Đầu châm_một phương pháp châm cứu độc đáo

Đầu châm

Đầu châm là gì?

Đầu châm là phương pháp chữa bệnh bằng châm ở da đầu. Phương pháp này thể hiện sự kết hợp giữa châm cứu và lý luận y học hiện đại. Đó là tác dụng của mỗi vùng vỏ đại não.

Sơ lược về lịch sử của đầu châm

Từ 2500 năm trước Công nguyên, tác phẩm Hoàng Đế Nội Kinh đã mô tả mối liên quan giữa não và các tạng phủ trong  cơ thể cũng như các thủ thuật châm cứu vùng đầu.

Vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, danh y Biển Thước đã được ghi nhận chữa khỏi chứng ” chết giả” của Thái tử nước Quắc bằng cách châm vào huyệt Bách hội.

Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian dài việc sử dụng các huyệt vùng da đầu để điều trị bệnh lý toàn thân còn chưa thật sự phát triển, chỉ thường được kết hợp với thể châm.

Năm 1971, Jiao Shunfa, bác sĩ giải phẫu thần kinh ở tỉnh Sơn tây (Trung Quốc) đánh dấu sự ra đời của hệ thống đầu châm hiện đại kết hợp châm cứu truyền thống với kiến thức thần kinh học của các khu vực đại diện vỏ não.

Về sau, có nhiều hệ thống đầu châm khác ra đời như: đầu châm theo Fang Yunpeng, đầu châm theo Tang Songyan, đầu châm theo Zhu Mingqing, đầu châm Nhật Bản theo Yamamoto, Bát quái đầu châm theo Liu. Do đó, cho đến nay, đầu châm chưa được thống nhất mà vẫn đang được phát triển và hoàn thiện.

Một tiêu chuẩn danh pháp cho các đường đầu châm đã được phát triển bởi Tổ chức Y tế thế giới WHO, sử dụng kí hiệu bảng chữ cái MS ( viết tắt của từ “vi hệ thống” [Microsystem] và “điểm da đầu” [Scalp point] (được thông qua vào năm 1984 và được xác nhận lại vào năm 1989), chỉ ra 14 đường hoặc vùng trị liệu dựa trên sự kết hợp giữa lý thuyết của các trường phái đầu châm khác nhau.

Cơ sở lý luận của đầu châm

Theo Y học cổ truyền, não được mô tả trong nhiều học thuyết và các tác phẩm kinh điển khác nhau. Theo học thuyết tạng tượng (Nội Kinh Tố Vấn), não được xếp vào phủ kỳ hằng, là do tinh tủy hội tụ mà thành, gọi là “tủy hải”, nằm trong hộp sọ, là chỗ cư trú của nguyên thần. Đầu  còn là hội của các kinh dương, là nơi khí huyết được kinh mạch dẫn về, vì vậy các điểm trên đầu có thể điều chỉn các rối loạn tạng phủ, đây là cơ sở lý luận chính của phương pháp đầu châm.

The Y học hiện đại, vị trí của các khu châm cứu da đầu dựa trên hệ thống phản xạ somatotopic được tổ chức trên bề mặt da đầu. Theo sinh lý và giải phẫu đại não, Brodmann phân chia võ não ra làm 52 diện khác nhau, tương ứng với mỗi vùng diện tích trên vỏ não sẽ tiếp nhận và chi phối hoạt động của một vùng cơ thể nhất định.

Hệ thống somatotopic da đầu hoạt động như một máy phát thu nhỏ tiếp xúc trực tiếp với hệ thần kinh trung ương và hệ thống nội tiết .

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bằng cách kích thích những vùng phản xạ đó, châm cứu có thể có tác dụng trực tiếp trên vỏ não, hơn thế nữa là các thành phần khác của não bô và nội tiết, từ đó gây tác động trực tiếp lên chính nó và toàn bộ cơ thể bằng cách sữa chữa khu trú vùng não bị tổn thương, tăng cường dẫn truyền neuron, tăng cường điều hào hoạt động  thần kinh nội tiết… Qua đó, giúp cải thiện và điều hòa các vùng cơ thể mà nó  chi phối.

Giải phẫu học da đầu

Da đầu gồ 5 lớp đi từ nông vào sâu gồm:

Phần da trên đầu: da dày, chứa nhiều tuyến bã nhờn và chân tóc.

Mô liên kết cứng chắc: phần này có nhiều tổ chức xơ cứng dày chắc dày đặc, chứa dây thần kinh và mạch máu vùng da đầu. Thành mạch ở đay được bám dính  bời các tổ chức xơ khó co lại được nên khi tổn thương sẽ chày máu nhiều và khó cầm.

Mạc trên sọ: Phần này là một lớp mô xơ cứng dày đặc chạy từ cơ ở phía trước đến sau chẩm

Mô liên kết lỏng lẻo: Phần này cực kỳ mỏng manh, giúp phân tách ba lớp trên ra với màng ngoài sọ. Thông thương với các xoang tĩnh mạch bằng  các tĩnh mạch liên lạc. Lớp này còn gọi là “Vùng nguy hiểm”. Nếu các tác nhân nhiễm trùng vào đến phần này dễ lan nhanh ra toàn bộ sọ hoặc đi sâu vào các xoang tĩnh mạch trong sọ.

Màng ngoài xương sọ: cung cấp chất dinh dưỡng cho xương và tái tạo xương. Nó dính một  cách lỏng lẻo với lớp xương đặc ở mặt sâu, máu có thể tụ tại đây và hình dạng máu tụ sẽ có hình dạng của xương sọ tương ứng.

Ba lớp da, mô liên kết cứng chắc và mạc trên sọ dính với nhau rất chặc và thành một lớp, vì thế nếu vết thương không xuyên qua lớp mạc trên sọ thì sẽ không có khe hở.

  • Mạch máu nuôi dưỡng:

Vùng da đầu chủ yếu được nuôi bởi hệ thống các nhánh động mạch của động mạch cảnh  ngoài: trán trong, trên ổ mắt, gò má thái dương, thái dương nông, tai sau, chẩm.

Hệ thống bạch mạch vùng  chẩm được dẫn lưu bởi hạch bạch huyết vùng chẩm (có 13 hạch nằm ở phía sau đầu) đổ vào chuỗi hạch cổ nông.

Các hạch sau tai (thường có 2 hạch) dẫn lưu  ở phần sau vùng thái dương và phần trên mặt sọ của vành tai và phần sau ống tai ngoài đổ vào chuỗi hạch bạch huyết  cổ nông.

Các hạch bạch huyết tai nông (có 1-3 hạch) nằm ngay trước bình tai, dẫn lưu mặt ngoài loa tai và da gần vùng thái dương đổ vào hạch cổ sâu trên.

Các nhánh thần kinh chi phối cảm giác vùng da đầu chủ yếu từ dây thần kinh sinh ba và đám rối cổ nông ( C1-C4): trán trong, trên ổ mắt, gò má thái dương, tai thái dương, chẩm nhỏ, chẩm lớn.

Phân bố vùng và tác dụng của từng vùng đầu châm theo Jiao Shunfa

Hai đường chuẩn để xác định các vùng đầu châm theo lý thuyết Jiao Shunfa

Trong phương pháp đầu châm có hai tuyến quan trọng nhất. Trên cơ sở của hai tuyến này mà người thầy thuốc xác định được những vùng châm ở đầu:

Đường chuẩn 1 ( chính giữa – trước sau): đường dọc giữa đầu, nối từ giữa hai cung lông mày đến đường viền dưới của đỉnh ụ chẩm ngoài.

Đường chuẩn 2 (tuyến mi chẩm): đường nối từ giữa cung lông mày đến đường viền dưới của đỉnh ụ chẩm ngoài (đi ngang qua mí tóc trán và loa tai).

Mười sáu vùng đầu châm theo Jiao Shunfa

Đầu châm

  • Vùng vận động

Vị trí: là đường chạy theo mặt bên của đầu. Đường này được xác định bởi:

    • Điểm trên nằm trên đường dọc giữa đầu và sau điểm giữa đường chuẩn 1 0,5cm.
    • Điểm dưới nằm ở giao điểm của đường chuẩn 2 với chân tóc trán.

Vùng này được chia làm 5 phần:

    • 1/5 trên là vùng chi dưới và vùng thân mình
    • 2/5 giữa là vùng chi trên.
    • 2/5 dưới là vùng mặt (cũng là vùng ngôn ngữ 1 tương đương với vùng ngôn ngữ Broca)

Tác dụng: điều trị liệt những vùng tương ứng bên đối diện. Đoạn 2/5 dưới còn được dùng điều trị thất ngôn kiểu vận động, chảy nước miếng, phát âm khó.

  • Vùng cảm giác

Vị trí: đường song song với vùng vận động và cách phía sau 1,5cm. Đường này cũng được chia làm 5 đoạn.

    • 1/5 trên là vùng cảm giác chi dưới đầu và vùng thân mình
    • 2/5 giữa là vùng cảm giác chi trên.
    • 2/5 dưới là vùng cảm giác mặt.

Tác dụng: điều trị những trường hợp đau nhức, tê, dị cảm ở những vùng tương ứng bên đối diện.

  • Vùng thất điều và run

Vị trí: đường song song với đường vận động và cách phía trước 1,5cm.

Tác dụng: điều trị Parkinson, múa vờn, run

  • Vùng vận mạch

Vị trí: đường song song với đường vận động và cách phía trước 3cm (trước vùng thất điều và run 1,5cm).

Tác dụng: điều trị tăng huyết áp, phù nề nông ngoài da.

  • Vùng tiền đình ốc tai

Vị trí: vùng tiền đình ốc tai là đoạn nằm ngang dài 4cm (từ đỉnh loa tai lên 1,5cm là điểm giữa; từ đây kéo ra trước 2cm, ra sau 2cm).

Tác dụng: điều trị chóng mặt, ù tai, thính lực giảm, ảo thính hội chứng Menière. Điều hòa và tăng cường hoạt động bù trừ các rối loạn dây thần kinh số VIII

  • Vùng ngôn ngữ 2

Vị trí: đây là đường song song với đường dọc giữa đầu và dài 3cm. Điểm bắt đầu của đường này nằm dưới ụ xương đỉnh 2cm, từ điểm này kéo một đoạn dài 3 cm về phía sau

Tác dụng điều trị: điều trị mất ngôn ngữ định danh- tức không có khả năng đặt tên các đối tượng. Trong rối loạn này, người bệnh có thể mô tả một đối tượng, nhưng không thể tạo ra danh từ

  • Vùng ngôn ngữ 3

Vị trí: từ điểm giữa của vùng tiền đình ốc tai kéo ra sau 4cm. Có thể xem đây là đoạn kéo dài của vùng tiền đình ốc tai.

Tác dụng: điều trị thất ngôn kiểu cảm giác ( Wernicke), bệnh nhân có thể nói rõ các từ, nhưng từ ngữ không có ý nghĩa.

  • Vùng tâm thể vận động

Vị trí: từ ụ xương đỉnh, kẻ một đường thẳng đứng xuống dưới và hai đường nghiêng tạo với đường thẳng đứng thành một góc 400 (có 2 góc 400) mỗi đường dài 3cm.

Tác dụng: điều trị mất phối hợp động tác ( còn được gọi là bệnh mất phối hợp động tác trong việc nói, mất phối hợp động tác về lời nói, hay bệnh loạn vận ngôn)

  • Vùng vận cảm ở chân

Vị trí: đây là hai đường song song với đường giữa (mỗi đường ở một bên) và cách đường giữa 1cm. Điểm bắt đầu của vùng này tương ứng với điểm trên của khu cảm giác kéo ra sau 1cm, từ điểm đó gạch một đường dài 3 cm hướng về phía trước

Tác dụng: vùng này dùng trong điều trị đau, liệt nặng chi dưới bên đối diện, đau do bong gân cùng thắt lưng cấp, tiểu đêm, sa tử cung.

  • Vùng thị giác

Vị trí:  Lấy một điểm trên đường ngang ụ chẩm ngoài, các đường giữa 1 cm. Từ điểm này kéo lên trên thành một đường thẳng dài 4cm.

Tác dụng: mất thị lực do đột quỵ hoặc tổn thương não, ảo thị giác và  chứng rung giật nhãn cầu.

  • Vùng thăng bằng

Vị trí: lấy một điểm trên đường ngang ụ chẩm ngoài, cách đường giữa 3,5cm. Từ điểm này kéo xuống thành một đường thẳng dài 4cm.

Tác dụng: điều trị những rối loạn thăng bằng có nguyên nhân tiểu não, choáng váng.

  • Vùng dạ dày

Vị trí: kẻ một đường thẳng trước sau, đi ngang qua giữa đồng tử, song song với đường giữa đầu và cắt nếp tóc trán tại một điểm. Từ điểm này kéo thẳng lên một đoạn dài 2cm (có thể xem chân tóc trán nằm trên cung mày 6 phân).

Tác dụng: điều trị đau dạ dày, khó chịu vùng thượng vị.

  • Vùng gan mật

Vị trí: trên đường như vùng dạ dày (vừa nêu trên) nhưng kéo xuống trán 2cm.

Tác dụng: Điều trị bệnh lý gan mật, đau hông sườn, bệnh gan mạn.

  • Vùng khoang ngực

Vị trí: đường song song với đường dọc giữa đầu, nằm giữa đường dọc giữa và đường vùng dạ dày (nêu trên). Vùng này kéo dài 4cm (trên chân tóc trán 2cm và dưới chân tóc trán 2cm).

Tác dụng điều trị: ho, hen, khó thở; cảm giác khó chịu ở vùng ngực, nấc cụt

  • Vùng sinh dục

Vị trí: lấy đường đối xứng với đường của vùng ngực  qua đường của vùng dạ dày . Từ nếp tóc trán lên 2cm.

Tác dụng: Điều trị rong kinh, điều trị sa tử cung (phối hợp với vùng vận cảm ở chân), đau vùng bụng dưới.

Vùng đường ruột.

Vị trí: đây là vùng kéo dài của đường sinh dục  (vừa nêu trên) và kéo xuống dưới nếp tóc trán 2cm.

Tác dụng: điều trị bệnh lý về đường ruột.

Đầu châm

Kỹ thuật đầu châm

  • Chọn kim đầu  châm

Kim thường sử dụng trong đầu châm là kim dài từ 2,5cm – 3cm

  • Tư thế của bệnh nhân trong đầu châm

Tùy thuộc vào yêu cầu trị liệu (nghĩa là vùng cần châm) mà chọn tư thế. Nói chung, thường chọn tư thế ngồi, nằm ngửa hoặc nghiêng một bên.

  • Tiến hành đầu châm

Nên châm huyệt Thần môn trên loa tai để ổn định và tránh nhạy cảm cho bệnh nhân khi kích thích mạnh vùng da đầu

Sát trùng kỹ vùng cần châm. Kim qua da nhanh theo góc khoảng 15-30°, sau khi đến mô dưới da tiến kim theo hướng vùng kích thích đến độ sâu thích hợp đạt được đắc khí. Trong lúc đi kim có thể dùng tay còn lại giữ nhẹ da đầ vùng châm để đi kim dễ hơn và giảm đau.

Trong lúc châm có thể vê kim hoặc tiến lùi kim để đạt cảm giác đắc khí

Trong lúc điều trị nên tập vận động  chủ động hoặc bị động vùng tổn thương. Khi rút kim cần đè chặt bông gòn để tránh chảy máu do vùng đầu có rất nhiều mạch máu.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC