Sụp mí mắt và 6 điều bạn cần biết

sụp mí mắt

Sụp mí mắt là gì?

Sụp mí mắt (blepharoptosis, ptosis, drooping eye) là sự sa của mí mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường ở tư thế nhìn thẳng. Mí có thể bị sụp với các mức độ khác nhau, 1 bên hoặc cả 2 bên với độ sụp cân xứng hoặc không cân xứng.

Tình trạng này không gây đau nhưng cản trở tầm nhìn, khiến người bệnh phải ngửa đầu ra sau và nâng cằm lên, nhướng mày để nâng mí mắt lên. Lâu dần, động tác này ảnh hưởng đến đầu và cổ.

Sụp mí mắt ảnh hưởng đến mọi đối tượng, nếu trẻ em mắc bệnh này, chúng có thể bị nhược thị hoặc mắc chứng “mắt lười”, khiến thị lực kém. Việc mắt không phát triển bình thường trong thời thơ ấu gây tác động tiêu cực đến thị lực, tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ. Theo thời gian, mí mắt sụp xuống quá nhiều, cản trở tầm nhìn. Nếu trẻ bị sụp mí mắt cần được điều trị sớm để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị lực.

Nguyên nhân gây sụp mí mắt

Tình trạng sụp mí mắt xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân cốt lõi sau:

  • Yếu tố bẩm sinh

Có những người bị sụp mí mắt bẩm sinh, tức là sinh ra đã bị. Lúc này, mí trên của 2 bên mắt không đồng đều, bên cao bên thấp, gây ra tình trạng bất cân xứng. Càng lớn thì biểu hiện của sụp mí mắt càng rõ, dễ nhận thấy.

Sụp mí mắt bẩm sinh (Congenital ptosis) xuất hiện ngay sau khi sinh và thường gặp nhất (chiếm 55 – 75% các trường hợp sụp mi). Sụp mí mắt bẩm sinh gặp ở khoảng 1,8% trẻ sơ sinh và có thể phối hợp với những bất thường khúc xạ, vận nhãn và dị dạng ở sọ mặt. Sụp mí mắt bẩm sinh một bên chiếm khoảng 75%.

Sụp mí mắt bẩm sinh có thể gây ra những hậu quả: Nhược thị nếu mi sụp che diện đồng tử (khoảng 19% có thị lực kém), tật khúc xạ do áp lực của mi mắt lên nhãn cầu (63,1% số mắt nhược thị do sụp mi có kèm theo tật khúc xạ), hạn chế thị trường, cong lệch cột sống do cố ngửa cổ để nhìn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ gây tâm lý mặc cảm, hạn chế giao tiếp của trẻ. Có nhiều cơ chế sụp mí mắt bẩm sinh:

    • Sụp mí mắt bẩm sinh do cơ là thường gặp nhất, do loạn phát cơ nâng mi bẩm sinh, số lượng các sợi cơ nâng mi giảm đi và bị thay thế bằng các tổ chức xơ, mỡ. Do vậy, chức năng cơ nâng mi yếu, hạn chế cả co và dãn. Biểu hiện: Biên độ vận động mi giảm, có thể mất nếp mi, có nếp nhăn trán, nhiều mỡ mi trên,…
    • Sụp mí mắt bẩm sinh do cân cơ: Thường do chấn thương sản khoa. Biểu hiện: Biên độ vận động mi không giảm đáng kể, nếp mi trên bị nâng cao hoặc không rõ.
    • Sụp mí mắt bẩm sinh do cơ học: Do bị chèn ép bởi khối u ở phần trên hốc mắt hoặc vùng lân cận (như u dạng bì, u mạch máu, u xơ thần kinh), do dị dạng sọ mặt,..
    • Sụp mí mắt bẩm sinh do thần kinh: Do quá trình phát triển, phân bố thần kinh bất thường trong giai đoạn phôi thai. Có nhiều thể bệnh như:
      • Liệt dây thần kinh sọ số III bẩm sinh (một phần hoặc hoàn toàn),
      • Hội chứng hạn chế nâng một mắt (Monocular elevation deficiency)
      • Liệt nâng kép (Double elevator palsy),
      • Sụp mi với đồng động kì dị như hiện tượng Marcus – Gunn (khi trẻ bú, nhai thì mi mắt mở được và chớp theo vận động của hàm, thường kèm theo nhược thị, tật khúc xạ, lác),
      • Hội chứng Horner bẩm sinh (hiếm gặp, có tính gia đình, bao gồm sụp mi nhẹ do liệt cơ Muller, co đồng tử, giảm sắc tố mống mắt, thụt nhãn cầu, giảm tiết mồ hôi nửa mặt cùng bên), bệnh nhược cơ bẩm sinh,..
    • Hội chứng chít hẹp mi (Blepharophimosis) hay hội chứng mi góc (Blepharocanthal syndrom): Là một phức hợp dị tật bẩm sinh có tính di truyền, bao gồm sụp mi, ngắn khe mi, nếp quạt ngược, khoảng cách 2 mắt xa nhau, sống mũi thấp.
  • Yếu tố tự nhiên

Có 3 cơ kiểm soát chuyển động của mí mắt. Cơ quan trọng nhất trong số đó là cơ nâng. Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến 1 trong 3 cơ đó cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của mí mắt, gây sụp mí bao gồm: sưng viêm vùng cơ nâng, đau giác mạc, côn trùng đốt,… Tuổi tác cũng có thể làm yếu cơ nâng mí mắt.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sụp mí mắt là chứng sụp mí do aponeurotic, hay còn gọi là sụp mí không tiến triển, xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi. Thường xuyên dụi mí mắt có thể gây sụp mí mắt

  • Thuốc

Một số loại thuốc điều trị có tác dụng phụ gây sụp mí mắt. Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể không được thông báo về tác dụng phụ này. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ mình bị sụp mí mắt do sử dụng thuốc, cần xem lại danh sách các loại thuốc người bệnh đang sử dụng, nếu có các loại thuốc như: thuốc giãn cơ, tiêm botox, thuốc huyết áp, kháng sinh, trầm cảm,… hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để xác định đúng loại thuốc nào đang ảnh hưởng đến mí mắt.

  • Yếu tố bệnh lý

Trong một số trường hợp, sụp mí mắt là do ảnh hưởng hoặc hậu quả của một số bệnh tật nhất định như: đột quỵ, u não, ung thư dây thần kinh hoặc cơ. Các rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc cơ mắt như bệnh nhược cơ có thể dẫn đến sụp mí mắt.

Ngược lại, sụp mí có thể là dấu hiệu của một vài bệnh tiềm ẩn, đặc biệt nếu vấn đề này ảnh hưởng đến cả 2 mí mắt. Nếu chỉ 1 trong 2 mí mắt bị sụp xuống, đó có thể là kết quả của chấn thương dây thần kinh hoặc lẹo mắt tạm thời.

  • Chấn thương

Các chấn thương nghiêm trọng thường gây sụp mí mắt, bao gồm: chấn thương dây thần kinh do bệnh hoặc tác động ngoại lực (như va đập, té ngã,…), rối loạn thần kinh, đột quỵ,… Chấn thương do bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh khác.

Tai nạn gây chấn thương gần vùng mắt, phẫu thuật xâm lấn (bao gồm cả phẫu thuật thẩm mỹ mắt) thất bại cũng là nguyên nhân gây chấn thương vùng mắt, dẫn đến sụp mí mắt.

Tổn thương dây thần kinh do chấn thương mí mắt hoặc các tình trạng ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh khiến mí mắt bị sụp xuống. Hội chứng Horner là một trong những tình trạng như vậy. Horner là một hội chứng hiếm gặp xảy ra khi có sự can thiệp nào đó vào dây thần kinh của mắt. Nguyên nhân của hội chứng Horner có thể khác nhau, bao gồm:

    • Khối u.
    • Chấn thương tủy sống.
    • Tổn thương trong não.
    • Bất thường trong tăng trưởng các hạch bạch huyết.
    • Đôi khi, nguyên nhân của hội chứng Horner có thể không được xác định (vô căn).

Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường không kiểm soát kéo dài và huyết áp cao cũng có thể dẫn đến sụp mí, vì vậy điều quan trọng là phải xác định và điều trị những nguyên nhân gây sụp mí.

Triệu chứng mắt bị sụp mí

Triệu chứng điển hình của sụp mí mắt chính là 1 hoặc 2 bên mí mắt bị sụp xuống, che khuất một phần mắt trên hoặc có thể che toàn bộ con ngươi. Triệu chứng sụp mí mắt có thể biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và độ tuổi của người bệnh.

sụp mí mắt

  • Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường gặp khi bị sụp mí mắt là mí mắt trên bị sa xuống, cản trở tầm nhìn. Khi bị sụp mí mắt, người bệnh có cảm giác mở mắt khó khăn, tầm nhìn kém, ở mắt bị sụp mí khó mở lớn được. Đôi khi, người bệnh phải ngẩng đầu hoặc nhướng mắt để điều chỉnh thị lực. Sụp mí có thể xuất hiện ở 1 hoặc 2 mắt cùng lúc, mức độ nặng nhẹ khác nhau.

  • Triệu chứng ở người lớn tuổi

Triệu chứng sụp mí mắt ở người lớn tuổi thường đến từ những lão hóa ở cơ nâng mắt. Theo thời gian, mí mắt trên bắt đầu chảy xệ do các cơ nâng đỡ chúng mất đi sức mạnh. Chấn thương mắt, các vấn đề về hệ thần kinh và bệnh tật, như bệnh tiểu đường hoặc bệnh nhược cơ dần khiến mí mắt người lớn tuổi bị chảy xệ.

  • Triệu chứng sụp mí mắt nặng

Triệu chứng sụp mí mắt nặng là khi mí mắt trên chảy xuống, che khuất phần lớn hoặc toàn bộ con người. Tuy không gây đau, nhưng sụp mí nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn và vẻ ngoài của bệnh. Đây là tình trạng đáng báo động, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được can thiệp điều trị khắc phục triệu chứng và tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng sụp mí mắt?

Khi chỉ bị sụp mí ở một bên, bạn sẽ dễ dàng phát hiện bằng cách so sánh hai mí. Tình trạng sẽ khó phát hiện hơn khi nó xảy ra ở cả hai bên, hoặc nếu chỉ có vấn đề nhẹ.

Một cuộc khám sức khỏe và hỏi về tiền sử bệnh sẽ được thực hiện để xác định nguyên nhân.

Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện bao gồm:

  • Kiểm tra đèn khe. Bác sĩ có thể nhìn gần vào mắt bằng cách sử dụng ánh sáng cường độ cao. Mắt có thể giãn ra trong quá trình kiểm tra này, vì vậy, bạn có thể gặp một số khó chịu nhẹ.
  • Xét nghiệm Tensilon cho bệnh nhược cơ. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tensilon vào tĩnh mạch. Trong quá trình kiểm tra, bạn sẽ được yêu cầu liếc mắt qua lại hay làm một số cử động cơ để bác sĩ theo dõi và xem thuốc tensilon có cải thiện sức mạnh cơ mắt hay không, điều này sẽ giúp xác định các vấn đề gây sụp mí.
  • Kiểm tra trường thị giác.
  • Kiểm tra khả năng vận động của mắt (chuyển động của mắt).

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng sụp mí mắt?

Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa sụp mí mắt phù hợp. Hầu hết các trường hợp sụp mí là do lão hóa và không có bệnh lý liên quan. Trong trường hợp này, bạn sẽ không được điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn thực hiện các bài tập để giảm bớt tình trạng mắt sưng sụp mí ngay tại nhà.

Nếu mí mắt sụp làm hạn chế tầm nhìn, bạn sẽ cần điều trị y khoa hoặc có thể sử dụng kính để giữ mí mắt lên. Phương pháp điều trị này sẽ có hiệu quả nhất đối với sụp mí mắt tạm thời, do đó bạn không cần phải đeo kính mọi lúc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đeo kính nếu không đủ điều kiện để làm phẫu thuật.

Phẫu thuật nâng mí mắt được thực hiện để thắt chặt cơ mí mắt trên, nâng mí mắt bị chùng hoặc sụp xuống lên vị trí mong muốn.

Trong trường hợp nhẹ hơn, nó có thể được thực hiện để cải thiện sự xuất hiện của mí mắt.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật có thể cần thiết để điều chỉnh sự can thiệp vào thị lực.
Ở trẻ em, phẫu thuật có thể cần thiết để ngăn ngừa chứng giảm thị lực, chẳng hạn là nhược thị.

Chữa  sụp  mí mắt bằng đông y như thế nào?

Theo Y học cổ truyền, sụp mí mắt bản chất là do tiên thiên bất túc, nguyên dương hư yếu không nuôi dưỡng được nhục luân gây lên hoặc do hậu thiên không được nuôi dưỡng, tỳ vị bất hòa, khí huyết không đủ để nuôi dưỡng nhục luân dẫn đến mắt bị sụp mí. Phong hàn tà từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây tắc mạch lạc làm mí mắt không mở lên được.

Cũng chính vì vậy mà trong Đông y sẽ tùy theo từng nguyên nhân để có những pháp trị tương ứng.

  • Do nguyên dương hư yếu, tiên thiên bất túc, tương ứng với các trường hợp sụp mí bẩm sinh thì dùng pháp điều trị ôn dương ích khí thăng đề.
  • Do khí huyết không đủ nuôi dưỡng nhục luân, tương ứng các trường hợp sụp mí mắt tuổi già, sụp mí mắt sau sinh… thì dùng pháp kiện tỳ, ích khí thăng đề. Nhục luân được nuôi dưỡng, cơ mí mắt khỏe lên.
  • Do trúng phong hàn tà thì dùng pháp khu phong, trừ hàn, thông kinh lạc, ích khí thăng đề. Thường phải dùng thuốc đông y kết hợp châm cứu.
  • Do sang chấn, tương ứng các trường hợp sụp mí do chấn thương, phẫu thuật hỏng… thì dùng pháp điều trị hoạt huyết khứ ứ, ích khí thăng đề.

Các phương pháp thường được dùng để điều trị sụp mi mắt như: dùng thuốc, châm cứu, cấy chỉ và xoa bóp bấm huyệt.

  • Dùng thuốc: tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng sụp mí mắt mà thầy thuốc sẽ lựa chọn sử dụng các bài thuốc thích hợp tương ứng với các pháp trị kể trên.
  • Châm cứu: Đây là phương pháp chữa sụp mí mắt bằng Đông y khá phổ biến. Bằng cách đưa các kim mỏng vào các điểm châm cứu trên cơ thể để kích thích huyệt vị và  hành khí, hoạt huyêt, thông lạc. Trong trường hợp sụp mí mắt, các điểm châm cứu xung quanh vùng mắt và trán có thể được kích thích để tăng cường tuần hoàn máu và khí huyết đến vùng mí mắt, từ đó giúp cải thiện độ đàn hồi và cân đối cho da và cơ.

Các huyệt thường được sử dụng như: Toản trúc, Dương bạch, Ngư yêu, Thái dương, Phong trì, Túc tam lý…

châm cứu chữa sụp mí mắt

  • Xoa bóp bấm huyệt: xoa bóp nhẹ nhàng và bấm các huyệt vùng mắt giúp kích thích thần kinh cơ, thúc đẩy lưu thông khí huyết tăng cường dinh dưỡng cho vùng cơ bị bệnh.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC