Co giật nửa mặt có nguyên nhân là gì và cách điều trị

Cơn co giật nửa mặt là gì ?

Co giật nửa mặt là tình trạng các cơ ở một nửa khuôn mặt bị co giật bất thường. Bệnh lý này tuy không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh, từ đó cản trở giao tiếp xã hội, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày.

Thông thường, các cơ của vùng mặt được điều khiển bởi các dây thần kinh mặt (còn gọi là dây thần kinh VII). Có một dây thần kinh mặt điều khiển mỗi bên mặt. Nó bắt đầu từ sâu bên trong não và qua nhiều cấu trúc để đến khuôn mặt. Các dây thần kinh mặt dẫn truyền tín hiệu từ não đến các cơ vùng mặt để thực hiện co thắt hay thư giãn cơ. Nếu dây thần kinh này bị chèn ép có thể ảnh hưởng đến các tín hiệu điều khiển các cơ vùng mặt, từ đó dẫn đến các cơn co giật nửa mặt.

co giật nửa mặt

Triệu chứng co giật nửa mặt

Co giật nửa mặt là một bệnh khởi phát âm thầm, tiến triển chậm và diễn tiến mãn tính. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân than phiền bệnh khởi phát khá nhanh.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh là chứng co giật tự ý một bên mặt, vùng xuất hiện đầu tiên thường là cơ mí mắt. Bệnh nhân cảm giác được mí mắt co giật nhẹ giống như nháy mắt nhưng nhẹ hơn, có thể không kéo dài. Tình trạng co giật có thể nặng hơn khi mắt phải làm việc quá sức trong thời gian dài hoặc khi bạn lo lắng.

Nếu nghiêm trọng, tình trạng co thắt mí mắt có thể khiến mắt đóng hoàn toàn hoặc xếch lên thấy rõ. Khi co giật nửa mặt tiến triển nặng hơn, các vùng cơ khác sẽ bắt đầu bị co giật và nhận thấy rõ ràng, bao gồm: lông mày, vùng quanh miệng, má, hàm, cổ trên, cằm, môi,… Tất cả các cơ ở một bên mặt có thể bị co thắt đồng thời, xuất hiện cả khi thức hay khi ngủ và thường mỗi cơn co giật không kéo dài.

Bệnh co giật nửa mặt cũng gây ra một số triệu chứng khác như:

  • Xuất hiện tiếng ồn trong tai, cảm giác như ù tai.
  • Có thay đổi về thính giác.
  • Cảm giác đau tai, đặc biệt là sau tai.
  • Co thắt cơ lan đến nửa bên còn lại của mặt.

Gần 30% bệnh nhân than phiền nghe thấy âm thanh trầm, lách cách trong tai cùng bên khi co giật mặt, triệu chứng này gây ra do hoạt động bất thường của cơ bàn đạp do thần kinh mặt bị kích thích.

Tuy nhiên không có sự thay đổi về vị giác, không có những triệu chứng thần kinh tự chủ như chảy nước mắt hay nước mũi như trong đau đầu cụm. Trong một số trường hợp khác ngoài co giật nửa mặt bệnh nhân có những cơn chóng mặt kèm theo khi co giật.

Các chức năng được xem là do co thắt nửa mặt gây ra bao gồm: gây khó khăn trong khi lái xe, khi đọc sách, khi xem tivi hoặc phim, cũng như gây cho bệnh nhân cảm thấy ức chế và trầm cảm, cảm giác khó chịu cũng như thấy xấu hổ về tình trạng bệnh, lo lắng về các phản ứng của người khác về tình trạng co thắt mặt của mình.

Nguyên nhân gây ra co giật nửa mặt

Nguyên nhân gây ra co giật nửa mặt vẫn chưa được hiểu rõ. Tại thời điểm này, các bác sĩ tin rằng nguyên nhân chính là do chèn ép lên dây thần kinh mặt từ một cấu trúc hoặc bất thường trong não.

Nguyên nhân thường gặp nhất là do mạch máu ở thân não chèn ép lên dây thần kinh. Liệt Bell, khối u, nhiễm trùng và đột quị là các nguyên nhân hiếm gặp khác. Thỉnh thoảng, không có nguyên nhân nào được tìm thấy, và bác sĩ gọi là co thắt nửa mặt vô căn (không rõ nguyên nhân)

Cơn co giật nửa mặt gây ra những hậu quả gì ?

  • Những cơn co giật nhẹ có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mất tự tin, ảnh hưởng tới việc ăn uống, nói năng của bệnh nhân.
  • Sự co giật làm mắt bệnh nhân chếch lên phía trên, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của bệnh nhân và làm mắt dễ bị viêm nhiễm.
  • Cơn co giật nặng có thể gây biến dạng khuôn mặt, làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống của bệnh nhân.

Co giật nửa mặt có di truyền không?

Các nguyên nhân gây co giật nửa mặt không do di truyền, vì thế không chắc rằng bạn sẽ truyền bệnh này cho con cái

Co giật nửa mặt được chẩn đoán bằng cách nào?

Dựa trên triệu chứng bệnh, qua quan sát tính chất và thăm hỏi bệnh sử, bác sĩ có thể xác định được tình trạng co giật khởi phát ở các nhóm cơ của một bên mặt. Cần thăm khám kỹ hơn để đánh giá mức độ bệnh qua tình trạng suy yếu các nhóm cơ mặt cùng bên bị co giật.

Ngoài ra, chẩn đoán chính xác bệnh sẽ dựa trên một số phương pháp khác như:

Ghi điện cơ

Ghi điện cơ bằng cực kim giúp đánh giá khả năng dẫn truyền của dây thần kinh chi phối cơ một nửa bên mặt.

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp CT có cản quang hoặc chụp MRI giúp quan sát rõ phần mềm và những tổn thương thần kinh.

Một số sang thương nơi góc cầu tiểu não cũng có thể gây co giật nửa mặt. Vì vậy khi làm chẩn đoán, bệnh nhân được chụp một phim CT có cản quang hoặc MRI để loại trừ các nguyên nhân này.

Đôi khi trên MRI có thể ghi nhận động mạch đốt sống dãn, phì đại chèn vào phức hợp VII,VIII.Naraghi dùng CISS-3D MRI để tái tạo khảo sát chèn ép mạch máu tại vùng Root exit zone.

Vai trò của hình ảnh học trong bệnh co giật nửa mặt chỉ là xét nghiệm loại trừ các nguyên nhân khác ngoài nguyên nhân chèn ép mạch máu thần kinh. Trong đa số các trường hợp, hình ảnh học không thể giúp chẩn đoán chính xác mạch máu “thủ phạm” gây nên triệu chứng.

Điều trị co giật nửa mặt như thế nào?

Đa số các bệnh nhân co giật nửa mặt đều than phiền về vấn đề thẩm mỹ, tâm lý xã hội do cơn co giật mặt gây ra. Một số bệnh nhân nặng còn lo lắng cơn co giật có thể gây nguy hiểm khi họ đang vận hành máy móc, tàu xe.

Mục tiêu điều trị của bệnh nhân bị co giật nửa mặt là làm giảm sự chèn ép dây 7, giảm các tín hiệu thần kinh tự phát và giúp các cơ mặt được thư giãn để giảm tần suất các cơn giật.

Thuốc uống, tiêm botulinum toxin và phẫu thuật là các điều trị sẵn có cho người bệnh bị co thắt nửa mặt. Các phương pháp này đều có hiệu quả và các hạn chế nhất định. Người bệnh và bác sĩ sẽ thảo luận xem phương pháp điều trị nào là tốt nhất cho từng người.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc có tác dụng tốt với tình trạng co giật nửa mặt nhẹ hoặc cơn co giật không thường xuyên. Thuốc sẽ tác động làm dịu xung thần kinh, giúp thư giãn cơ bắp và từ đó cũng giảm cơn co thắt. Các loại thuốc thường dùng trong điều trị co giật nửa mặt bao gồm:

  • Thuốc chống động kinh Topiramate, carbamazepine.
  • Thuốc an thần Clonazepam, Diazepam.

Mỗi bệnh nhân có thể đáp ứng với thuốc khác nhau và liều lượng khác nhau, do đó cần thời gian để xác định liều thuốc phù hợp. Bệnh nhân có thể phải dùng thuốc điều trị lâu dài để kiểm soát co giật nửa mặt, mà việc uống lâu dài các thuốc này có nhiều nguy cơ bị tác dụng phụ. Vì vậy, các điều trị dưới đây thường được ưa thích hơn là thuốc uống.

Điều trị bằng tiêm Toxin

Botulinum toxin được tạo ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum. Chất này thường liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, khi được sử dụng với liều thích hợp, botulinum toxin giúp thư giãn các cơ bị co thắt quá mức một cách an toàn.

Botulinum toxin ứng dụng trong điều trị co giật nửa mặt năm 1980 đầu tiên ở Hoa Kì và Cơ quan thuốc và thực phẩm Hoa Kì (FDA) chứng nhận năm 1989

Botulinum toxin được tiêm vào các cơ vùng mặt và có tác dụng ngăn chặn các tín hiệu từ dây thần kinh mặt. Điều này giúp làm giảm sự co thắt cơ ở mặt.

Thuốc tiêm thường bắt đầu có hiệu quả sau vài ngày và hiệu quả của mỗi lần tiêm kéo dài khoảng 3 tháng. Khoảng 70-80% người bệnh co thắt nửa mặt hiệu quả với tiêm botulinum toxin.

Thường thì người bệnh cần tiêm thuốc lặp lại mỗi 3-4 tháng khi thuốc hết hiệu quả. Người bệnh có thể nhận điều trị botulinum toxin lâu dài.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm thuốc, bao gồm sụp mi, nhìn đôi, yếu cơ mặt thoáng qua, khó chịu ở mắt, bầm nơi tiêm. Các tác dụng phụ này thường nhẹ và tự hết sau 1-2 tuần. Tiêm botulinum toxin là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh lựa chọn nhất.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ điều trị tạm thời triệu chứng bởi vì không giải quyết được chèn ép mạch máu thần kinh gây kích thích dây thần kinh VII.

Phẫu thuật giải ép vi mạch Jannetta

Phẫu thuật giải ép vi mạch được ứng đầu tiên vào năm 1970 và đã đem lại những kết quả khả quan trong trong điều trị bệnh. Cho đến nay, phương pháp này đã được thực hiện ở nhiều trung tâm y khoa trên thế giới và có rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện đều cho hiệu quả điều trị cao.

Bệnh nhân được phẫu thuật bằng đường mổ dưới chẩm sau xoang sigma, sau khi vén tiểu não qua một bên dưới kính vi phẫu sẽ bóc tách và xác định dây thần kinh VII.

Dây thần kinh VII đi ra từ nhân dây VII nằm ngay rãnh hành cầu. Các bó dây VII chạy trên bề mặt cầu não khoảng 5 mm. Dễ dàng phân biệt màu trắng của của bó này với bề mặt màu hơi vàng của thùy nhung tiểu não có nhiều mao mạch.

Vùng Root exit zone của dây thần kinh mặt có một phần tự do nằm gần dây VIII. Điểm chèn ép hầu như luôn nằm trong khoảng từ rãnh hành cầu đến phần tự do này.

Sau khi đã bóc tách các quai động mạch chèn ép ra khỏi dây VII, dùng một miếng Teflon chèn vào giữa để mạch máu không chèn trực tiếp với thần kinh VII. Với cơ chế này mới chấm dứt được vòng tròn sinh lý bệnh thì mới có thể điều trị tận gốc bệnh lý co giật nửa mặt.

Kết quả phẫu thuật: Hết bệnh đạt được 85-93%, khoảng 70% trường hợp hết ngay sau phẫu thuật, gần 30 % trường hợp còn lại chỉ giảm và hết dần sau 3 tháng đến 1 năm.

Các biến chứng thường gặp như ù tai, giảm thính lực (6-13%), yếu hoặc liệt mặt tạm thời và vĩnh viễn thần kinh mặt (6-10%), khàn tiếng, chóng mặt ( 1-6%). Vì lý do này, phẫu thuật thường chỉ dành cho trường hợp co thắt nặng . Phẫu thuật cũng được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại.

Với sự tiến bộ của trang thiết bị hiện đại, phẫu thuật thần kinh đã tiến thêm những bước tiến mới, không những điều trị hết bệnh mà còn đảm bảo chức năng của bệnh nhân, đảm bảo chất lượng sống cũng như giảm tối đa các biến chứng liên quan đến phẫu thuật.

Vì vậy ngoài kính vi phẫu thuật hiện đại, việc phối hợp thêm nội soi hỗ trợ và theo dõi điện sinh lý thần kinh dây thần kinh mặt và dây thần kinh thính giác trong mổ đã giúp phẫu thuật viên thần kinh hạn chế tối đa vén não, bảo tồn được chức năng cấu trúc thần kinh mang lại hiệu quả phẫu thuật cao nhất đồng thời giảm tối đa các biến chứng, mang lại cảm giác an toàn cho bệnh nhân.

Người bệnh co giật nửa mặt có thể làm gì để giảm triệu chứng?

Bạn có thể thực hiện lối sống lành mạnh theo nguyên tắc “ba đủ” sau đây để nâng cao sức khỏe và hạn chế tác dụng phụ của các thuốc điều trị.

  • Đủ chất: Bạn cần dùng nhiều rau củ quả tươi, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân…), ngũ cốc và cá biển để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Điều này giúp quá trình xử lý và truyền tải tín hiệu thần kinh chính xác hơn.
  • Đủ giấc: Bạn nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, không thức quá khuya và hạn chế căng thẳng bằng cách tập yoga hay ngồi thiền… Đây là những cách tự nhiên giúp bạn cải thiện tình trạng co giật nửa mặt.

co giật nửa mặt

  • Đủ khỏe: Mỗi ngày, bạn có thể giúp các cơ mặt và cơ cổ linh hoạt hơn bằng cách dành 30 phút đi bộ, chạy bộ, tập dưỡng sinh, khí công hoặc vật lý trị liệu.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC