Việc ăn tỏi sống mỗi ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, việc ăn củ này còn giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, cho phép người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Theo nhiều nghiên cứu,tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, củ này ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể.

Đồng thời, thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Về khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, các hoạt chất trong tỏi như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước của khối u tới 50%.

Tỏi có công dụng ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các loại ung thư như: ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan, ung thư bàng quang,…

Cải thiện chức năng xương khớp

Các chất trong tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme,… có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Đồng thời, chúng nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn.

Với phụ nữ, việc ăn sống củ này giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.

Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu. Ăn tỏi thường xuyên cũng giúp làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài tác dụng giảm mỡ máu ra, củ này còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.

Tỏi còn có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt của máu nhờ hoạt chất ajoene. Theo các nhà khoa học, khoảng 600 – 1500mg chiết xuất từ tỏi sẽ mang lại hiệu quả giảm huyết áp trong 24 tuần.

Bên cạnh đó, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu, từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả. Người bệnh tăng huyết áp được khuyên nên ăn vài tép mỗi sáng để hạ áp.

Cường dương

Các nhà khoa học đã phát hiện ra việc ăn tỏi sống mang lại nhiều lợi ích đối với nam giới. Cụ thể:

  • Tăng khả năng tình dục ở nam giới, đặc biệt là những quý ông mắc chứng nhược dương hay liệt dương. Theo các nhà khoa học, sự cương cứng cần đến một loại enzymes gọi là nitric oxide synthase. Những hợp chất có trong tỏi giúp sản sinh ra loại men này.
  • Ăn 1 – 2 nhánh/ngày liên tục trong khoảng 2 tháng sẽ giúp tăng số lượng tinh trùng trong tinh dịch.
  • Chất Creatinine và Allithiamine được tạo bởi vitamin B1 và Allicin là thành phần chính tham gia vào hoạt động cơ bắp, giúp loại bỏ tình trạng mệt mỏi và nâng cao thể lực cho nam giới.

Một số tác dụng khác của việc ăn tỏi sống

  • Mang lại thai kỳ an toàn: củ này có tác dụng tăng trọng đối với thai nhi có rủi ro thiếu cân. Bên cạnh đó, nó cũng giúp giảm thiểu những rủi ro khác trong thai kỳ như tiền sản giật (có sự liên hệ với chứng cao huyết áp).
  • Lọc độc tố trong máu: chất allicin trong tỏi giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu khỏe mạnh. Ngoài ra, allicin còn giúp loại bỏ nicotine, thanh lọc máu và làm sạch hệ hô hấp hữu hiệu.
  • Ngăn ngừa bệnh Alzheimer: chất dinh dưỡng có trong củ này giúp bảo vệ tế bào não chống lại quá trình lão hóa, làm giảm cholesterol, hạ huyết áp. Vì thế, ăn sống củ này mỗi ngày giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về thần kinh liên quan đến tuổi tác như bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
  • Làm đẹp da: hợp chất hữu cơ allicin trongcủ này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và cản trở hoạt động của gốc tự do, giúp phòng ngừa mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác

tỏi

Ăn tỏi có tác dụng gì cho nam giới?

Không chỉ là loại gia vị thiết yếu trong nhà bếp, củ này còn được sử dụng trong hỗ trợ phòng và điều trị một số bệnh lý như: tim mạch, nhiễm trùng, ung thư, xương khớp. Đặc biệt, ăn củ này giúp tăng cường sinh lý và cải thiện sức khỏe của nam giới, cụ thể:

Tăng ham muốn tình dục

Tỏi là một trong những thực phẩm đắc lực cho người bị nhược dương hoặc liệt dương vì nó giúp tăng ham muốn tình dục. Củ này giúp kéo dài thời gian cương cứng.

Theo các nhà khoa học, sự cương cứng cần đến một loại enzymes gọi là nitric oxide synthase. Những hợp chất có trong củ này giúp sản sinh ra loại men này. Đó là lý do tỏi có tác dụng tốt đối với sức khỏe tình dục của nam giới

Tăng số lượng và bảo vệ tinh trùng hiệu quả

Trong củ này có chứa hoạt chất allicin. Hoạt chất này có khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Từ đó, nam giới ăn củ này thường xuyên giúp cho lượng máu được lưu thông tối đa đến cơ quan sinh dục. Nhờ vậy kích thích sản xuất tinh trùng.

Hàm lượng vitamin B6 và selen cao trong củ này có khả năng bảo vệ tinh trùng khỏi các tác động xấu.

Nam giới ăn khoảng 2 nhánh trong ngày và ăn liên tục trong khoảng 2 tháng sẽ giúp tăng lượng tinh dịch và sức khỏe tinh trùng.

Nâng cao thể lực

Tỏi chứa hợp chất hữu cơ sulfur, glycosides, germanium và selen. Đây là những thành phần giúp cơ thể có khả năng chống lại nguy cơ đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do. Từ đó, ăn củ này thường xuyên giúp bạn tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa ung thư.

 

Làm thế nào để tối đa hóa lợi ích của tỏi?

Cách chế biến hoặc chuẩn bị củ này có thể thay đổi lợi ích sức khỏe của nó. Enzyme alliinase chuyển alliin thành allicin có lợi, chỉ hoạt động trong một số điều kiện nhất định. Nó cũng có thể bị vô hiệu hóa bởi nhiệt. Một nghiên cứu cũ hơn cho thấy rằng chỉ cần 60 giây lò vi sóng hoặc 45 phút trong lò nướng có thể làm mất tác dụng của alliinase.

Người ta lưu ý rằng:

  • Nên đập dập hoặc cắt lát củ này trước khi ăn. Điều này làm tăng hàm lượng allicin.
  • Trước khi nấu với củ này đã đập dập, hãy để yên trong 10 phút.
  • Sử dụng nhiều hơn một tép mỗi bữa ăn, nếu có thể.
  • Sử dụng tỏi bột từ củ tươi, thái mỏng và phơi khô. Điều này giúp enzyme alliinase tồn tại trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày để có thể chuyển hóa alliin thành allicin có lợi trong ruột

Tác dụng phụ khi ăn tỏi

Khi dùng củ này, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ của tỏi sau đây: Hôi miệng, cơ thể có mùi và tiêu chảy; Nóng rát miệng, thực quản và dạ dày; Buồn nôn, nôn mửa, ra mồ hôi; Chảy máu; Hen suyễn, phản ứng dị ứng; Tổn thương da, kích ứng da trầm trọng.

Trên đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những lưu ý khi sử dụng tỏi

  • Sau khi ăn củ này, bạn có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi
  • Không nên ăn củ này lúc đói vì củ này có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày – ruột. Nếu ăn quá nhiều củ này một lần hoặc ăn củ này lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… không nên ăn củ này vì có thể xảy ra tương tác thuốc

Các món ăn ngon với tỏi

Tôm rim tỏi

Nguyên liệu

  • 300g tôm sú
  • Gia vị: 1 muỗng canh tỏi bằm; 1 muỗng cà phê gừng thái nhỏ; 1 muỗng cà phê đầu hành trắng thái nhỏ; 1 bông hoa hồi; 1 muỗng canh rượu trắng; 1 muỗng canh đường; 1 muỗng cà phê muối; 1/2 bát con nước dùng.

Cách làm

  • Tôm sú làm sạch, rút chỉ đen, cắt bớt phần râu dài rồi đem xóc đều với xíu muối. Kế đó, đun nóng dầu trong chảo. Khi dầu nóng, thêm đầu hành, gừng và tỏi bằm vào phi thơm rồi đổ tôm vào đảo liên tục cho đến khi thịt tôm ngả màu hồng nhạt, mình tôm uốn cong.
  • Thêm rượu trắng và đường vào, đảo đều.
  • Đổ nước dùng vào đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun tiếp chừng 2 – 3 phút thì nêm muối, đảo đều rồi vặn lửa lớn trở lại. Xốt sôi thì hạ nhỏ lửa một lần nữa, đun liu riu cho đến khi phần nước xốt hơi sánh, ngả màu nâu óng thì tắt lửa
  • Xếp tôm ra đĩa theo hình nan quạt, đặt vài lá mùi tươi trang trí bên cạnh cho đẹp mắt.

Cánh gà nướng bơ tỏi

Nguyên liệu

  • 500g cánh gà
  • 1 muỗng cafe muối
  • Một chút tiêu xay
  • 1/2 muỗng cafe bột hành
  • 1/2 muỗng cafe bột tỏi
  • Sốt bơ tỏi: 30g bơ lạt để mềm; 20g dầu olive; 1 muỗng canh tỏi băm; 1 muỗng cafe bột tỏi; 1 muỗng cafe bột hành; 1/2 muỗng cafe  muối; ít tiêu xay

Cách làm

  • Cánh gà rửa qua cho sạch, thấm khô. Ướp cánh gà với 1 muỗng cafe muối, chút tiêu xay, 1/2 muỗng cafe bột hành, 1/2 muỗng cafe bột tỏi. Để khoảng 30 phút cho ngấm. 
  • Lót giấy bạc vào khay. Xếp cánh gà lên khay.
  • Trộn sốt: trộn đều bơ, dầu olive, tỏi băm, bột hành, bột tỏi, muối, tiêu, sẽ có hỗn hợp hơi sệt. Dùng chổi phết 1/2 hỗn hợp sốt lên cánh gà.
  • Cho cánh gà vào rãnh trên lò nướng, bật lò nướng ở 210-220 độ C. Nướng khoảng 15 – 20 phút, khi một mặt cánh gà đã chín vàng thì lấy ra, trở mặt cánh lại, phết 1/2 lượng sốt bơ tỏi còn lại và nướng tiếp khoảng 15 phút đến khi cánh chín, da vàng, thơm. 
  • Trang trí ra đĩa và cùng thưởng thức bạn nhé, món cánh gà nướng bơ tỏi ăn kèm cùng dưa góp khá ngon

Rau muống xào tỏi

Nguyên liệu

  • 1 bó rau muống
  • Dầu ăn
  • 4 củ tỏi
  • Nước mắm, đường, hạt nêm, ớt, chanh

rau muống xào tỏi

Cách làm

  • Rau muống nhặt thành khúc khoảng 10 cm, có thể nhặt bớt lá tùy ý. Rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Tỏi mua về lột vỏ, băm nhỏ. Bắc chảo dầu, sau khi dầu nóng thì thả tỏi vào đảo nhanh tay.
  • Khi tỏi bắt đầu có mùi thơm và ngả vàng, bạn cho rau muống đã chuẩn bị vào chảo, tiếp tục dùng đũa đảo, sau đó nêm gia vị nước mắm, bột nêm, bột ngọt , đường cho vừa ăn.
  • Lưu ý cần xào với lửa to, đảo đều tay và tắt bếp khi rau vừa chín tơi, nếu để rau nhừ hay xảo lửa nhỏ sẽ khiến rau ngả màu vàng mất ngon

Bánh mì nướng bơ tỏi

Nguyên liệu

  • 2 chiếc bánh mì
  • Bơ nhạt để mềm
  • Băm nhỏ tỏi
  • Muối
  • Rau mùi tây tươi (ngò)

Cách làm

  • Trước khi bắt tay vào chuẩn bị làm món bánh mì bơ tỏi thì bạn cắt xéo miếng bánh mì từ 1- 2cm bạn cho bơ nhạt (bơ không muối) ra rồi cho bơ vào nồi hấp cách thủy để làm tan ra. Sau đó băm nhỏ ngò, tỏi trộn cùng muối và trộn đều tất cả nguyên liệu với nhau.
  • Với cách làm bánh mì bở tỏi bạn lấy hỗn hợp bơ, hành, muối phết lên trên vào hai mặt của bánh mì, để tăng độ thơm ngon bạn nên phết dày một chút cho đến khi nào hết thì thôi nhé.
  • Nếu bạn có lò nướng có thể xếp bánh mì lên khay và nướng khoảng 10 – 15 phút cho đến khi hai mặt vàng tươi. Hoặc bạn cũng có thể cho vài chảo rán lên nhưng khi vớt ra nên để giấy bên dưới khay để thấm dầu dư thừa.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC