Loãng xương là bệnh xương phổ biến nhất trên thế giới, ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ trên 50 tuổi.
Loãng xương là một bệnh của hệ thống xương đặc trưng bởi giảm khối lượng xương và cấu trúc của xương bị phá vỡ, cuối cùng khiến xương trở nên dễ gãy và làm tăng nguy cơ gãy xương.
Cả nam giới và nữ giới đều bị ảnh hưởng bởi bệnh loãng xương, phổ biến hơn ở người lớn tuổi, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai bất kể tuổi tác, kể cả trẻ em.
Tình trạng loãng xương đôi khi được gọi là “căn bệnh thầm lặng” vì thường không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào cho đến khi xương suy yếu dẫn đến gãy xương. Tuy nhiên, loãng xương là một bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được.
Loãng xương – dưới góc nhìn cơ bản và đơn giản
Loãng xương là một bệnh về xương gây mất khối lượng xương.
Cấu trúc của xương có hai lớp mô xương chính: lớp xương xốp và lớp xương đặc. Mô xương xốp trông giống như một miếng bọt biển với nhiều lỗ khắp xương. Lớp xương đặc tạo thành một lớp bảo vệ cứng trên mô xương xốp.
Mô xương có tính động học: cơ thể liên tục phá hủy chất “xương cũ” và xây dựng “xương mới”.
Khi ở độ tuổi mới lớn, xương mới được tạo ra nhanh hơn xương cũ bị phân hủy, khiến xương trở nên chắc khỏe hơn. Điều này tiếp tục diễn ra cho đến khoảng 25 tuổi.
Sức khỏe của xương được cân bằng duy trì ổn định cho đến khoảng 50 tuổi (tức là tốc độ hủy xương cân bằng với tạo xương). Sau độ tuổi này, quá trình phân hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình tạo xương, điều này làm giảm sức mạnh của xương theo thời gian.
Loãng xương gây ra sự phá hủy nghiêm trọng trong mô xương. Các lỗ trên mô xương xốp bị hủy nên càng lớn hơn, trong khi lớp xương đặc bên ngoài mỏng đi.
Theo thời gian, xương trở nên cực kỳ yếu. Gãy xương thường xảy ra nhất ở cổ xương đùi, cổ tay và đốt sống của cột sống.
Bốn điều quan trọng cần biết về bệnh loãng xương
Loãng xương là một bệnh lý phổ biến
Theo Hội Loãng xương TP.HCM ước tính năm 2021, thế giới hiện có trên 200 triệu người bị loãng xương. Khoảng 3,6 triệu người Việt Nam đang mắc bệnh loãng xương, tuy nhiên con số thật có thể cao hơn rất nhiều vì còn nhiều bệnh nhân không được chẩn đoán.
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới, loãng xương trở thành một vấn đề sức khỏe mang tính cấp thiết vì ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ, vì sự mất xương diễn ra nhanh hơn sau khi mãn kinh.
Một nửa số phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương do loãng xương
Biến chứng chính của bệnh loãng xương là gãy xương. Nhiều trường hợp gãy xương do loãng xương có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Gãy xương sống và gãy cổ xương đùi nổi tiếng là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đáng kể về chức năng và sức khỏe tổng thể.
Sau 30 tuổi, quá trình hủy xương xảy ra nhanh hơn là tạo xương
Hai yếu tố quan trọng nhất để xác định ai bị loãng xương đó là khối lượng xương mà một người tích lũy ở tuổi thanh thiếu niên và tốc độ mất đi của xương sau đó.
Đây là lý do tại sao sức khỏe xương ở người trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ trẻ, rất quan trọng. Nếu không có sự xây dựng, tạo xương trong những năm thiếu niên, thì sau 30 tuổi sẽ có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển bệnh loãng xương sau này.
Có nhiều cách để kiểm soát loãng xương
Mặc dù một số khía cạnh ảnh hưởng tới mật độ xương không nằm trong tầm kiểm soát của bạn như chủng tộc, giới tính,… nhưng có những khía cạnh khác mà bạn có thể kiểm soát được như chế độ ăn uống, tập thể dục, v.v.
Các nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố bạn không thể kiểm soát chiếm 75%, nhưng 25% còn lại là tùy thuộc vào bạn có thực hiện để giảm khả năng loãng xương hay không thôi.
Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương
Có nhiều lý do khiến một số người có tỷ lệ mắc bệnh loãng xương cao hơn những người khác, bao gồm:
- Giới tính nữ
- Hút thuốc
- Tiền sử gia đình bị loãng xương
- Khung cơ thể nhỏ (cấu trúc xương mỏng hơn)
- Mức độ estrogen thấp (ở phụ nữ)
- Mức testosterone thấp (ở nam giới)
- Thời kỳ mãn kinh
- Thiếu canxi, vitamin D hoặc protein trong chế độ ăn uống
- Sử dụng thuốc steroid lâu dài
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc (được sử dụng để điều trị các bệnh như ung thư, loét dạ dày, trầm cảm, động kinh và tiểu đường)
- Nằm bất động trên giường trong thời gian dài
- Uống nhiều rượu
- Tuổi cao
- Lối sống ít vận động
Béo phì và sức khỏe xương
Quan niệm lâu đời trước đây nghĩ rằng người có trọng lượng nặng hơn có nghĩa là một người có hệ thống xương chắc khỏe hơn đang dần bị bác bỏ.
Các tài liệu đánh giá gần đây khám phá về bệnh béo phì và sức khỏe xương, các nhà nghiên cứu không chắc chắn chính xác béo phì ảnh hưởng đến mật độ xương như thế nào, nhưng các kết quả nghiên cứu gần đây đã gợi ý rằng béo phì và loãng xương có thể có mối liên hệ với nhau.
Gần 30% người bị loãng xương có tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Những người bị béo phì đồng thời bị loãng xương, và có thể dễ bị gãy xương hơn khi vận động mặc dù lực tác động thấp.
Trong khi các phát hiện từ các nghiên cứu về béo phì và loãng xương không nhất quán, các nhà nghiên cứu đang xem xét mối liên hệ có thể có giữa hai yếu tố có thể dẫn đến béo phì trở thành một yếu tố khác thúc đẩy sự khởi phát của lõng xương.
Trọng lượng cơ thể của mỗi người, thể tích chất béo, sự tạo xương và sự phá hủy xương, chất béo trong tủy xương và tình trạng viêm do tế bào miễn dịch gây ra (cytokine tiền viêm) là những yếu tố cần được xem xét đến để giải quyết mối liên hệ giữa sức khỏe của xương và bệnh béo phì.
Một bài báo nghiên cứu xem xét tác động của các phân tử được tạo ra bởi chất béo trong cơ thể (adipokine) đối với các tế bào xương.
Bài báo cũng xem xét mối quan hệ giữa chu kỳ liên tục của chuyển hóa xương (sự tạo xương và phân hủy xương), chất béo trắng trong tủy xương và chất béo nâu (loại chất béo chuyển hóa thức ăn thành dạng năng lượng nhiệt của cơ thể).
Các phát hiện cho thấy mối liên hệ giữa béo phì và chuyển hóa xương, mô mỡ tương tác với xương bằng cách giải phóng một số cytokine nhằm điều chỉnh sức khỏe của xương. Mô mỡ tủy xương cũng đóng một vai trò quan trọng trong mật độ và cấu trúc xương.
Bài báo còn phát hiện ra rằng vì béo phì thường liên quan đến sự mất cân bằng dinh dưỡng (chẳng hạn như thiếu vitamin D, canxi hoặc phốt pho), rất khó để xác định chính xác lý do tại sao béo phì lại ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.
Béo phì thời thơ ấu
Khoảng 25% khối lượng xương của một người được tích lũy trong thời thơ ấu.
Nhiều thập kỷ nghiên cứu về mối liên hệ giữa sức khỏe của xương và tình trạng béo phì ở trẻ em đã phát hiện ra rằng đây là một mối quan hệ phức tạp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì ảnh hưởng đến khối lượng xương khi trẻ lớn lên, béo phì ở trẻ em có thể làm tăng cả nguy cơ gãy xương khi lớn tuổi cũng như sự phát triển của bệnh loãng xương.
Khối lượng xương được cho là giảm ở trẻ em bị béo phì – một thực tế mâu thuẫn với quan niệm trước đây rằng trẻ mập hơn có mật độ khoáng ở xương cao hơn.
Người ta cũng phát hiện ra rằng nếu một đứa trẻ có khối lượng xương thấp hơn khi lớn lên, chúng cũng sẽ có khối lượng xương thấp hơn khi trưởng thành, điều này có thể khiến chúng có nguy cơ cao bị loãng xương trong tương lai.
Điều trị béo phì giúp giảm nguy cơ loãng xương
Giảm cân có thể khó khăn, đặc biệt nếu một người có các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của họ (như một số tình trạng bệnh lý hoặc việc sử dụng thuốc).
Tuy nhiên, giảm cân thường là một phần quan trọng, không chỉ để kiểm soát hoặc điều trị một số tình trạng sức khỏe mà còn ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan.
Thay đổi lối sống
Có thể giảm cân an toàn và hiệu quả bằng cách cam kết thay đổi lối sống để hỗ trợ cân nặng khỏe mạnh hơn. Thông thường, những thay đổi này là nhỏ nhưng vẫn có tác động đáng kể. Một số điều chỉnh lối sống mà bạn có thể thực hiện khi giảm cân bao gồm:
– Đặt mục tiêu nhỏ và thực tế: Việc lập kế hoạch, tạo ra những mục tiêu nhỏ cho bản thân (chẳng hạn như giảm 1kg mỗi tháng) có thể giúp bạn duy trì động lực trong suốt quá trình.
– Chọn một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: Nghiên cứu cho thấy rằng không có một chế độ ăn kiêng nào là tốt hơn cho việc giảm cân. Bạn phải chọn chế độ ăn uống phù hợp cho mình.
Hiện nay có rất nhiều lựa chọn bao gồm chế độ ăn ít calo, ít carb, ít chất béo, bữa ăn đạm cao hoặc chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc nhịn ăn gián đoạn.
Nói chung, chế độ ăn uống tốt nhất là chế độ ăn uống mà bạn sẽ tuân theo, thực hiện được trong thời gian dài.
– Tập thể dục nhiều hơn: Bất kỳ bài tập nào cũng tốt hơn là không tập thể dục gì cả.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bài tập thể dục tốt nhất để giảm cân đốt cháy nhiều calo và dễ dàng gắn bó lâu dài là bài tập mà bạn làm thường xuyên, đều đặn (sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chọn một việc bạn thích làm).
Ví dụ về các bài tập mà bạn có thể muốn thử bao gồm luyện tập sức bền, luyện tập cường độ cao ngắt quãng và tập tạ hoặc chống đẩy.
Tập thể dục ở người béo phì
Những người bị béo phì phải thực hiện một số biện pháp phòng ngừa khi họ đang tập thể dục. Ví dụ, bắt đầu với các bài tập có tác động thấp, chẳng hạn như đi bộ hoặc bơi lội, để hạn chế căng thẳng cho cơ thể và các khớp.
Bạn nên tập thể dục từ từ và tăng cường hoạt động gắng sức hơn theo thời gian. Ví dụ về các bài tập bạn có thể muốn thử bao gồm:
- Thể dục nhịp điệu dưới nước
- Đạp xe đạp trên không
Phương pháp tự nhiên
Không có nhiều biện pháp tự nhiên được khoa học chứng minh là giúp giảm cân, nhưng một số biện pháp đã được nghiên cứu, bao gồm:
– Trà xanh: Uống trà xanh (không thêm đường hoặc sữa) có thể giúp tăng cường năng lượng mà cơ thể thải ra và có thể giúp đốt cháy mỡ bụng khi kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng và chế độ tập thể dục.
– Probiotics: Probiotics là vi khuẩn “tốt” có thể giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống men vi sinh có thể giúp cơ thể ngăn chặn sự hấp thụ chất béo từ thực phẩm bạn ăn và có thể giúp giảm sự thèm ăn của bạn.
– Chánh niệm: Ăn uống trong chánh niệm là một thực hành mà bạn nhận thức việc mình ăn gì và ăn như thế nào trong bữa ăn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn trong chánh niệm có thể giúp giảm căng thẳng khi ăn, cũng như giúp mọi người lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng hơn và nhận thức rõ hơn về dấu hiệu đói của họ.
Bài tập thể dục cho bệnh loãng xương
Tập thể dục khi bạn bị loãng xương sẽ giúp duy trì sức khỏe của xương, cũng như khối lượng cơ của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có mật độ xương yếu hơn, có một số rủi ro liên quan đến một số loại bài tập có thể dẫn đến gãy xương
Theo Tổ chức Loãng xương ở Mỹ, các bài tập sau đây là an toàn để thực hiện nếu bạn bị loãng xương:
– Các bài tập về tư thế: giúp cải thiện tư thế của bạn và giảm nguy cơ gãy xương ở cột sống của bạn.
– Các bài tập tăng cường sức mạnh cơ: giúp tăng cường các cơ xung quanh xương của bạn.
– Các bài tập thăng bằng: có thể giúp ngăn ngừa ngã.
– Các bài tập tác vụ giải quyết các vấn đề bạn gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như không thể đi lên cầu thang.
Loãng xương và tử vong
Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra mà không có bất kỳ chấn thương nào, kể cả trong các hoạt động sống bình thường hàng ngày như cúi gập người hoặc hắt hơi.
Bản thân bệnh loãng xương không phải là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng các biến chứng do gãy xương do bệnh loãng xương gây ra có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động và khả năng sống độc lập.
Bản thân bệnh loãng xương không phải là một tình trạng gây tử vong. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến gãy xương nghiêm trọng gây tử vong sớm. Điều này xảy ra ở khoảng 20% đến 40% số người sau khi bị chấn thương.
Tỷ lệ tử vong do chấn thương liên quan đến loãng xương ở nam giới cao hơn ở nữ giới. Hầu hết các trường hợp gãy xương liên quan đến loãng xương xảy ra do các chấn thương đơn giản và té ngã trong nhà.
Biến chứng gãy xương trong bệnh cảnh loãng xương
Xương gãy thường là kết quả cuối cùng của bệnh loãng xương. Mục tiêu của điều trị là ngăn ngừa gãy xương bền vững, đặc biệt là gãy cổ xương đùi. Một số gãy xương xảy ra phổ biến hơn do loãng xương bao gồm:
- Gãy xương cổ tay
- Gãy nén đốt sống/ gãy xẹp đốt sống
- Gãy xương vai
- Gãy xương chậu
- Gãy cổ xương đùi
- Gãy mâm chày
- Gãy xương mắt cá chân
Bất kỳ xương nào bị gãy đều có thể là hậu quả của loãng xương.
Thông thường gãy xương thường là kết quả của chấn thương lớn đối với cơ thể, chẳng hạn như va chạm ô tô hoặc ngã khỏi thang, tuy nhiên ở những người bị loãng xương, những vết gãy này có thể xảy ra với ít năng lượngvới những hoàn cảnh va chạm ít lực tác động hơn nhiều.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh loãng xương, mọi người có thể bị xương gãy kể cả khi té ngồi hoặc thậm chí không có chấn thương nào được biết đến
Ngoài việc thực hiện các bước trên để cải thiện sức khỏe của xương, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh khả năng bị chấn thương dẫn đến gãy xương.
Sắp xếp nhà cửa để giảm thiểu khả năng bị ngã, kiểm tra thị lực, khả năng giữ thăng bằng và đảm bảo dùng thuốc đúng cách đều có thể hữu ích.
Có thể làm giảm nguy cơ té ngã bằng cách đi giày dép không trơn trượt, tránh các bề mặt trơn trượt, loại bỏ các tấm thảm và vật lộn xộn trên sàn, đồng thời lắp các thanh vịn trong nhà tắm, nơi có vòi hoa sen.
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
- PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
- Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
- Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
- Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC