Đậm đà văn hóa Miền Tây Nam Bộ với nền ẩm thực An Giang

An Giang là một địa điểm du lịch nổi tiếng với phong cảnh sông nước hữu tình, nổi bật với những cánh đồng với hàng trăm cây thốt nốt chạy dài, hay nổi tiếng với ngọn núi Thất Sơn bí ẩn với những câu chuyện tâm linh,

Bên cạnh đó Ẩm thực An Giang lại được đánh giá là một trong những nền văn hóa xưa cũ mang đậm nét truyền thống dân tộc. Trong nền văn hóa ấy, ẩm thực Khmer là yếu tố mang đến sự phong phú, mới lạ và độc đáo làm nức lòng các du khách khi đến với vùng đất này.

Top 11 món ăn đặc sản An Giang nhất định phải thử cho các tín đồ xê dịch

Là món ăn đầu tiên trong danh sách đặc sản An Giang muốn giới thiệu cho bạn món bún cá Long Xuyên. Đây là một món ăn khá quen thuộc và bình dị đối với dân địa phương, nó còn có tên gọi khác là bún nước lèo.

Bún cá “chuẩn vị” và ngon nhất phải được nấu bằng cá lóc đồng; nước lèo có màu vàng nghệ, nước trong thơm mùi ngải bún, không có dầu mỡ. Thịt cá được làm sạch, ướp vừa ăn, xào sao cho có màu vàng đẹp mà miếng cá không bị bể.

Rau ăn kèm phải có đủ bắp chuối bào, rau muống sợi, giá, bông điên điển kèm theo rau nhút; chấm với nước mắm me chua ngọt, cộng với ớt hiểm cay cay, ăn ngoài mà không ngán. Giá trung bình cho một tô bún cá chính gốc tại Long Xuyên dao động từ 15,000 đến 25,000 VND/ tô. Bạn có thể dùng món này cho buổi sáng, trưa hoặc chiều đều phù hợp.

Địa chỉ tham khảo : Bún cá Hiếu Thuận: 18/2A Lê Lợi, Mỹ Bình, Tp Long Xuyên, An Giang

2. Bánh bò thốt nốt

An Giang

Bánh bò là một món ăn dân dã của người dân ở các tỉnh miền Tây. Nếu chưa từng đến xứ Châu Đốc, An Giang chơi thì cái tên bánh bò thốt nốt nghe có vẻ lạ lẫm với bạn. Đây là một đặc sản mang tính đặc trưng cho nền ẩm thực của xứ Bảy Núi và bạn chỉ có thể thưởng thức món bánh này một cách chuẩn vị tại đây.

Ngoài những nguyên liệu cơ bản như bột gạo, nước cốt dừa,… món bánh bò đặc sản này còn được chế biến từ đường thốt nốt và bột của vỏ trái thốt nốt. Bánh được nướng trên lửa vừa, đảo đều tay nên vỏ vàng ươm, dẻo dẻo, đặc biệt là vị ngọt thanh không lẫn vào đâu được. Ngoài ra, một số nơi còn cho thêm ít cơm dừa cắt nhuyễn lên trên bánh bò tạo nên vị bùi bùi hấp dẫn.

Đặc sản bánh bò thốt nốt có vị thơm của cơm rượu, béo của nước dừa cùng với vị ngọt thanh của đường thốt nốt, mang đến hương vị và màu sắc đặc biệt mà bạn không thể thấy ở các loại bánh bò truyền thống. Đối với người dân địa phương, loại bánh bò này là thức ăn vặt đáp ứng đầy đủ tiêu chí ngon, bổ và rẻ.

Còn với những tín đồ ẩm thực lần đầu đến thăm vùng đất Bảy Núi, đây là đặc sản hàng đầu mà ai cũng đều mua về làm quà tặng. Những cái bánh bò thốt nốt nho nhỏ, mềm thơm và béo ngậy, cắn một miếng là bạn sẽ nhớ mãi không quên hương vị này.

3. Gỏi sầu đâu

Là một món khá lạ, đặc sắc mà bạn không nên bỏ qua khi đến An Giang. Được biết đến với tên gọi sầu đâu, sầu đông hay cây xoan, loài cây đặc trưng của vùng đất An Giang với thân và hoa màu xanh sẫm, ít đắng, có tính mát.

Gỏi sầu đâu là một sự kết hợp của tất cả những vị đắng, chua, mặn, ngọt. Vì vậy mà tiếng tăm của món ăn này không chỉ dừng ở An Giang mà còn được lan rộng ra khắp đất nước. Vốn không phải là món được Việt Nam sáng tạo ra mà được du nhập từ một bộ phận người Khmer sống ở gần biên giới.

Sầu đâu sau khi mang về sẽ được trụng sơ qua nước sôi để giảm vị đắng. Sau đó được trộn chung với các nguyên liệu như tôm, thịt luộc, dưa leo, xoài sống thái sợi vừa ăn. Tất cả sẽ được trộn chung với nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Vậy là đã có ngay một đĩa gỏi sầu đâu An Giang đúng điệu

Tuy nhiên, để món gỏi sầu đâu An Giang thêm hoàn chỉnh thì không thể thiếu sốt mắm me chấm gỏi. Vị mắm me mằn mặn, chua chua cùng mùi thơm nồng của tỏi và ớt băm khiến món gỏi sầu đâu An Giang thêm phần hấp dẫn.

Địa chỉ tham khảo : Nhà hàng Hoa Sơn, số 19 đường Lê Văn Nhung, Phường Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

4. Lẩu mắm

An Giang

Khi được hỏi đặc sản An Giang là gì, người ta thường hay nhớ đến món lẩu mắm Châu Đốc. Đến với Châu Đốc thì mắm là một đặc sản quá nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng và độ ngon thì miễn bàn. Do đó, các món ăn từ mắm ở vùng này khá phong phú, và món lẩu mắm là một trong những món hấp dẫn nhiều thực khách nhất.

Để nấu món lẩu vạn người mê, nguyên liệu không thể thiếu trong công thức chế biến bên cạnh thịt, hải sản, rau củ quả còn có các loại mắm làm từ cá linh, cá sặc thơm ngon. Thông thường những địa điểm phục vụ món ngon này sẽ nấu nước lẩu từ Mắm Châu Đốc – đặc sản miền quê sông nước có hương vị độc đáo, khó cưỡng nổi tiếng khắp mảnh đất An Giang.

Nồi Lẩu mắm An Giang thường sẽ bao gồm chả cá thác lác nhồi ớt, các loại thịt, hải sản, khi ăn bỏ vào rau muống, bông bí, kèo nèo, bắp chuối… và xắt thêm ớt và hành lá dậy vị, thơm lừng. Nước dùng đậm đà hương vị của mắm cá kết hợp với topping đa dạng và bún dai dai mang đến người thưởng thức trải nghiệm ẩm thực đặc sắc, khó quên.

Bạn có thể pha thêm chút nước mắm me chua ngọt hay mắm ớt cay cay để gia tăng vị ngon của món ăn miền sông nước. Giá cho một nồi lẩu mắm ngon chính hiệu An Giang giao động từ 150,000 đến 250,000 VND.

Địa chỉ tham khảo : Lẩu mắm Núi Sam: Tân Lộ Kiều Lương, Phường Núi Sam, Châu Đốc

5. Thịt bò bảy món

Một đặc sản vùng Châu Đốc khác cũng được khá nhiều thực khách ưa chuộng là món bò bảy món núi Sam, nghe cái tên chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được, với món thịt bò đơn giản bạn sẽ được thưởng thức đến 7 món với hương vị hấp dẫn.

 Một mâm đầy đủ sẽ được chia thành 07 phần nhỏ với thành phần chính là thịt bò tươi nhưng cách thức chế biến ở mỗi phần là hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể lựa chọn những món như bò bít tết, lúc lắc, cháo bò, bò xào lá giang, lòng bò luộc,… Với cách chế biến đặc trưng, bạn sẽ bị cuốn hút với những miếng bò mềm, được ướp tẩm khá đậm đà.

Ăn n kèm với chúng là bánh tráng, rau sống cùng các gia vị đặc trưng như đồ chua, chuối chát, khế xanh, gừng già. Món bò bảy món thường được chấm cùng nước mắm hay đúng nhất vẫn là mắm nêm pha với khóm. Giá dao động cho mỗi món bò là 50,000 đến 300,000 VND.

Địa chỉ tham khảo : Quán Trường Nhựt: QL 91, Phường Núi Sam, Thành Phố Châu Đốc

6. Xôi phồng Chợ Mới

Một đặc sản An Giang tiếp theo mà bài viết muốn giới thiệu cho du khách là món xôi phồng Chợ Mới. Là một món xôi với hình thức khá lạ, xôi sẽ được giã nhuyễn và chiên phồng trên chảo dầu cho đến khi xôi đạt độ căng tròn, màu vàng ươm đều cái mặt, bên ngoài giòn, bên trong dẻo.

Thành phẩm vừa chiên xong bày ra đĩa là món xôi có hình dáng như quả bóng tròn vàng ươm rất lạ mắt. Để dễ ăn, người bản địa sẽ cắt thành những miếng mỏng và chấm với tương ớt hoặc xì dầu. Chuẩn bài nhất, mọi người nên dùng chung xôi với món gà quay thủ công được chế biến từ gà nuôi thả trong vườn.

Giá cho mỗi phần xôi dao động từ 25,000 đến 35,000 VND, thường dùng ăn kèm với các món gà chiên, gà quay, gà thả vườn luộc…

7. Bò leo núi An Giang

Nghe tên chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến món bò từ những “em bò” leo núi, thịt săn chắc, tuy nhiên  tên gọi của đặc sản này thực chất lại bắt nguồn từ cách thưởng thức “có một không hai”.

Vẫn là những “em bò tơ” được cắt miếng dày, ướp với trứng gà tươi, sau đó dùng vỉ nướng có hình dạng tròn như quả núi, dùng mỡ heo để làm trơn vỉ và đặt những miếng bò lên, quét thêm 1 lớp bơ tạo nên hương thơm ngào ngạt của sự hòa quyện giữa thịt bò, trứng gà và bơ.

Món bò nướng này chuẩn vị nhất là cuộn kèm với bánh tráng, rau sống và chuối chát,… rồi chấm cùng chao hoặc mắm pro-hốc (một loại mắm đặc trưng của người dân vùng biên giới An Giang). Vị mềm, đậm đà của thịt bò hòa quyện cùng vị thanh mát của rau sống, kết hợp với nước chấm lạ miệng khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi.

Ở một số nơi, người ta kết hợp vỉ nướng này để ăn lẩu. Bởi vậy, nhiều người còn hài hước gọi “bò leo núi” là món “ăn một được hai”, thực khách có thể ăn cả lẩu và nướng theo ý thích.

8.Bánh tằm bì Tân Châu

Bánh tằm bì Tân Châu An Giang được biết đến là món ăn trứ danh thuộc khu vực miền Tây sông nước. Ngoài bánh tằm bì thuộc khu vực Tân Châu An Giang, đặc sản này cũng nổi tiếng ở một số vùng đất khác. Tuy nhiên, bánh tằm bì Tân Châu An Giang lại được chế biến với hương vị đặc trưng riêng biệt dựa trên một quy trình cực kỳ phức tạp.

Muốn thưởng thức bánh tằm bì Tân Châu An Giang ngon nhất, bạn phải ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy. Nước cốt dừa được chế biến đơn giản nhưng cực kỳ thơm béo. Người nấu thường nạo dừa ra tô, sau đó thêm một chút nước sôi vào để vắt lấy phần cốt. Sau đó, bạn sẽ đun phần cốt dừa này trên lửa nhỏ cùng với một ít đường trong khoảng thời ngắn cho tan dần.

Bánh tằm bì mà thiếu nước cốt dừa thì sẽ mất đi hương vị ngọt thơm béo đặc trưng của vùng đất xứ lụa Tân Châu nhưng thực chất, bánh tằm bì Tân Châu An Giang là món mặn. Bánh tằm bì được ăn cùng với bì heo, xíu mại, đồ chua ngon giòn… Bạn nào ăn cay thì nên bỏ thêm một ít ớt nữa sẽ ngon hơn đấy nhé.

Địa chỉ tham khảo : Chợ Tân Châu, khóm Long Thạnh A, Phường Long Thạnh, An Giang.

9.Cơm tấm Long Xuyên

Cơm Tấm không phải là món ăn xa lạ đối với các tỉnh thuộc khu vực phía Nam. Tuy nhiên cơm tấm Long Xuyên lại có nét đặc trưng riêng khiến khách du lịch An Giang nào cũng muốn thử một lần.

Các quán cơm tấm Long Xuyên thường dùng loại gạo nhuyễn thay vì hạt gạo to như các nơi khác. Hạt cơm lúc chín nở vừa phải, khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị thơm ngọt, bùi bùi của gạo quê. Đặc biệt, các nguyên liệu khác trong đĩa cơm tấm Long Xuyên đều được cắt nhỏ.

Thay vì ăn cùng với một miếng sườn nướng siêu to , thịt sẽ được thái lát thật mỏng để bạn có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị. Thay vì trứng ốp la, cơm tấm ở đây sẽ dùng trứng vịt hoặc trứng gà kho đậm đà và cắt nhỏ,. Bì heo dai ngon được đem đi khìa cho thấm vị, sau đó cũng xắt thành sợi nhỏ.

Một đĩa cơm hoàn thiện sẽ có thêm mỡ hành, dưa chua và nước mắm sánh kẹo ăn kèm.  Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo thơm của cơm, vị thơm ngon của thịt nướng, béo bùi của trứng kho, cái dai của bì, độ giòn của dưa chua và hương vị mặn ngọt cay cay của nước mắm.

Địa chỉ tham khảo : Cơm tấm cây điệp: 67 Lý Tự Trọng, Mỹ Long, Long Xuyên, An Giang.

10.Bánh Canh Vĩnh Trung

Đến vùng Bảy Núi – An Giang, dành chút thời gian thưởng thức món đặc sản dân dã này. Bánh canh Vĩnh Trung khá ngon và lạ miệng. Bánh canh được chế biến từ chính hạt gạo Nàng Nhen – thứ gạo đặc sản của người Kh’mer Nam Bộ. Đây cũng là món ăn do cô Neang Oanh Na sáng tạo nên món bánh canh này cũng có tên là bánh canh Neang.

Bánh canh Neang có điểm khác biệt so với các loại bánh canh khác bởi cọng bánh không tròn mà lại dẹt và rất dẻo dai. Nước súp được ninh nhừ từ xương lợn, xương gà, cá đồng, tôm hòa quyện, thấm đậm ớt cay, ngò gai, lá hành đã tạo ra hương vị đậm đà khó quên. Bên cạnh đó, bánh canh Neang còn độc đáo ở chỗ nước mắm chấm đặc chế đậm đà.

Để thỏa mãn khẩu vị của nhiều người, hàng loạt món bánh canh cá, tôm,  gà và nay là bánh canh thập cẩm cá, tôm, giò heo, gà đã lần lượt được chế biến ra. Món bánh canh ngon và lạ miệng này được bán với mức giá rất phải chăng.  Sau một thời gian, món bánh canh Neang được gọi chung bằng cái tên là bánh canh Vĩnh Trung.

Địa chỉ tham khảo :  Lê Lợi, Xã Vĩnh Hạ, Huyện Tịnh Biên, An Giang

11.Bánh xèo Núi Cấm An Giang

An Giang

Thử qua bánh xèo Núi Cấm An Giang, bạn chắc chắn sẽ nhớ mãi không thôi hương vị lạ miệng đã chiếm trọn trái tim của biết bao tín đồ ẩm thực yêu thích khám phá các món ăn địa phương độc đáo.

Món ăn đặc sản là sự kết hợp giữa chiếc bánh làm bằng chảo nóng phát ra âm thanh xèo xèo và nhiều loại rau rừng như càng cua, cải trời, kim thất, đinh lăng, mã đề, lá lốt, hồng ngọc, cát lồi… Bột bánh xèo Núi Cấm được ngâm và xay từ gạo lúa Sóc nên không nhão hay bị khô, trái lại trộn với nước cốt dừa còn mang đến hỗn hợp thơm lừng.

Khi tráng bìa bánh màu vàng ươm có độ mỏng vô cùng hoàn hảo, bên trong là lớp nhân đậu xanh và mấy con tép tươi ngon được bắt từ sông Mekong. Chờ lửa vừa, đầu bếp sẽ gấp đôi bánh rồi để lửa đều các mặt tới khi giòn rụm. Nhờ vào nguồn nguyên liệu dân dã mà món ăn mộc mạc, bình dị này khiến các bạn gần xa không khỏi xuýt xoa trước hương vị  thơm ngon.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC