Đau mạn tính là gì? 6 cách để kiểm soát và điều trị đau mạn tính?

Đau mạn tính

Đau mạn tính là gì?

Tất cả mọi người trong đời đều thỉnh thoảng một vài lần hoặc nhiều lần trải qua đau nhức như đau đầu, đau cổ vai gáy, đau lưng… Trên thực tế, cảm giác đau là một phản ứng quan trọng của hệ thần kinh, giúp cảnh báo cho cơ thể về chấn thương có thể xảy ra. Khi một chấn thương xảy ra, tín hiệu đau đi từ khu vực bị thương qua các dây thần kinh lên tủy sống và não của bạn.

Các cơn đau thông thường sẽ trở nên ít nghiêm trọng hơn khi vết thương lành lại. Tuy nhiên, đau mạn tính khác với đau thông thường. Với cơn đau mạn tính, cơ thể bạn tiếp tục gửi tín hiệu đau đến não, ngay cả sau khi vết thương lành lại. Điều này có thể kéo dài vài tuần đến vài năm.

Đau mạn tính có thể hạn chế khả năng di chuyển của bạn và làm giảm tính linh hoạt, sức mạnh và sức chịu đựng của bạn. Điều này gây cho bạn nhiều khó khăn để có thể quay lại các công việc và hoạt động hàng ngày.

Đau mạn tính được định nghĩa là cơn đau kéo dài ít nhất 12 tuần. Cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ, có thể kèm cảm giác nóng rát hoặc đau nhức ở các khu vực xung quanh, hoặc đau lan theo đường đi của dây thần kinh. Cơn đau có thể ổn định hoặc không liên tục, có thể xuất hiện đột ngột và tự biến mất mà không có bất kỳ lý do rõ ràng nào. Đau mạn tính có thể xảy ra ở gần như bất kỳ phần nào của cơ thể.

Đau mạn tính

Một số loại đau mạn tính phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau đầu, bao gồm cả Migraine, đau đầu căng cơ và đau đầu cụm
  • Đau sau phẫu thuật, đau vết mổ
  • Đau sau chấn thương
  • Đau cổ gáy
  • Đau khớp ( khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, gót chân…)
  • Đau thắt lưng / đau thắt lưng lan mông chân theo đường đi của thần kinh tọa
  • Đau bụng: Đau bụng mạn tính thường liên qua đến các bệnh lý nội khoa hoặc sản phụ khoa
  • Đau liên quan đến bệnh lý ung thư và các hội chứng cận ung
  • Đau thần kinh (đau do tổn thương thần kinh): Đau sau zona, đau dây V, đau thần kinh liên sườn…
  • Đau do tâm lý (đau không phải do bệnh tật, chấn thương hoặc tổn thương thần kinh)

Theo Hiệp hội Đau mạn tính Hoa Kỳ, hơn 1,5 tỷ người trên thế giới bị đau mạn tính. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra khuyết tật lâu dài ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến khoảng 100 triệu người Mỹ.

Nguyên nhân nào gây ra đau mạn tính?

Đau mạn tính thường được gây ra bởi một chấn thương ban đầu, chẳng hạn như gãy xương, trật khớp, bong gân hoặc căng cơ. Đau mạn tính cũng có thể xuất hiện sau khi mắc phải một số bệnh lý nội khoa như Đái tháo đường, viêm khớp, lạc nội mạc tử cung…

Các nghiên cứu cho thấy, các cơn đau mạn tính có thể phát triển sau khi các dây thần kinh bị tổn thương. Tổn thương thần kinh làm cho cơn đau dữ dội hơn và kéo dài hơn. Trong những trường hợp này, điều trị chấn thương tiềm ẩn có thể không giải quyết được cơn đau mạn tính.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bệnh nhân có thể bị đau mạn tính mà không có bất kỳ chấn thương nào trước đó. Cơn đau đôi khi có thể là kết quả của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn chưa được phát hiện, chẳng hạn như:

  • Hội chứng mệt mỏi mạn tính ( Hội chứng suy nhược mạn): đặc trưng bởi sự mệt mỏi kéo dài, thường đi kèm với các cơn đau
  • Đau cơ xơ hóa: đau lan rộng ở các cơ bắp. Đây là một bệnh lý loại trừ
  • Bệnh viêm ruột: một nhóm các tình trạng gây viêm và đau mạn tính trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn.
  • Rối loạn thái dương hàm: một tình trạng gây đau mạn tính ở vùng khớp thái dương – hàm, hoặc cứng hàm, có tiếng kêu lụp cụp ở khớp thái dương – hàm khi há ngậm miệng

Đau mạn tính

Ai có nguy cơ bị đau mạn tính?

Đau mạn tính có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến nhất là ở người lớn tuổi.

Bên cạnh tuổi tác, các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển đau mạn tính bao gồm:

  • Chấn thương
  • Phẫu thuật
  • Giới nữ
  • Thừa cân hoặc béo phì

Điều trị đau mạn tính như thế nào?

Mục tiêu chính của điều trị là giảm đau và tăng cường vận động. Điều này giúp bạn trở lại với các hoạt động hàng ngày mà không cảm thấy khó chịu.

Mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn đau mạn tính có thể khác nhau giữa các cá nhân. Vì vậy, các bác sĩ tạo ra các kế hoạch quản lý đau cụ thể cho từng người. Kế hoạch quản lý cơn đau của bạn sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng của bạn và bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào. Phương pháp điều trị y tế, biện pháp thay đổi lối sống hoặc kết hợp các phương pháp này có thể được sử dụng để điều trị cơn đau mạn tính của bạn.

Thông thường điều trị đau mạn tính cần kết hợp đa phương pháp (ví dụ: giảm đau, vật lý, tâm lý trị liệu)

Nguyên nhân đặc biệt của đau mạn tính nên được tìm kiếm và điều trị sớm. Điều trị sớm cơn đau cấp luôn luôn là ưu tiên và có thể hạn chế hoặc ngăn ngừa hiện tượng cảm ứng và tái tổ chức và do đó ngăn ngừa sự tiến triển đến đau mạn tính.

Có thể sử dụng thuốc hoặc phương pháp vật lý, các liệu pháp tâm lý và thay đổi hành vi. Cách tiếp cận đa ngành tại các phòng khám chuyên khoa về đau sẽ hữu ích với nhiều bệnh nhân đã có bằng chứng suy giảm chức năng hoặc không đáp ứng với nỗ lực quản lý hợp lý của bác sĩ.

Trong hầu hết các trường hợp đau mạn tính, dù do nguyên nhân từ các bệnh lý nội khoa, tâm lý hay chưa tìm được nguyên nhân, bạn đều cần được thăm khám kĩ lưỡng bởi bác sĩ và thực hiện điều trị theo lời khuyên của bác sĩ.

Thuốc điều trị đau mạn tính

Một số loại thuốc có sẵn có thể giúp điều trị đau mạn tính. Sau đây là một vài ví dụ:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn, bao gồm paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Aspirin, ibuprofen, meloxicam, celecoxib…
  • Thuốc giảm đau opioid, bao gồm morphine, codeine và hydrocodone. Nhóm thuốc này có thể gây ra phụ thuộc liều và gây nghiện cho người bệnh
  • Thuốc giảm đau bổ trợ, ví dụ như thuốc chống trầm cảm ( Amitriptilin) và thuốc chống co giật (Topipramat)
  • Thuốc điều  trị đau do thần kinh như Gabapentin, Pregabalin…

Một số phương pháp không dùng thuốc để điều trị đau mạn tính

Một số phương pháp không dùng thuốc cũng tỏ ra khá hiệu quả trong việc kiểm soát đau mạn tính. Các phương pháp không dùng thuốc có một số ưu điểm hơn so với dùng thuốc như: Không gây hại cho gan, thận, dạ dày; không gây nghiện hay phụ thuộc liều

Một số phương pháp không dùng thuốc có thể kể đến như:

Kích thích điện (Xung điện):

Làm giảm đau bằng cách đưa dòng điện nhẹ vào cơ thể của bạn. Dòng điện xung có tác dụng thư giãn các cơ bắp bị co thắt, tăng tuần hoàn dòng máu đến các mô của cơ thể.

Châm cứu:

Châm cứu tỏ ra hiệu qua đối với nhiều trường hợp đau mạn tính.

Châm cứu, liệu pháp trong y học cổ truyền Trung Quốc, là một trong những liệu pháp bổ sung được chấp nhận rộng rãi nhất ở thế giới phương Tây và thường là một phần của y học tích hợp.

Các huyệt trên cơ thể được kích thích, thường là bằng cách châm kim mỏng vào da và mô dưới da. Kích thích những điểm cụ thể này được cho là sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của khí (một sinh lực phổ quát) dọc theo các con đường năng lượng (kinh mạch) và do đó khôi phục lại sự cân bằng

Xoa bóp, massage, chườm ấm

Phương pháp xoa bóp, massage hoặc chườm ấm vùng đau bằng các loại thảo dược có thể giúp bạn cải thiện tình trạng cơn đau. Tuy nhiên, bạn có thể phải chịu đựng cơn đau quay trở lại bất kì lúc nào. Cách tốt hơn là kết hợp nhiều phương pháp theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát các cơn đau mạn tính của bạn

Các bài tập:

Các bài tập phù hợp giúp giảm tình trạng co thắt cơ và duy trì biên độ hoạt động bình thường của các khớp, giúp kiểm soát các cơn đau mạn tính do bệnh lý cơ xương khớp.

Nếu bạn bị đau lưng mạn tính, bạn có thể cải thiện cơn đau với 2 bài tập sau:

Bài tập 1: Nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, một chân co vào bụng, dùng 2 tay kéo đầu gối sát vào ngực; giữ khoảng 15 giây rồi đổi bên.

Một lần làm khoảng 15 động tác co chân như trên; ngày làm 1 – 2 lần.

Cũng có thể gập cả 2 đùi vào bụng, dùng 2 tay kéo, cố gắng gập cổ cho đầu gần sát khớp gối.

Bài tập 2:  Nằm ngửa, 2 chân gấp, bàn chân đặt xuống giường, cẳng chân vuông góc với mặt giường, 2 tay giang rộng đặt trên mặt giường hoặc đặt trên bụng.
Xoay chân tối đa sang 2 bên có thể làm được, đồng thời xoay đầu phối hợp. Xoay đầu và chân ngược chiều nhau, chân xoay bên trái thì đầu xoay sang phải, sau đó làm ngược lại.

Một lần xoay khoảng 20 – 30 cái; ngày làm 2 – 3 lần.

Nếu bạn đang phải chịu đựng những cơn đau cổ gáy mạn tính, hãy thử 2 bài tập sau đây:

Bài tập 1: Bài tập vận động cột sống cổ

Tác dụng: Là bài tập khởi động giúp đốt cháy năng lượng và giãn cơ tránh cho các chấn thương khi tập luyện.

Tiến hành tập luyện: Người tập ở tư thế ngồi khoanh chân hoặc đứng thẳng. Bắt đầu từ động tác cúi đầu về phía trước, cằm thấp tối đa. Tốt nhất là cằm chạm ngực. Nếu cằm bạn có thể chạm vào ngực tức là các khe đốt sống cổ có độ giãn tốt.

Tiếp theo từ từ di chuyển đầu bằng cách xoay vòng trò sang phải, ra phía sau rồi sang bên còn lại. Thực hiện động tác xoay phải 5 lần. Sau đó lại xoay trái 5 lần nữa.

Lưu ý thực hiện động tác một cách nhịp nhàng, tốc độ vừa phải. Khi di chuyển chú ý thực hiện hết tầm vận động của cổ sang các phía.

Bài tập 2: Bài tập  kéo căng cơ vùng bắp tay, cánh tay và vai.

Tác dụng: Bài tập này giúp kéo căng cơ vùng bắp tay, cánh tay và vai.

Thực hiện động tác: Động tác này có thể thực hiện cả khi bạn đang đứng hoặc ngồi.

Bước 1: bắt chéo tay phải trước ngực đưa sang bên trái. Đồng thời dùng khuỷu tay trái vòng xuống dưới qua tay phải, kéo tay phải sang trái thêm. Giữ nguyên tư thế trong 10 giây.

Đổi tay và thực hiện động tác tương tự với tay còn lại. Mỗi bên chúng ta sẽ tập 3 lần.

Bước 2: dựng phần cánh tay phải, khuỷu tay phải hướng lên trời. Lòng bàn tay phải úp. Tay trái hướng xuống, cẳng tay vòng ra sau lưng, lòng bàn tay trái ngửa. Các ngón của hai tay co hờ, đan cài với nhau. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây.

Bước 3: Thả tay trở lại vị trí ban đầu. Đổi tay và thực hiện lại tương tự. Mỗi tay làm 3 lần.

Đau mạn tính

Thay đổi cách sinh hoạt cho bệnh nhân đau mạn tính

Ngoài ra, các biện pháp thay đổi lối sống khác nhau có thể giúp giảm các cơn đau mạn tính. Ví dụ như:

  • Luyện tập thái cực quyền, tập dưỡng sinh, khí công
  • Liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc
  • Liệu pháp thú cưng
  • Tâm lý trị liệu
  • Thiền, Yoga
  • Chăm sóc tốt cơ thể của bạn: Ăn uống tốt, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên có thể giữ cho cơ thể khỏe mạnh và giảm cảm giác căng thẳng.
  • Tiếp tục tham gia vào các hoạt động hàng ngày của bạn: Bạn có thể duy trì tâm trạng tốt và giảm căng thẳng bằng cách tham gia vào các hoạt động bạn thích và giao lưu với bạn bè. Đau mạn tính có thể làm cho nó khó khăn để thực hiện một số nhiệm vụ và công việc nhất định. Nhưng cô lập bản thân có thể khiến cho bạn cảm thấy tiêu cực hơn về tình trạng của bạn và tăng sự nhạy cảm của bạn với nỗi đau.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Bạn bè, gia đình và các nhóm hỗ trợ có thể giúp bạn giúp đỡ và mang lại sự thoải mái trong những thời điểm khó khăn. Cho dù bạn đang gặp rắc rối với các công việc hàng ngày hoặc bạn chỉ đơn giản là cần một sự thúc đẩy cảm xúc, một người bạn thân hoặc người thân có thể cung cấp sự hỗ trợ bạn cần.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC