TRÁI THƠM VÀ 9 LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ

trái thơm

Trái thơm có các tên gọi khác như là: khóm, dứa, là một loại quả nhiệt đới. Trái thơm không những có hương vị rất thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất, có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

trái thơm

Giá trị dinh dưỡng của trái thơm

Thơm là nguồn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe kali, đồng, mangan, canxi, magiê, vitamin C, beta-caroten, thiamin, B6 và folate, chất xơ hòa tan/không hòa tan và bromelain. Đặc biệt, thơm là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Với những giá trị dinh dưỡng trên, trái thơm là một lựa chọn tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh và có lợi cho sức khỏe.

Những lợi ích của trái thơm đối với sức khoẻ

Thơm có vị ngọt và thơm đặc trưng. Thơm vừa là loại trái cây để ăn tráng miệng, vừa có thể dùng xào, nấu với các loại thực phẩm (nấu canh chua, xào với thịt, mực tươi…). Ngoài giảm cân thì thơm còn có những công dụng sau đây:

Giúp tiêu hoá dễ dàng

Ăn thơm rất hữu ích cho những người bị suy tuyến tụy không thể tạo đủ các enzyme tiêu hoá. Bạn có thể ăn thơm sau bữa ăn, hoặc thậm chí nấu thơm với cá và thịt nạc để tạo nên những món canh ngon tuyệt vời và bổ dưỡng, tác dụng kích thích tiêu hoá tốt.

Ăn thơm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, enzyme bromelain trong thơm cũng có thể ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư vú, ung thư ở da, ống mật, hệ thống dạ dày và ruột kết. Đặc biệt, Bromelain có thể kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất tế bào bạch cầu hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và loại bỏ những tế bào này.

Ăn thơm có thể giúp tăng cường miễn dịch và kháng viêm

Thơm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các enzyme như bromelain có thể tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn chặn chứng viêm. Nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em ăn thơm có nguy bị nhiễm trùng do virus và vi khuẩn thấp hơn đáng kể so với trẻ không ăn.

Ăn thơm có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng enzyme bromelain có đặc tính chống viêm và được sử dụng có hiệu quả để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp.

Điều trị bệnh ho và cảm lạnh

Vitamin C trong trái thơm giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, bromelain – loại enzyme đặc biệt có trong thơm giúp tăng chất nhầy có trong đường hô hấp và các xoang, đồng thời tăng khả năng giảm đờm.

Giúp xương chắc khỏe 

Mặc dù thơm không phải là loại quả chứa nhiều canxi nhưng dứa giàu manga. Đây là khoáng chất rất quan trọng trong việc giúp xương chắc khỏe và nhanh chóng phục hồi sau điều trị.

Có lợi cho sức khỏe răng miệng

Không chỉ có lợi cho xương, trái thơm còn giúp răng chắc khỏe, có khả năng ngăn ngừa Ung thư miệng. Loại quả này được xem như một phương thuốc tự nhiên giúp răng, nướu khỏe mạnh hơn.

Tốt cho tuần hoàn máu

Trái thơm cung cấp nhiều đồng – một khoáng chất quan trọng giúp hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Lượng tế bào hồng cầu cao sẽ giúp tăng oxy cho các hệ cơ quan, mang đến phản ứng tốt cho tuần hoàn máu và hệ thần kinh. Vậy nên, bổ sung thơm trong các bữa ăn có khả năng ngăn ngừa các bệnh rối loạn thần kinh như Alzheimer và chứng mất trí.

Làm giảm nguy cơ đông máu

Thơm là loại trái cây chứa nhiều khoáng chất, nhất là kali. Kali là một khoáng chất quan trọng trong cơ thể mỗi người, giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ tim mạch, tiêu hóa, cơ bắp, đồng thời cân bằng nước và điện giải. Nếu thiếu kali, cơ thể bạn sẽ có thể bị đe dọa bởi các mầm bệnh.

Kali có trong thơm sẽ làm giãn mạch, làm giảm áp lực của mạch máu và tăng tuần hoàn máu đến các bộ phận trên cơ thể. Khi mạch máu giãn, huyết áp giảm, máu lưu thông ít bị hạn chế. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ đông máu và làm giảm sự tích tụ mảng bám trong mạch máu và động mạch. Do đó, thơm có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh như đau tim, đột quỵ…

Ăn thơm nhiều có tốt không?

Câu trả lời là có, nhưng nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như:

  • Dị ứng: Thơm có chứa enzyme bromelain có thể gây ngứa, viêm da mặt và lưỡi nếu ăn nhiều. Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm sau vài giờ.
  • Khiến răng nhạy cảm: Thơm có tính axit vì vậy nếu thường xuyên ăn thơm trong một thời gian dài sẽ làm bào mòn men răng khiến răng nhạy cảm.
  • Tăng lượng đường trong máu: Thơm chứa đường fructose, một loại đường làm tăng lượng glucose trong máu. Những người bị tiểu đường cần hạn chế dùng loại trái cây này.
  • Tiêu chảy: Thơm có chứa chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhưng nếu nếu ăn quá nhiều thơm có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.

Cách chọn thơm ngon

Màu sắc

Màu sắc là điều đầu tiên cần quan sát khi bạn quyết định chọn mua thơm. Phần cuống thơm là nơi cho biết độ ngọt của thơm. Nếu trái thơm có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần cuối hoặc vài chỗ hơi xanh thì trái đã chín, ngọt. Trái vàng đều thì độ ngọt càng cao.

Nếu thơm không đều màu và có những chấm nâu đậm, vàng đồng hay vàng ngả sang đỏ thì trái đã chín quá mức. Không nên chọn trái thơm còn xanh, vì trái chưa chín và cũng không thể chín sau khi mua.

Hình dáng

Thơm ngắn quả (dáng tròn bầu) thì có nhiều thịt thơm hơn quả dài (dáng ống dài).

Mắt thơm

Nên chọn quả có mắt thơm lớn và càng thưa càng tốt để sau khi gọt bỏ hết mắt thơm sẽ có được phần cùi dày.

Mùi thơm

Để kiểm tra mức độ tươi và chín của trái thơm, bạn có thể ngửi mùi ở phần cuối của trái. Nên chọn những trái có mùi thơm ngọt và tươi. Nếu tỏa mùi quá ít hoặc không có mùi là do trái chưa chín. Ngược lại những trái quá chín sẽ có mùi hơi chua kiểu lên men, tựa như mùi giấm hoặc mùi quá ngọt.

Cảm nhận bằng tay

Trái thơm chín quá mức sẽ bị mềm, bạn sẽ cảm nhận được điều này khi sờ bằng tay. Lớp vỏ của trái thơm quá chín thường bị nhăn. Những trái thơm tươi, vừa chín tới sẽ không quá cứng cũng không quá mềm, nhấn ngón tay vào vỏ thơm sẽ không bị lõm vào. Phần vỏ có nấm mốc, rỉ nước hay bị nứt là những dấu hiệu cho thấy trái thơm đã bị hư hỏng

Phần ngọn thơm

Phần ngọn thơm tươi xanh luôn được yêu thích. Những trái thơm quá chín thường có phần ngọn khô và ngả sang màu nâu với những chiếc lá đang rụng rơi.

trái thơm

Vì sao ăn thơm bị rát lưỡi?

Về nguyên nhân ăn quá nhiều thơm có thể gây ra cảm giác rát ở miệng, ngứa lưỡi. Do trong trái thơm có chứa một lượng lớn enzym bromelain. Enzym bromelain là một hỗn hợp của các enzyme tiêu hóa, có nhiều lợi ích trong việc điều trị chống viêm nhiễm.

Enzyme bromelain có nhiều trong lõi và vỏ thơm. Enzyme bromelain tuy có lợi cho sức khỏe nhưng khi tiếp xúc với lớp da nhạy cảm và xung quanh miệng sẽ làm có tác dụng làm mềm thịt, phân hủy protein trên môi, lưỡi và cả má của bạn và do đó khiến chúng có cảm giác đau rát. Hầu hết các trường hợp cảm giác đau rát này sẽ tự mất đi sau vài tiếng.

Tuy nhiên nếu cảm giác này vẫn còn, hoặc bạn xuất hiện thêm triệu chứng phát ban, nổi mày đay hoặc thậm chí khó thở thì bạn nên đi khám ngay lập tức vì đây có thể là triệu chứng của dị ứng thơm.

Phần lõi của trái thơm chứa hàm lượng bromelain nhiều gấp 20 lần thịt thơm vì vậy, lõi thơm gây rát lưỡi nhiều hơn phần thịt thơm. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ lõi thơm khi ăn vì chất bromeliain có rất nhiều công dụng như: Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa ở dạ dày và ruột; Chia nhỏ protein, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn protein trong thức ăn; Làm tăng hiệu quả của một số loại thuốc như kháng sinh, an thần, chống co giật; Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Mẹo ăn trái thơm không bị rát lưỡi

Nếu ăn thơm sống mà không muốn bị rát lưỡi, sau khi gọt vỏ thơm nên cắt thành từng miếng nhỏ, ngâm nước muối nhạt trong khoảng 10 phút. Cách làm này sẽ khiến men phân giải protein bị ức chế và chúng ta không có cảm giác rát lưỡi. Mặt khác, nước muối giúp giảm niêm mạc miệng và lưỡi sẽ làm cho thơm có vị thơm và ngọt hơn.

Hoặc có thể ngâm trái thơm trong baking soda. Cho một thìa baking soda vào nước sôi để nguội khuấy tan (không cho muối). Sau đó, cho thơm đã cắt vào ngâm trong khoảng 2-3 phút là có thể ăn trực tiếp.

Với thơm xào, nấu, nên bỏ mắt và cắt phần sâu, rửa sạch thơm và tráng qua bằng nước muối nhạt. Khi xào nấu, do tác dụng của nhiệt nên khả năng gây dị ứng của dứa không nhiều như khi ăn thơm sống.

Vì có baking soda cũng có tính kiềm, tác dụng khi cho vào nước tương tự như ngâm nước muối, khử nhanh vị chua của thơm, khi ăn sẽ có vị ngọt.

trái thơm