Khế với hương vị chua ngọt độc đáo được nhiều gia đình Việt sử dụng để chế biến món ăn. Không chỉ có vậy, khế còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Khế là loài cây quen thuộc tại Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng quê. Không chỉ trái khế, mà ngay cả lá, hoa, vỏ hay rễ cây đều có thể dùng điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh phổ biến.
Khế là loại quả như thế nào?
Khế là một loại quả có vị chua ngọt, có hình dáng như một ngôi sao năm cánh rất đặc trưng. Phần vỏ ngoài của khế có thể ăn được, phần thịt quả bên trong có vị chua nhẹ gây kích thích vị giác nên khế rất được ưa chuộng trong nhiều món ăn salads, tráng miệng hoặc ăn trực tiếp. Trái có màu vàng hoặc xanh với 2 loại chính: một loại nhỏ hơn, chua và một loại lớn hơn, ngọt hơn.
Khế không chỉ là loài cây ăn quả bổ dưỡng mà còn là vị thuốc quý báu sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà dược liệu này có thể giảm đau, chống oxy hóa, hỗ trợ các cơ quan trong có thể… hiệu quả
Mô tả
Thuộc thân gỗ, thường xanh, độ cao trung bình khoảng 10m, có thể cao tới 12m. Thân hình trụ có vỏ thân màu xám đen.
Lá kép có hình dạng giống như lông chim, có lá chét từ 3 đến 5 đôi. Phiến lá chét hình trái xoan, mỏng, mép lá nguyên, hai mặt nhẵn.
Hoa mọc thành chùm xim, cụm hoa ngắn, hình cầu, thường mọc ở nách lá, màu tím hoặc hồng xen lẫn trắng. Đài hoa có 5 lá thuôn mũi mác, ngắn bằng nửa tràng. Tràng gồm 5 cánh hoa mỏng, tròn ở ngọn, dính với nhau ở 1/3 dưới, 5 nhị đối diện với các lá đài xen kẽ với 5 nhị lép. Bầu hình trứng, phủ lông tơ; 5 lá noãn tạo thành 5 ô, mỗi ô đựng 4 noãn. Vòi ngắn, đầu nhuỵ phồng.
Trái có kích thước tùy giống, khi chín có màu vàng. Gồm 5 cạnh nên khi cắt ngang ra có tiết diện hình ngôi sao năm cánh.
Bên trong trái có hạt kích thước nhỏ, có lớp màng nhầy, trong suốt bao quanh.
Phân biệt:
- Khế ngọt: Màu sắc lá xanh nhạt, trái có kích thước tương đối nhỏ.
-
Khế chua: Màu sắc là đậm hơn, khi chín trái có màu vàng đậm.
Đặc điểm sinh trưởng
- Cây ưa nóng ẩm, thích hợp với vùng cận nhiệt và nhiệt đới.
- Ưa bóng, nhất là cây con mới mọc. Vì vậy nên che chắn cẩn thận. Có thể trồng xen kẽ với loại cây khác như ổi, chuối, mít…để tranh thủ bóng mát.
- Phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình 20-33 độ C, có thể chịu được nhiệt độ thấp tới 5 độ C.
- Sống tốt trên nhiều loại đất. Nên làm đất tơi nhỏ, nhiều mùn, bón nhiều tro, thoát nước, tránh úng ngập.
- Ra hoa 1-2 vụ / năm, số lượng nhiều.
- Phương thức thụ phấn tự nhiên của hoa, chính là nhờ côn trùng hoặc gió. Quả chín khoảng 2-3 tháng sau khi thụ phấn.
- Tái sinh chủ yếu bằng hạt hay cây chồi gốc sau khi bị chặt. Song vẫn có thể nhân giống bằng cách chiết cành. Hạt cần chọn loại to, chín kỹ, múi dày, đều, sau khi gieo 2-3 tuần thì nảy mầm.
Thu hái
- Vỏ, thân, rễ thu hoạch quanh năm.
- Hoa, quả thu hoạch theo vụ. Khế dễ bị dập, nên khi thu hái cần cẩn thận.
-
Thời điểm thích hợp trong năm là mùa hoa tháng 4-8, quả tháng 10-12
Giá trị dinh dưỡng
Khế là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng – đặc biệt là chất xơ và vitamin C rất dồi dào. Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng có trong một trái cỡ trung bình (91 gam):
- Chất xơ: 3 gam
- Chất đạm: 1 gam
- Vitamin C: 52% khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo (RDI)
- Vitamin B5: 4% RDI
- Folate: 3% RDI
- Đồng: 6% RDI
- Kali: 3% RDI
- Magiê: 2% RDI
Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trên có vẻ không quá cao, nhưng khẩu phần này chỉ có 28 calo và 6 gam carb. Điều này đồng nghĩa với việc, so với trọng lượng thì trái này rất nhiều chất dinh dưỡng..
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh
Công dụng đối với sức khỏe
Khế là nguồn thực phẩm giàu hợp chất thực vật lành mạnh như: axit gallic, epicatechin, quercetin. Đây đều là hợp chất có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh. Nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy đây là các hợp chất tự nhiên có thể giảm nguy cơ tăng cholesterol và gan nhiễm mỡ. Lượng đường từ trái này cũng có thể giảm viêm trên động vật.
Theo ông Averroes – người phát hiện ra những tác dụng chữa bệnh của cây khế thì các bộ phận của loài cây này có thể chữa ho, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, đổ mồ hôi, ngứa, đau khớp, phù thũng, bải hoải mệt mỏi,…
Y học cổ truyền cho rằng khế có tính bình, vị chua ngọt, khi chín có tính ôn giúp giải khát, sinh tân dịch, trị phong nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Các bộ phận khác của cây này cũng có thể dùng như thảo dược chữa bệnh, nhất là lá khế trị ngứa da rất tốt.
Hướng dẫn cách ăn
Nhiều người lựa chọn ăn khế trực tiếp tương tự như với các loại hoa quả khác. Dưới đây là gợi ý các bước ăn trực tiếp:
- Hãy lựa chọn những trái chín, biểu hiện ở màu vàng đều ở vỏ và chỉ có một chút màu xanh.
- Rửa sạch dưới vòi nước (có thể pha thêm chút muối vào nước).
- Dùng dao cắt bỏ các đầu trái khế
- Cắt thành từng khúc dọc hoặc ngang.
- Bỏ hạt và thưởng thức.
Một số người lại thích kết hợp khế vào trong các món ăn, dưới đây là một số gợi ý để bạn bổ sung chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày:
- Thêm vào các món salad hoặc các món ăn tươi khác.
- Sử dụng như một hình thức trang trí.
- Kết hợp trong món bánh nướng hoặc bánh pudding.
- Kết hợp vào các món hầm và cà ri kiểu châu Á hoặc Ấn Độ.
- Nấu với các loại hải sản.
- Làm mứt, thạch hoặc Chutney (nước sốt gồm các loại rau củ, gia vị thường xuất hiện trong các món Ấn)
- Ép nước và uống như một loại nước giải khát.
Một số bài thuốc ứng dụng
Chữa lở sơn
Nguyên liệu: Lá khế tươi dùng riêng khoảng 40g hoặc có thể kết hợp thêm lá muồng truổng (mỗi thứ 20g).
Ngoài ra, công dụng của trái này giã nát và đắp lên da cũng có thể điều trị chứng bệnh này.
Chữa dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, lở loét
Người bệnh có thể dùng lá khế đã giã nát để xoa bóp và đắp lên vùng da bị dị ứng. Đồng thời nên sắc 16g vỏ núc nác để uống giúp tăng hiệu quả trị bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân nên sử dụng lá của các loại cây sau: khế, thanh hao, long não, thông; mỗi vị 15-20g lá để nấu nước tắm hàng ngày.
Phòng sốt xuất huyết trong mùa dịch
Nguyên liệu bao gồm lá khế 16g, lá dâu, sắn dây, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi vị 12g. Đem tất cả đi sắc lấy nước uống thay nước hàng ngày để phòng ngừa sốt xuất huyết.
Đặc biệt, khi đang bị sốt xuất huyết và xuất hiện mẩn ngứa trên da cũng có thể dùng lá khế để sắc uống, hoặc thêm lá cây này vào các bài thuốc chữa sốt xuất huyết khác.
Thuốc thúc sởi, làm sởi nhanh mọc và mọc đều
Nguyên liệu: Khế chua hái về đem thái lát phơi khô lấy 20g, rau dệu 20g, lá nọc sởi 20g, canh châu 20g, sau đó đem tất cả các nguyên liệu đi sao vàng hạ thổ, sau đó sắc lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày. Ngoài ra, người bị sởi còn có thể dùng vỏ cây hoặc vỏ rễ cây, cạo bỏ lớp ngoài và lớp vỏ xanh để sao vàng và sắc lấy nước uống với liều lượng khoảng 20-40g một ngày
Trị cảm nắng
Lấy lá khế tươi khoảng 20g kết hợp 10g lá chanh, đem đi giã nát và vắt lấy nước uống.
Chữa sốt cao co giật ở trẻ em
Đem các nguyên liệu bao gồm hoa khế 8g, hoa kim ngân 8g, lá dành dành 8g, cỏ nhọ nồi 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g để sắc lấy nước đặc và chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Chữa hen suyễn, ho gà, ho có đờm và viêm họng
Có thể áp dụng các cách sau đây để chữa bệnh:
- Lấy 12g hoa khế đem đi tẩm gừng rồi sao vàng và sắc nước uống;
- Lấy 20g lá khế đem rửa sạch, sắc tới khi còn 100ml nước thì chia làm 2 lần uống trong ngày;
- 60 – 80g khế tươi sắc lấy nước uống;
- Lấy vỏ thân cây này cạo hết vỏ ngoài và vỏ xanh, sau đó thái nhỏ, đem đi sao vàng rồi lấy khoảng 20g sắc cùng 8 – 12g rễ cây đơn châu chấu và 4g trần bì, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Một số lưu ý khi dùng khế để điều trị bệnh
- Khế là loại quả quen thuộc được nhiều người ưa thích, tuy nhiên loại quả này lại vô cùng có hại cho người mắc bệnh thận, người bị suy thận có thể thiệt mạng chỉ vì ăn một quả khế.
- Người bị bệnh thận nếu ăn khế có thể dẫn tới nguy hiểm, thậm chí mất mạng là thông tin được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh.
- Nguyên nhân là do chất caramboxin có trong khế. Caramboxin là độc chất thần kinh đặc biệt có hại cho những người bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo.
- Những người với thận khỏe mạnh, bình thường có thể tiêu hóa và thải chất này ra khỏi cơ thể, tuy nhiên, người có vấn đề về thận thì lại không thể thải được độc chất này.
- Các triệu chứng ngộ độc caramboxin sau khi ăn khế bao gồm: Nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, tâm thần hoảng loạn… Một số trường hợp mất mạng do ăn khế ở những người suy thận đã được ghi nhận. Cơ chế gây ngộ độc chưa được làm rõ, do phát hiện còn quá mới, chỉ cách nay vài năm.
- Ngoài độc tố trên, trong khế cũng có hàm lượng acid oxalic khá cao so với các loại trái cây khác. Acid oxalic mới được xem là chất phản dinh dưỡng.
- Những người bị sạn thận không nên ăn khế quá nhiều, vì với hàm lượng cao oxalic như thế, sỏi thận dễ tái phát.
- Ngoài ra, chúng ta biết rằng khế là một loại quả có tính lạnh, vì vậy nếu những người có tỳ vị hư hàn, dạ dày ăn khế sẽ làm nặng thêm chứng khó tiêu và ảnh hưởng không tốt đến cảm giác thèm ăn.
- Lá, vỏ, thân, rễ và quả của cây khế đều có tác dụng trị bệnh. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung loại quả này với liều lượng vừa phải để tránh kích thích dạ dày và tăng nguy cơ loãng xương. Nếu có bất cứ vấn đề nào bất thường trong quá trình điều trị, người dùng cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn chuyên môn.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC