VIÊM KHỚP DẠNG THẤP – 8 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau.

Ở một số người, tình trạng này có thể tấn công gây phá hỏng nhiều hệ thống cơ thể như da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Bệnh diễn biến khởi phát nhanh, diễn tiến phức tạp, để hậu quả bệnh tật nặng nề do đó cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực ngay từ đầu.

Nên phối hợp các liệu pháp điều trị để làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Rối loạn tự miễn trong viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn nhận diện và tấn công nhầm các mô thuộc của cơ thể bạn.

Hệ thống miễn dịch nhầm các tế bào của cơ thể với những kẻ xâm lược bên ngoài và giải phóng các hóa chất gây viêm tấn công các tế bào đó.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Đây là một trong các bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, chiếm khoảng 0,5-2 % dân số.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp.

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể không có biểu hiện viêm khớp và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong máu.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn khá điển hình dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên.

Viêm khớp dạng thấp sớm có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp nhỏ hơn của bạn trước tiên, đặc biệt là các khớp đốt gần ngón tay ở bàn tay và đốt gần ngón chân ở bàn chân. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng xảy ra ở cùng một khớp ở cả hai bên cơ thể

Ngoài ra, còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác trên cơ thể.

Khoảng 40% những người bị viêm khớp dạng thấp cũng có các dấu hiệu và triệu chứng không liên quan đến khớp. Các khu vực có thể bị ảnh hưởng bao gồm: da, mắt, phổi, tim, thận, tuyến nước bọt, tủy xương, mô thần kinh, mạch máu,…

Các giai đoạn bệnh gia tăng hoạt động được gọi là giai đoạn bùng phát, xen kẽ với các giai đoạn bệnh thuyên giảm tương đối (duy trì ổn định) – khi sưng và đau giảm dần hoặc biến mất.

Theo thời gian, viêm khớp dạng thấp có thể khiến các khớp bị biến dạng và lệch khỏi trục vị trí.

 

Biến dạng bàn tay trong viêm khớp dạng thấp

Sự khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

Giống như viêm khớp dạng thấp, những người bị thoái hóa khớp có thể bị đau và cứng khớp khiến việc di chuyển trở nên khó khăn.

Những người bị thoái hóa khớp có thể bị sưng khớp sau khi hoạt động kéo dài, nhưng với tình trạng thoái hóa khớp không gây ra phản ứng viêm đáng kể dẫn đến các khớp bị ảnh hưởng sưng đỏ.

Không giống như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp không phải là bệnh tự miễn. Nó liên quan đến sự hao mòn tự nhiên của các khớp khi bạn già đi hoặc nó có thể hậu quả do chấn thương để lại.

Thoái hóa khớp thường thấy nhất ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể được nhìn thấy ở những người trẻ tuổi sử dụng quá mức một khớp cụ thể – chẳng hạn như người chơi quần vợt hoặc những người đã bị chấn thương nặng thường dễ bị thoái hóa khớp gối.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch. Tổn thương khớp trong viêm khớp dạng thấp là do hệ miễn dịch tấn công màng hoạt dịch, lớp mô xung quanh khớp; không phải sự bào mòn thông thường do tuổi tác, hay chấn thương.

Yếu tố nguy cơ của bệnh lý viêm khớp dạng thấp

Đây là một bệnh tự miễn toàn thân. Một số yếu tố di truyền và môi trường ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra bệnh lý viêm khớp dạng thấp.

Gen

Các nghiên cứu cho thấy viêm khớp dạng thấp chủ yếu ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 40–60 tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn. Nam giới <45 tuổi rất hiếm gặp viêm khớp dạng thấp.

Tiền sử gia đình mắc viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ khoảng ba đến năm lần

Năm 2016, người ta ước tính rằng yếu tố di truyền học có thể chiếm từ 40 đến 65% các trường hợp viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính, nhưng chỉ chiếm khoảng 20% ​​đối với viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính.

Viêm khớp dạng thấp có liên quan chặt chẽ với các gen của phức hợp kháng nguyên tương hợp mô chính (MHC) trong đó HLA-DR4 là yếu tố di truyền liên quan chính.

Môi trường

Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ, làm tăng nguy cơ gấp ba lần so với những người không hút thuốc, đặc biệt ở nam giới, những người nghiện thuốc lá nặng và những người có yếu tố thấp khớp dương tính.

Phơi nhiễm silica có thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp.

Một số yếu tố được cho là kích hoạt bệnh khởi phát trong môi trường, chẳng hạn như virus hoặc vi khuẩn (gây nhiễm trùng), căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần.

Thiếu Vitamin D

Một số nghiên cứu cho rằng những người bệnh có mức vitamin D thấp hơn 8-10 ng/mL có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn.

Chế độ ăn uống

Tiêu thụ nhiều muối natri, đường (đặc biệt là đường fructose), thịt đỏ và sắt có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp

Phân loại viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính

Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính, bạn có kết quả xét nghiệm máu dương tính với yếu tố dạng thấp RF hoặc anti-CCP.

Điều này có nghĩa là bạn có các kháng thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các khớp.

 

Cơ chế viêm trong viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính

Lúc ban đầu bạn có các triệu chứng đặc trưng của viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên kết quả xét nghiệm máu yếu tố dạng thấp RF âm tính và kết quả anti-CCP âm tính, thì bạn có thể bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính.

Cuối cùng, bệnh diễn tiến và phát triển xuất hiện các kháng thể, và làm thay đổi chẩn đoán của bạn thành viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính.

Viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên (JIA)

Viêm khớp vô căn ở trẻ vị thành niên cần cân nhắc đến bệnh viêm khớp dạng thấp, ở trẻ em từ 17 tuổi trở xuống. Tình trạng này trước đây được gọi là viêm khớp dạng thấp thiếu niên (JRA).

Các triệu chứng giống như các loại viêm khớp dạng thấp khác, nhưng bệnh cũng có thể bao gồm triệu chứng viêm mắt, cơ quan ngoài khớp và các vấn đề về phát triển thể chất khác

Điều trị viêm khớp dạng thấp – 5 điều cần biết

  1. Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.
  2. Điều trị phải kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, vật lý trị liệu – phục hồi chức năng và thậm chí là ngoại khoa.
  3. Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn nội trú, ngoại trú  (trong đợt khởi phát, toàn phát) và chăm sóc tại nhà (giai đoạn ổn định và duy trì).
  4. Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh và các tai biến biến chứng có thể xảy ra như biến dạng khớp, thiếu máu mạn tính,…
  5. Việc lạm dụng các loại thuốc có chứa corticoid trong điều trị viêm khớp dạng thấp nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung là rất nguy hiểm vì nhiều tác dụng phụ gây hại khó lường của nó (mục xương, ứ nước trong cơ thể, suy gan, suy thận, suy giảm hệ miễn dịch…)

Phòng ngừa

Không có biện pháp phòng ngừa nào cho bệnh lý viêm khớp dạng thấp ngoài việc giảm các yếu tố rủi ro.

Một số bằng chứng cho thấy rằng việc tăng mức vitamin D lên khoảng 40–60 ng/mL có thể làm giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp

Chăm sóc tại nhà

Ăn kiêng, tập thể dục, cai thuốc lá và chăm sóc sức khỏe tâm thần đều là chìa khóa để có sức khỏe tốt nói chung và hỗ trợ kiểm soát được tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe và giúp duy trì cân nặng, giảm tình trạng viêm tốt hơn

Duy trì vận động mỗi ngày

Các khớp bị sưng đau, bị cứng là một trong những nguyên nhân cản trở thói quen vận động.

Vận động giúp cải thiện phạm vi chuyển động của khớp và tăng tầm vận động của bạn. Tập thể dục cũng có thể tăng cường cơ bắp, có thể giúp giảm bớt một số áp lực lên trên khớp của bạn.

Ngay cả khi bạn không có thời gian để tập thể dục, hãy cố gắng biến việc vận động trở thành một phần thói quen hàng ngày của bạn.

– Sử dụng thang bộ thay vì đi thang máy.

– Đậu xe ở một nơi khiến bạn phải đi bộ một chút để vào nhà hay cơ quan.

– Đi con đường dài hơn đến một địa điểm quen thuộc hàng ngày ở cơ quan hay nhà của bạn….

Điều quan trọng là cố gắng duy trì hoạt động thể chất ngay cả trong giai đoạn bệnh bùng phát.

Cân bằng vận động và nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi cũng đặc biệt quan trọng khi viêm khớp dạng thấp hoạt động và các khớp cảm thấy đau, sưng hoặc cứng và toàn thân luôn kèm theo tình trạng mệt mỏi.

Bạn có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn trong thời gianbệnh bùng phát và ít hơn trong thời gian bệnh thuyên giảm. Nghỉ ngơi giúp giảm viêm, bảo vệ khớp và duy trì năng lượng.

Ngủ đủ giấc sẽ giúp giảm viêm, đau cũng như tình trạng mệt mỏi.

Điều trị nhiệt nóng và nhiệt lạnh đúng thời điểm

Phương pháp điều trị bằng nhiệt nóng, chẳng hạn như miếng đệm nhiệt hoặc tắm nước ấm, có xu hướng hiệu quả tốt nhất để làm dịu các khớp bị cứng và cơ bắp mệt mỏi.

Nhiệt lạnh lại là lựa chọn tốt nhất cho cơn đau cấp tính và khớp đang sưng. Nó có thể làm tê, co thắt mạch máu, từ đó làm giảm đau và giảm viêm.

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Một số thiết bị như nẹp, đai có thể giữ khớp của bạn ở tư thế nghỉ ngơi. Điều này có thể giúp giảm viêm, nhưng điều quan trọng là phải biết thời gian nên tạm ngừng sử dụng để ngăn ngừa  tình trạng “khớp bị đông cứng” do giữ nguyên ở một tư thế kéo dài.

Gậy và nạng có thể giúp bạn duy trì khả năng vận động, ngay cả trong giai đoạn bùng phát.

Bạn cũng có thể lắp đặt các thiết bị như thanh vịn và tay vịn trong phòng tắm và dọc theo cầu thang để hỗ trợ di chuyển trong nhà, phòng ngừa té ngã.

Giảm căng thẳng và trị liệu bổ sung

Có nhiều cách khác nhau để thư giãn và ngừng tập trung vào cơn đau. Chúng bao gồm thiền định, hít thở sâu và suy nghĩ về những hình ảnh trong tâm trí khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.

Massage, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu có thể giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng hoặc lo lắng.

Thực phẩm bổ sung

Các nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung các chất dầu cá chứa curcumin (nghệ) và omega-3 có thể giúp giảm đau do viêm khớp dạng thấp và cứng khớp buổi sáng.

Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi dùng bất kỳ thực phẩm bổ sung nào, để được tham vấn về các tác dụng phụ và nó có thể tương tác như thế nào đến các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.

Thái độ tích cực

Dành thời gian để làm những việc bạn thích sẽ giúp cải thiện tâm trạng, điều này có thể giúp giảm đau.

Chế độ ăn uống cho người viêm khớp dạng thấp

Một chế độ ăn chống viêm để giúp làm giảm triệu chứng đau của bạn. Ngoài ra ăn nhiều chất xơ cũng rất quan trọng vì vậy nên chọn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau tươi và trái cây tươi.

Thực phẩm có nhiều axit béo omega-3

  • Loại cá có độ béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích và cá thu.
  • Hạt chia
  • Hạt lanh
  • Quả óc chó

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa chẳng hạn như vitamin A, C và E, và selen,…

  • Quả mọng, chẳng hạn như quả việt quất, câu kỷ tử và dâu tây
  • Sô cô la đen
  • Rau chân vịt
  • Đậu thận trắng hoặc đỏ (Phaseolus vulgaris)
  • Hạt hồ đào
  • Atisô

Câu kỷ tử

Thực phẩm có chứa flavonoid

  • Các sản phẩm từ đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ và miso
  • Quả mọng (berries)
  • Trà xanh
  • Bông cải xanh
  • Quả nho

Những gì bạn không ăn cũng quan trọng như những gì bạn ăn. Cần  tránh các loại thực phẩm kích hoạt bệnh nặng hơn, chúng bao gồm carbohydrate đã được chế biến, chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa (trans fats).

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính hiện không chữa trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Người bệnh thường có các đợt bùng phát, xen kẽ với các giai đoạn tương đối ổn định, không có triệu chứng được gọi là đợt thuyên giảm.

Quá trình của bệnh thay đổi từ người này sang người khác, và các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng.

Mặc dù các triệu chứng có thể tạm ngừng trong thời gian dài, các vấn đề về khớp do viêm khớp dạng thấp thường sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Đó là lý do tại sao điều trị sớm là rất quan trọng để giúp trì hoãn tổn thương khớp nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến khớp hoặc lo lắng về bệnh lý viêm khớp dạng thấp, hãy đi thăm khám bác sĩ để được tầm soát, kiểm tra, tư vấn và hỗ trợ điều trị.

 

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC