triệu chứng ho và 8 điều bạn cần biết

Triệu chứng ho

 Triệu chứng ho là gì?

 Triệu chứng ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất gây kích ứng ra khỏi đường hô hấp. Vì vậy, phản xạ ho cũng là cách để cơ thể tự bảo vệ và chữa lành.

 Triệu chứng ho kéo dài dưới 3 tuần là ho cấp tính. Hầu hết tình trạng này sẽ ngừng hoặc cải thiện đáng kể trong vòng 2 tuần.

Nếu kéo dài từ 3-8 tuần và có cải thiện vào thời gian cuối thì được gọi là ho bán cấp.

Trường hợp kéo dài dai dẳng hơn 8 tuần được xem là ho mạn tính.

Các loại ho thường gặp

Có nhiều kiểu ho, người ta có thể mô tả ho theo cách thời gian kéo dài của bệnh hoặc mô tả theo cảm giác hoặc âm thanh khi ho. Mỗi loại ho có thể phản ánh một tình trạng sức khỏe khác nhau của con người.

  • Ho khan: Là một chứng ho mạn tính không có đờm.
  • Ho có đờm: Là tình trạng ho kèm đờm khiến tiếng ho nghe đặc.
  • Ho gà: Là những cơn ho dữ dội kịch phát kéo dài đến vài phút sau đó là tiếng thở hổn hển.
  • Ho thóc: Tiếng ho giống như tiếng sủa có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.
  • Ho hen: Là một căn bệnh phức tạp do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mạnh với tác nhân kích thích từ môi trường, dẫn đến viêm, tăng tiết chất nhầy và tắc nghẽn, co thắt đường thở.
  • Ho ra máu: Loại ho này thường gặp ở bệnh lao phổi, ung thư phổi.
  • Ho khó thở/tức ngực: Tình trạng ho khó thở, đau tức ngực thường là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, thuyên tắc phổi, viêm phế quản.
  • Ho về đêm: Ho về đêm thường là ho khan hoặc ho có đờm. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng đường hô hấp, hội chứng chảy mũi sau, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, giãn phế quản, ung thư phổi

Các triệu chứng ho

Tùy vào từng nguyên nhân gây triệu chứng ho mà mỗi loại ho có thể đi kèm với các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng thường thấy nhất bao gồm:

  • Khô cổ họng, miệng
  • Đau rát hoặc ngứa cổ họng
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Sốt
  • Chảy nước mắt
  • Mệt mỏi, đau đầu
  • Tức ngực, khó thở
  • Khó nuốt
  • Hay bị sặc khi ăn
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Hay khạc nhổ
  • Thở khò khè

Nguyên nhân gây ra triệu chứng ho

Nguyên nhân phổ biến nhất của triệu chứng ho cấp tính ở người lớn là nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus cấp tính, còn được gọi là cảm lạnh thông thường và viêm phế quản cấp tính.

nguyên nhân gây ra triệu chứng ho

Viêm phế quản cấp tính thường do virus nhưng nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra bệnh. Các nguyên nhân gây triệu chứng ho cấp tính phổ biến khác bao gồm: viêm mũi xoang cấp tính, ho gà, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, suy tim sung huyết, viêm phổi và thuyên tắc phổi.

 Triệu chứng ho bán cấp thường gặp nhất sau nhiễm trùng thứ phát do viêm phế quản hoặc viêm mũi xoang hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus chưa hồi phục.

 Triệu chứng ho mạn tính rất khó chẩn đoán, cần thăm khám chuyên khoa để đánh giá nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể bao gồm: bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan không do hen, viêm phế quản mạn tính, ho do nhiễm trùng, không dung nạp thuốc ức chế men chuyển, bệnh ác tính, bệnh phổi kẽ, viêm xoang mạn tính.

Tình trạng chảy nước mũi sau một thời gian dài gây kích ứng đường hô hấp trên và gây ho. Có nhiều loại bệnh bao gồm viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi xoang xuất tiết, viêm mũi xoang nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.

  • Viêm mũi xoang cấp tính

Nguyên nhân gây triệu chứng ho chủ yếu là do phản ứng của việc tăng tiết chất nhầy và chảy dịch mũi sau. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc của các xoang cạnh mũi, thường có nguyên nhân từ virus nếu bệnh kéo dài dưới 7-10 ngày, nhưng có thể liên quan đến nhiễm vi khuẩn nếu bệnh kéo dài hơn 10 ngày.

  • Viêm phế quản cấp

Nhiễm trùng vùng họng- mũi- phổi làm cho các ống phế quản bị viêm gây tắc nghẽn đường dẫn khí từ bên ngoài đi vào phổi. Các cơn ho sẽ xảy ra trong nhiều ngày và có thể kèm theo chất nhầy có màu và đặc trong vài tuần. Nếu triệu chứng này không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tiếp tục tái phát thì có thể bạn đã mắc phải một vấn đề khác và cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

  • Viêm mũi dị ứng

Tình trạng viêm niêm mạc mũi thứ phát do dị ứng với các tác nhân từ môi trường như bụi khói, hóa chất, phấn hoa… Sự kích ứng này dẫn đến tăng tiết chất nhầy và chảy nước mũi sau làm kích thích đường thở gây ra phản ứng ho.

  • Hen suyễn

Là một bệnh phức tạp, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng mạnh với tác nhân kích thích từ môi trường, dẫn đến viêm, tăng tiết chất nhầy, niêm mạc phù nề, làm hẹp và tắc nghẽn đường thở

Đường thở bị hẹp lại và sưng lên nên kích thích phản ứng ho. Nguyên nhân gây bùng phát lên cơn hen có thể do phấn hoa, bụi, khói, tập thể dục, không khí lạnh, cảm lạnh thông thường và thậm chí là căng thẳng.

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng phổi bị mất tính đàn hồi và gặp các vấn đề về lưu thông khí, dẫn đến sự phát triển các bệnh nhiễm trùng như viêm phế quản cấp tính và viêm phổi do vi khuẩn. Khi đợt cấp xảy ra, nhu mô phổi bị viêm và tăng phản ứng dẫn đến co thắt đường thở, làm suy giảm chức năng của phổi. Điều này gây ra sự tích tụ các chất tiết nhầy có mủ và đặc trong tiểu phế quản và phế nang dẫn đến phản ứng ho.

  • Ho gà

Một bệnh có triệu chứng lâm sàng đặc trưng bởi những cơn ho dữ dội kịch phát kéo dài vài phút, sau đó người bệnh phát ra tiếng thở hổn hển. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis dẫn đến hình thành chất nhầy trong đường hô hấp.

Quá trình nhiễm trùng ho gà kéo dài đến 6 tuần và được đặc trưng bởi 3 giai đoạn bao gồm, giai đoạn khởi phát, giai đoạn kịch phát và giai đoạn hồi phục.

    • Giai đoạn khởi phát: Được đặc trưng bởi triệu chứng buồn nôn, hắt hơi, sốt nhẹ, chảy nước mắt và nghẹt mũi.
    • Giai đoạn kịch phát: Xảy ra trong vòng 2 tuần và đặc trưng bởi các đợt ho đặc trưng, sau đó là nôn mửa.
    • Giai đoạn hồi phục: Là tình trạng ho mạn tính có thể kéo dài hàng tuần. Căn bệnh này là một chẩn đoán nghiêm trọng cần được chú ý kịp thời vì có nguy cơ cao gây bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh.
  • Viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan

Là tình trạng tăng phản ứng của tiểu phế quản mà không có dấu hiệu hen suyễn và có thành phần tăng bạch cầu ái toan do hệ thống miễn dịch hoạt động kém. Tăng bạch cầu ái toan dẫn đến tăng nồng độ các cytokine gây viêm và kích ứng đường thở và gây triệu chứng ho

  •  Viêm phế quản mạn tính

Là tình trạng ho kéo dài hơn ba tháng liên tục trong hai năm do chất nhầy tiết ra quá nhiều gây bít tắc đường thở. Triệu chứng ho sau nhiễm trùng xảy ra do tăng độ nhạy cảm của thụ thể ho và tăng phản ứng tạm thời của phế quản trong quá trình hồi phục sau nhiễm trùng phổi nặng. Điều này có thể liên quan chặt chẽ đến tổn thương biểu mô được phát triển từ bệnh lý ban đầu.

  • Viêm xoang mạn tính

Tình trạng viêm và kích ứng kéo dài của xoang và niêm mạc mũi với dịch mủ thứ phát do vi khuẩn gây bệnh thường dẫn đến triệu chứng ho. Các vi khuẩn dễ phát triển khi nhiễm trùng xoang tái đi tái lại nhiều lần như tụ cầu và các vi khuẩn gram âm khác.

  • Bệnh hen phế quản

Bệnh hen phế quản biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng ho, không phải thở khò khè như trong bệnh hen suyễn điển hình. Các triệu chứng thường gặp là ho không có đờm lặp đi lặp lại, xảy ra cả ngày lẫn đêm và trầm trọng hơn khi vận động, trời lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.

  • Viêm phổi

Khi vi khuẩn, virus hoặc nấm thâm nhiễm vào phổi sẽ làm cho các túi khí bên trong chứa đầy dịch hoặc mủ dẫn đến các cơn ho có đờm đặc. Một số triệu chứng có thể kèm theo gồm sốt, ớn lạnh và khó thở. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm thuốc kháng sinh trong trường hợp viêm phổi do vi khuẩn, thuốc ho và thuốc giảm đau hạ sốt.

  • Bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi thường có biểu hiện sốt và ho có đờm hoặc ho khan kèm theo sụt cân. Tình trạng nặng có thể có triệu chứng ho ra máu.

  • Viêm phổi hít

Bệnh viêm phổi hít xảy ra khi thanh môn không đóng kín trong khi nuốt. Điều này cho phép thức ăn hoặc chất lỏng đi vào đường thở, thay vì thực quản dẫn đến viêm phổi hít.

  • Thuyên tắc phổi

Khi một khối thuyên tắc hình thành và đọng lại trong các mao mạch phổi sẽ dẫn đến thuyên tắc phổi. Thuyên tắc phổi sẽ gây ra triệu chứng ho dai dẳng.

  • Bệnh phổi kẽ

Thuộc các rối loạn gây ra sẹo và xơ cứng mô phổi tiến triển do tiếp xúc lâu dài với các nhân tố nguy hiểm khác nhau, chẳng hạn như amiăng, silicone, bụi than, bức xạ hoặc kim loại nặng. Công nhân nhà máy điện hạt nhân, công nhân khai thác than, công nhân phun cát hoặc những người làm các công việc tương tự có nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ dẫn đến triệu chứng ho mãn tính.

Một số loại bệnh tự miễn bao gồm viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, viêm đa cơ, hội chứng Sjogren và bệnh sarcoidosis có thể gây ra bệnh phổi kẽ.

  • Suy tim sung huyết

Là tình trạng bơm máu của tim suy giảm dẫn đến tắc nghẽn mạch máu phổi dẫn đến phù nề và gây triệu chứng ho.

  • Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng ho mạn tính. Quá trình đẩy dịch axit từ dạ dày lên họng và thanh quản sẽ gây kích thích các thụ thể của thanh quản dẫn đến phản ứng ho.

Tình trạng ho thường nặng hơn vào ban đêm do tư thế nằm của người bệnh khiến axit dạ dày dễ trào lên thực quản gây kích thích niêm mạc họng.

  • Sử dụng thuốc

Nhóm thuốc ức chế men chuyển được sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp có tác dụng phụ gây ho với tỷ lệ cứ 5 người dùng thì có 1 người bị triệu chứng ho. Nếu tình trạng này xảy ra với bạn thì cần báo ngay với bác sĩ để có thể chuyển sang loại thuốc khác thích hợp hơn.

  • Một số bệnh ung thư

Các bệnh ác tính có thể gây ra hàng loạt hiệu ứng như tắc nghẽn hoặc suy yếu đường thở, dẫn đến tích tụ chất nhầy, nhiễm trùng thứ cấp và kích thích gay triệu chứng ho.

 Khi nào bị triệu chứng ho nên tới bệnh viện?

Nếu có triệu chứng ho kèm các triệu chứng sau đây, người bệnh nên tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

  • Thở khò khè;
  • Sốt trên 38,5℃ hoặc sốt kéo dài hơn 2-3 ngày;
  • Ớn lạnh;
  • Đờm, đặc biệt là đờm có màu vàng, xanh hoặc lẫn máu.

Hãy gọi cấp cứu khi:

  • Khó thở, phải thở dốc.
  • Ho ra máu.
  • Đau tức ngực dữ dội.

Triệu chứng ho được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ho bằng các câu hỏi thăm khám triệu chứng của người bệnh, chẳng hạn như:

  • Tình trạng này bắt đầu từ khi nào?
  • Có các dấu hiệu và triệu chứng nào kèm theo hay không?
  • Tình trạng có nặng hơn hay dịu đi khi thực hiện một số hành động nhất định nào đó hay không?

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm trước khi chẩn đoán. Người bệnh cần phải cung cấp thông tin một cách chính xác cho bác sĩ.

 Các phương pháp điều trị triệu chứng ho

Thông thường, các cơn ho do nhiễm virus có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu cơn ho quá khó chịu và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc ức chế ho như pholcodine, dextromethorphan và thuốc kháng histamin.

Nếu triệu chứng ho có đàm (đờm), người bệnh có thể sử dụng thêm một số thuốc long đàm. Trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm thuốc kháng sinh để chữa ho.

Có thể sử dụng với tác dụng giãn phế quản trong đường thở bị co thắt để giảm triệu chứng trong các tình huống khẩn cấp

Nếu triệu chứng ho do trào ngược dạ dày thực quản thì trào ngược dạ dày thực quản cần được điều trị tích cực bằng cách tránh ăn các chất dễ gây trào ngược như sô cô la, caffeine, rượu và thuốc lá; ngăn ngừa trào ngược dịch vị dạ dày bằng cách kê cao đầu, không ăn trong vài giờ trước khi đi ngủ. Ngoài ra, có thể điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton ở liều lượng tối đa.

Nếu triệu chứng ho do chức năng tim, người bệnh cần phải điều trị theo các khuyến nghị tim mạch phù hợp tùy vào các triệu chứng cụ thể của mỗi cá nhân.

Điều trị triệu chứng ho bằng Đông y

 triệu  chứng ho, ho có đàm thuộc chứng ” khái thấu” trong đông y.

  • Khái: là ho có tiếng mà không  có đàm
  • Thấu: là chỉ ho có đàm mà không có tiếng

Trên thực tế thông thường thấy ho vừa có đàm vừa  có tiếng nên gọi chung là khái thấu

Theo y học cổ truyền, khái thấu là do nhiều loại nguyên nhân thuộc ngoại cảm hoặc nội thương gây ra làm cho Phế mất tuyên phát, túc giáng, Phế khí thượng nghịch ( đi ngược lên trên mà không đi xuống) gây phát sinh ho, ho có đàm.

Ngoại cảm được hiểu là do cảm nhiễm ngoại tà ( phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) từ đường miệng, mũi, da lông xâm nhập vào Phế, là nguyên nhân chủ yếu gây ngoại cảm khái thấu.

Còn nội thương là do công năng tạng phủ mất điều hòa, mất bình thường gây nên.

Để điều trị khái thấu, thầy thuốc sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà đưa ra phác đồ điều trị thích hợp bằng các phương pháp như:

  • Dùng thuốc: tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà thầy thuốc sẽ lựa chọn các bài thuốc khác nhau. Các vị thuốc thường được sử dụng như: Trân bì, Cát cánh, Bạc hà, Tía tô, Cúc hoa, Tang diệp, Hạnh nhân, Phong phong, Mạch môn…
  • Châm cứu: là phương pháp sử dụng các kim nhỏ châm vào các huyệt vị trên cơ thể giúp điều hòa Phế khí, thanh Phế, hóa đàm từ đó làm giảm ho.

châm cứu điều trị triệu chứng ho

Một số huyệt thường được sử dụng như: Phế du, Đản trung, Phong Trì, Liệt khuyết, Thái uyên, Khổng tối…

Ngoài ra các phương pháp như: xoa bóp bấm huyệt, nhĩ châm, cấy chỉ… cũng được sử dụng trong điều trị khái thấu.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC