Khám phá thiên đường món ăn đặc sản đậm chất miền tây ngon ngất ngây

“Ai về sông nước miền Tây/ Một lần sẽ thấy ngất ngây tuyệt vời” (Thơ Ngọc Chi). Miền Tây sông nước khiến du khách muôn phương “ngất ngây” không chỉ bởi thiên nhiên trù phú; con người hồn hậu chân phương mà còn bởi nền ẩm thực phong phú đậm chất miền tây và vô cùng độc đáo. Vậy thiên đường món ăn miền Tây có gì hấp dẫn đang chờ bạn khám phá?

Danh sách 12 món ăn miền Tây hấp dẫn nhất định phải thử

1. Lẩu cá thác lác miền Tây

miền tây

Dường như ở miền Tây các món về cá đều rất nổi tiếng và được yêu thích. Do đó, trong danh sách món ăn ngon miền Tây không thể bỏ qua lẩu cá thác lác Cá thác lác có thịt ngọt, dai và thơm nên khi sơ chế thành chả cá cũng rất được lòng thực khách.

Đặc trưng của lẩu cá thác lác này là phần nước dùng làm từ dừa ngọt thanh vị tự nhiên. Dừa phải chọn trái cứng cạy, không được quá già cũng không quá non làm nồi lẩu mất ngon.

Người miền Tây thường nặn chả cá thành những viên nhỏ vừa miệng ăn, đặt trên khổ qua, thêm hành tươi và mời khách. Ăn tới đâu, bạn bỏ chả và khổ qua vào tới đó. Chả cá chín chuyển sang màu trắng đục bắt mắt, chấm vào bát nước chấm cay nhẹ, ngon khó cưỡng.

Lẩu cá thác lác là sự kết hợp tuyệt vời giữa hương thơm của nước dùng, của khổ qua (mướp đắng) và sự dai dai, thơm lừng của chả cá. Khách du lịch miền Tây có thể ăn kèm bún, chan với nước dùng nóng hổi, húp sì sục một hơi để cảm nhận được vị ngon ngọt của món lẩu đặc sản này. Lẩu cá thác lác không mỡ màng nên ăn nhiều cũng chẳng lo bị ngán.

2. Lẩu mắm miền Tây

Nói đến ẩm thực vùng đất này là phải nhắc đến lẩu mắm, món ăn đặc sản mang đậm nét đặc trưng của Tây Nam Bộ. Đặc biệt vào mùa nước nổi, lẩu mắm lại càng thơm ngon, hấp dẫn đúng điệu.Lẩu mắm ngon bởi sự hòa quyện đậm đà của các nguyên liệu từ nhiều loại cá, thịt và rau đã tạo nên một hương vị khó quên.

Mắm ở miền đất này thì rất đa dạng nhưng để nấu lẩu mắm người ta thường hay chọn mắm cá linh và mắm cá sặc, bởi vì thịt cá ngọt, xương mềm. Ngoài ra, món ăn này còn có thể ăn kèm với nhiều nguyên liệu như thịt, tôm, cua, mực, cá kèo… hay độc đáo hơn là cá hủn hỉn.

Lẩu mắm ở miền tây còn hấp dẫn với nhiều loại rau ăn kèm, như: cù nèo, bông điên điển, bông so đũa, rau muống, bắp chuối bào, bông súng, rau nhút, rau đắng…… Đây là món lẩu chiều lòng hầu hết các thực khách, kể cả những chiếc miệng sành ăn và có yêu cầu cao trong ẩm thực. Lẩu mắm rất thích hợp cho những mùa se lạnh cùng quay quần bên nồi lẩu và nhâm nhi.

3. Lẩu cá kèo miền Tây

miền tây

Sẽ đầy đủ hơn nếu như bạn đến miền Tây và trải nghiệm món lẩu cá kèo ngon trứ danh tại đây. Lẩu cá kèo là món ăn đặc sản miền tây có khả năng chinh phục mọi tín đồ ẩm thực.

Cá kèo (vẫn giữ lại phần ruột và mật tăng thêm độ béo ngậy) được thả nguyên con vào nước lẩu nóng. Món lẩu ăn kèm các loại rau như bắp chuối bào sợi, rau rút, đặc biệt là lá giang, đảm bảo “ăn là ghiền” và có lẽ đó cũng chính là lý do vì sao món lẩu cá kèo lại được thực khách yêu thích đến vậy.

Thưởng thức món lẩu chuẩn vị miền Tây ở vùng đất này, vị giác của bạn sẽ được nuông chiều, cảm nhận sự hài hòa từ vị béo ngậy của cá, kết hợp vị chua thanh của nước lẩu và độ tươi ngon của các loại rau ăn kèm sẽ mang lại cho bạn cảm giác hoàn toàn hài lòng về món ăn này. Lẩu cá kèo khi ăn cùng với bún sẽ tạo thêm một hương vị thơm ngon cho món ăn này đấy nhé.

4. Cơm cháy kho quẹt

Một trong những món ăn đặc sản miền Tây nổi tiếng là cơm cháy kho quẹt. Bởi vì Cơm cháy kho quẹt có cách chế biến khá đơn giản, lại rất bắt vị, Những miếng cơm cháy vàng ươm, ăn vào không bị khô, trái lại còn giòn rụm, chấm với kho quẹt có độ mặn ngọt vừa phải, tất cả đã tạo nên món ngon độc đáo chinh phục trái tim thực khách sành ăn.

Nguyên liệu cho món này chỉ cần lớp cơm cháy được vét dưới đáy nồi, các loại gia vị hành, ớt, quý lắm mới có thêm tôm khô, thịt ba chỉ để nấu. Ngoài ra, người dân địa phương còn ăn kèm với đĩa rau luộc thơm ngon tạo nên vị “ngon khó cưỡng” của món ăn này. Tuy bình dân nhưng ăn vào rất bắt miệng và mang đến cho thực khách nhiều cung bậc cảm xúc khác biệt.

5. Vịt nấu chao

Vịt nấu chao từng được vinh danh là một trong những món ăn đặc sắc tiêu biểu nhất của Việt Nam. Nguyên liệu chính của món ăn này là vịt xiêm, trải qua khâu chế biến tỉ mỉ, tẩm ướp đúng vị, món ăn sẽ có mùi thơm nức mũi và hương vị rất khó quên.

Để làm được món ngon chuẩn vị miền tây nhất, nguyên liệu chính phải là vịt xiêm, với đặc trưng nhiều thịt ít mỡ, giảm độ dầu mỡ từng thớ thịt được tẩm ướt, thấm đậm gia vị, mềm mại mà không bị hôi. Kết hợp với chao, món ăn càng “dậy mùi” thơm lừng, vừa béo ngậy nhưng lại không hề bị ngấy.

Vịt nấu chao thường phải lựa chao ngon thì mới làm dậy lên hương vị thơm ngon của món ăn, kết hợp với khoai môn sẽ khiến món ăn trở nên bùi hơn, thơm hơn và ngon hơn. Để ăn kèm với món vịt nấu chao này thì phải ăn kèm rau, rau sẽ khiến món ăn trở nên ngon và ăn đỡ phải ngán, lại có thể nhâm nhi từ từ.

6.  Cá lóc nướng trui

Du lịch miền Tây mà không ăn cá lóc nướng trui thì quả là một thiếu sót lớn. Bếp nướng cá được tạo nên bởi mấy hòn gạch xếp lên, lửa được đốt bằng rơm chứ không phải bằng than, cá để nguyên con không cạo vảy, dùng que tre hoặc thanh trúc lụi từng con từ đuôi ra lòng cá, sau đó đặt lên bếp nướng.
Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém sẽ có nguyên 1 con cá lóc nướng thơm ngon. Sau đó chỉ cần gỡ thịt chấm muối ớt, phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng.
Đối với các loại rau ăn kèm, ngoài những cái được liệt kê bên trên, bạn có thể sử dụng thêm tùy thích rau củ, thông thường có thể là xà lách, dưa leo, khế chua, chuối chát hay rau thơm như húng quế, húng cây, húng nhủi, rau răm, diếp cá, cần ống, giá hẹ…
Bánh tráng cuốn món Cá lóc nướng trui nên mua loại bánh ủ trong lá chuối, bánh dạng này sẽ mềm khi hơn, thêm vào đó nên dùng loại bánh nhỏ có đường kính từ 12 cm đến 15 cm để dễ cuốn rau và cá.
Đối với các loại rau ăn kèm, ngoài những cái được liệt kê bên trên, bạn có thể sử dụng thêm tùy thích rau củ, thông thường có thể là xà lách, dưa leo, khế chua, chuối chát hay rau thơm như húng quế, húng cây, húng nhủi, rau răm, diếp cá, cần ống, giá hẹ… Bánh tráng cuốn món Cá lóc nướng  nên mua loại bánh ủ trong lá chuối, bánh dạng này sẽ mềm hơn

7. Ốc nướng tiêu xanh

Ốc là một trong những sản vật vô cùng nhiều tại miền Tây. Ốc được bắt và làm sạch, sau đó ướp cùng tiêu, bột ngọt, mắm rồi nướng trên bếp than. Món ăn dọn lên là những chú ốc săn chắc, béo ngậy với mùi vị ngon ngọt, hơi tê tê được đẫm trong bát nước chấm chua cay tạo nên một món ăn cực bắt miệng và hấp dẫn.

Để món Ốc bươu nướng tiêu xanh  được ngon hơn, người chế biến thường đem ốc đi luộc trước sau đó mới nướng ốc trên bếp than củi. Mục đích của việc nướng ốc là nhằm tăng độ ngọt, thơm tự nhiên của món ăn này.

Khi ốc đã chín, bạn tiếp tục đến công đoạn pha gia vị rưới lên ốc. Nguyên liệu cần có bao gồm tiêu, tỏi, bột ngọt… nướng đến khi ốc sôi nước, có hơi bay lên là đã chín. Món Ốc bươu nướng tiêu xanh có ngon hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào nước mắm khi nướng. Nước mắm này phải có đủ vị cay, chua, mặn và ngọt và sẽ ngon hơn nếu ăn kèm chúng cùng với rau răm

8. Nem nướng

miền tây

Để có được món nem nướng thơm ngon, người miền tây đã dành rất nhiều tâm huyết để tuyển chọn loại thịt lợn chất lượng. Theo chia sẻ từ các cô, các chị miền Tây, thì món ăn này không thể thiếu tỏi nướng vàng, tỏi tươi băm nhuyễn, nước mắm cốt cô đặc… Thế nhưng trên thực tế, món nem nướng ngon còn do bí quyết riêng  mà chắc chắn không ai sẵn sàng chia sẻ.

Nem nướng được viên tròn, xâu thành từng xâu bằng thanh tre chuốt nhỏ rồi mang nướng trên than hồng. Lửa than cháy dịu để nem chín từ từ thì mới thơm ngon. Thịt sẽ ngả dần sang màu chín vàng và tỏa ra mùi thơm là được. Nem nướng thơm ngon đẫm vị có màu vàng. Ăn nem nướng kèm theo bánh hỏi, rau thơm, các loại nguyên liệu khác như: dưa leo, khế, chuối chát,…

Những thành phần vô cùng đơn giản, thân thuộc nhưng khi chấm kèm chén tương xay đặc sệt, càng ăn càng thấy thơm ngon khó cưỡng.

9. Khô nhái

Là một trong những đặc sản có tên đặc biệt “vũ nữ chân dài” trở thành một món ăn quen thuộc của rất nhiều người dân miền Tây sông nước. Có rất nhiều cách biến tấu món ăn này, cách nào cũng sẽ khiến bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác vì mùi vị vô cùng hấp dẫn của khô nhái “vũ nữ”.

Để khô tươi ngon, nhái phải ướp nước đá trong suốt quá trình từ làm sạch, ướp gia vị, sắp lên vỉ phơi.  Hương liệu ướp khô gồm muối, nước mắm, đường, bột ngọt và ớt và khô phải phơi bằng nắng trời mới ngon  Các món khô nhái bạn có thể tham khảo: khô nhái nướng, khô nhái chiên giòn, khô nhái chiên bơ tỏi, khô nhái chiên mắm,…

10. Hủ tiếu Sa Đéc

Sa Đéc không chỉ nổi tiếng có làng hoa tuyệt đẹp, mà còn “gây thương nhớ” bởi nhiều món ăn đặc sản của vùng đất Nam bộ trù phú. Trong số đó, không thể bỏ qua món hủ tiếu. Có thể nói đi du lịch Đồng Tháp ghé thăm Sa Đéc mà không thưởng thức món hủ tiếu là coi như chưa đến Sa Đéc

Hương vị đó được tạo ra bởi sự hòa quyện của hai thành phần chính trong tô hủ tiếu là bánh hủ tiếu và nước lèo đậm đà. .Bánh hủ tiếu được làm từ bột gạo Sa Đéc đẹp và ngon: trắng mịn, ngọt, mềm mà không bở, không vị chua. Nước lèo được nấu từ xương ống và nêm nếm theo hương vị truyền thống, có điểm chung là trong vắt, hương vị thơm, ngọt thanh dễ chịu.

Thành phần nguyên liệu như xá xíu, gan heo, thịt bằm, tôm tươi, trứng cút… được sắp đặt đầy đặn trên lớp bánh hủ tiếu, ăn kèm với đó là các loại rau thơm như cần tây, hẹ, giá cùng vài cọng xà lách và rau thơm, đôi khi còn cho thêm tỏi ớt ngâm giấm để món ăn thêm tròn vị.

11. Dừa sáp

Đặc sản miền Tây nổi tiếng ở Trà Vinh là món dừa sáp. Dừa sáp còn có tên gọi khác là dừa kem hay dừa đặc ruột. Đây là loại dừa đặc biệt hơn so với các loại dừa thông thường, có phần cơm dừa dày, dẻo và có vị béo ngậy, thơm ngon hơn.

Một cây dừa sáp thường chỉ có 20% số quả là dừa sáp, còn lại là dừa bình thường.Một trái dừa sáp đúng nghĩa phải có các đặc điểm như sau: cơm dừa mềm, xốp, nước dừa sền sệt như keo. Mặc dù, cây dừa mang quả dừa đặc ruột có ngoại hình như cây dừa bình thường nhưng mỗi buồng dừa sáp thường chỉ cho vài trái sáp.

Những trái còn lại là dừa thường và giá trị thương mại chỉ ngang với những trái dừa khác. Tuy vậy không phải buồng dừa nào cũng cho trái sáp và thực tế cũng không hiếm trường hợp có buồng vài chục trái mà không có trái sáp nào.vì vậy nếu có cơ hội, đừng bỏ lỡ món đặc sản này nhé.

Một ly dừa sáp ăn cùng sữa beo béo chút đậu phộng và ít nước đá bào sẽ khiến món ăn này trở nên hấp dẫn hơn gấp nhiều lần.

12. Đuông dừa

Nghe có vẻ kì lạ, nhưng đây lại là món ăn quen thuộc của những tín đồ đam mê ẩm thực độc đáo miền Tây. Ở miền Tây, đuông dừa có thể được tìm thấy ở nhiều nơi, nhưng nhiều nhất vẫn là thủ phủ dừa Bến Tre – nơi nổi tiếng với những hàng dừa xanh ngát bạt ngàn.

Đuông dừa là một loại ấu trùng thuộc bọ cánh cứng, có hình dạng giống con sâu non, có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, thân mềm nhũn và béo tròn. Nó thường được tìm thấy trong phần cổ hũ mềm, phần thân và ngọn của cây dừa, cây cau hay đủng đỉnh.

Đuông dừa là loại côn trùng giàu protein tốt cho sức khỏe và cũng có không ít cách chế biến của món này được ra đời ngoài ăn sống với nước mắm như: đuông dừa rang, đuông dừa nướng muối ớt, đuông dừa hấp,… Nếu bạn thích sự mới lạ và trải nghiệm có thể thử món này xem sao nhé.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC