Song thị-nguyên nhân và cách điều trị

song thị

Song thị là gì?

Chứng song thị hay nhìn đôi xảy ra khi mắt bạn nhìn thấy hai hình ảnh của cùng một vật thể trong cùng một lúc.

Khoảng 90% trường hợp song thị là tạm thời và không gây ảnh hưởng lâu dài hoặc nghiêm trọng đối với thị lực. Tuy nhiên, chứng song thị có thể làm giảm khả năng xác định khoảng cách xa gần, khiến việc lái xe, đọc sách hay đi bộ trở nên khó khăn hơn.

Phân loại

Bác sĩ sẽ phân loại chứng song thị thành hai dạng tùy theo mức độ ảnh hưởng, chúng bao gồm:

  • Song thị một mắt xuất hiện khi bạn chỉ sử dụng một mắt tại thời điểm đó. Lúc này, hiện tượng nhìn đôi có thể xuất hiện như một cái bóng.
  • Song thị hai mắt xuất hiện khi cả hai mắt mở cùng một lúc. Tình trạng này sẽ biến mất nếu bạn che một bên mắt của mình lại.
    Ngoài ra, song thị hai mắt cũng được chia ra thành:
  • Song thị dọc, hai hình ảnh của cùng một vật sẽ xuất hiện cùng lúc với một trên và một ở dưới.
  • Song thị ngang, hai hình ảnh của cùng một vật xuất hiện cạnh nhau.

Nguyên nhân gây ra song thị

Song thị có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt, nguyên nhân rất phức tạp và đa dạng song cần xác định nguyên nhân chính xác mới có thể điều trị hiệu quả. Vậy tại sao song thị lại khiến người bệnh nhìn thấy hai hình ảnh giống hệt nhau trong khi thực tế chỉ có một?

Bình thường, khi mắt nhìn vào một vật thì chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh rõ nét của vật đó do ảnh của vật phản chiếu và hội tụ trên hoàng điểm của võng mạc. Tuy nhiên ở bệnh nhân song thị, do bị lệch trục ở một hoặc cả hai bên mắt nên ảnh vật không hội tụ chính xác ở hoàng điểm. Kết quả là người bệnh không nhìn rõ ảnh vật thực tế mà nhìn thấy hai hình ảnh cạnh nhau hoặc xếp chồng lên nhau.

Song thị có thể là bẩm sinh song khá ít gặp, chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ và người trưởng thành do ảnh hưởng của bệnh lý thần kinh, bệnh về mắt hoặc chấn thương. Cụ thể một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Song thị hai mắt

Hiện tượng này xảy ra khi hai mắt cùng nhìn một vật và thấy hai hình ảnh, tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất nếu che một bên mắt lại.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra là do bệnh lác hoặc lé mắt khiến hình ảnh mà hai mắt thu được không cùng vị trí và não bộ nhận tín hiệu với hai hình ảnh khác nhau.

nguyên nhân gây song thị

Lác mắt thực tế không hiếm gặp, tuy nhiên không phải tất cả những người bị lác mắt đều mắc tật song thị. Một số nguyên nhân gây lác mắt gồm:cử động quá mạnh và nhanh khiến hai mắt không cùng theo kịp, cơ mắt bị yếu hoặc tê liệt, bất thường ở dây thần kinh kiểm soát,…

Ngoài hai nguyên nhân chính trên, song thị ở hai mắt còn do một số nguyên nhân khác như:

  • Rối loạn chức năng tuyến giáp: Tuyến giáp nằm ở cổ và sản xuất ra một loại hormone gọi là thyroxine. Những thay đổi trong chức năng tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến các cơ bên ngoài điều khiển mắt. Điều này bao gồm bệnh mắt Grave, trong đó mắt có thể lồi ra do mỡ và mô tích tụ phía sau mắt.
  • Đột quỵ hay cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA): Khi bị đột quỵ, máu không đến được não do tắc nghẽn mạch máu. Điều này có thể ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não hoặc dây thần kinh điều khiển cơ mắt và gây ra hiện tượng nhìn đôi.
  • Phình mạch: Phình mạch là chỗ phình ra trong mạch máu. Điều này có thể áp lực lên dây thần kinh của cơ mắt.
  • Thiếu khả năng hội tụ (Convergence insufficiency): Trong tình trạng này, hai mắt không hoạt động cùng nhau một cách chính xác. Nguyên nhân chưa được biết rõ nhưng nó được cho là do các cơ điều khiển mắt thực hiện không chính xác.
  • Đái tháo đường: Điều này có thể ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho võng mạc ở phía sau của mắt. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh điều khiển chuyển động của cơ mắt.
  • Bệnh nhược cơ: Điều này có thể gây ra sự suy yếu các cơ, bao gồm cả những cơ mắt.
  • Khối u não và ung thư: Một khối u hay khối u phát triển phía sau mắt có thể cản trở chuyển động tự do hay làm hỏng dây thần kinh thị giác.
  • Bệnh đa xơ cứng: bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, bao gồm các dây thần kinh trong mắt.
  • Mắt thâm: Chấn thương có thể khiến máu và chất lỏng tích tụ quanh mắt. Điều này có thể gây áp lực lên mắt hoặc các cơ và dây thần kinh xung quanh nó.
  • Chấn thương đầu: Tổn thương vật lý đối với não, dây thần kinh, cơ hoặc hốc mắt có thể hạn chế chuyển động của mắt và các cơ mắt.

Song thị một mắt

Song thị một mắt nhận biết bằng cách khi che một bên mắt lại, chỉ thấy bên mắt bị tật nhìn thấy hai hình ảnh của cùng một vật. Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng như:

  • Hội chứng thị giác màn hình: do ánh sáng xanh từ màn hình điện tử có năng lượng lớn tiếp xúc với mắt trong thời gian quá dài, gây tổn thương tế bào võng mạc, dẫn đến rối loạn điều tiết mắt. Kết quả là người bệnh bị song thị, suy giảm thị lực hoặc mờ mắt,…
  • Loạn thị: Loạn thị cũng có thể gây ra song thị một bên mắt, khiến người bệnh nhìn đôi hoặc nhìn mờ.
  • Đục thủy tinh thể: thủy tinh thể cần trong suốt để truyền trọn vẹn tia sáng, tuy nhiên khi thủy tinh thủ bị đục mờ, kéo màng mây thì thị lực cũng bị ảnh hưởng. Song thị là một trong những triệu chứng có thể gặp khi đó.
  • Bất thường ở võng mạc: Võng mạc là nơi tiếp nhận ánh sáng hội tụ để phản ánh hình ảnh mắt thu được, do vậy bệnh lý ở võng mạc ảnh hưởng lớn đến thị lực. Người bệnh có thể bị song thị do ảnh hưởng của võng mạc cần điều trị tránh gây mù lòa vĩnh viễn.
  • Hình dạng giác mạc thay đổi: Khi lớp niêm mạc phía trước của mắt phát triển phình lớn, hình ảnh mắt thu được cũng bị thay đổi. Triệu chứng người bệnh xuất hiện là hiện tượng song thị, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng,…

Song thị tạm thời

Đôi khi, song thị có thể xảy ra tạm thời trong những tình huống như nhiễm độc rượu, sử dụng benzodiazepin, opioid hoặc một số loại thuốc điều trị co giật và động kinh. Chấn thương đầu như sự chấn động cũng có thể gây ra nhìn đôi tạm thời.

Đặc biệt, khi mệt mỏi hay đôi mắt phải hoạt động quá nhiều cũng có thể dẫn tới tình trạng này. Nếu thị lực bình thường không hồi phục lại nhanh sau đó thì cần đi khám bác sĩ ngay càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán song thị như thế nào?

Nếu bị song thị, bạn nên nghỉ ngơi, ngừng làm việc, nhắm mắt để giảm căng thẳng, mệt mỏi và bảo vệ sức khỏe. Nhưng sau đó thị lực vẫn không được hồi phục thì cần sớm đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.

Các bước chẩn đoán song thị bao gồm:

  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh

Người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin triệu chứng song thị cùng các triệu chứng đi kèm. Ngoài ra, bác sĩ cũng kiểm tra các yếu tố bệnh lý có thể gây song thị cùng với tiền sử gia đình. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nếu cần thiết.

  • Xét nghiệm chẩn đoán

Dựa trên kiểm tra sức khỏe và thị lực của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân chính xác như: xét nghiệm máu kiểm tra nhiễm trùng, đường huyết, kiểm tra thị lực và phản xạ mắt, chuyển động của mắt, chụp CT hoặc MRI mắt để tìm kiếm tổn thương.

Song thị được điều trị bằng cách nào?

Dựa trên nguyên nhân được chẩn đoán, phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau song đều có mục tiêu loại bỏ nguyên nhân và từ đó giảm chứng song thị

Điều trị song thị một mắt:

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân:

  • Loạn thị: giác mạc cong bất thường. Kính hiệu chỉnh hay kính áp tròng thường có thể chống lại độ cong và giúp ánh sách tập trung vào mắt.

Phẫu thuật laser là một lựa chọn khác. Phương pháp điều trị này bao gồm việc định hình lại giác mạc bằng tia laser.

  • Đục thủy tinh thể: phẫu thuật thường là lựa chọn tốt nhất. Quy trình phẫu thuật loại bỏ thuỷ tinh thể bị đục và nguyên nhân gây ra song thị. Các biến chứng bao gồm nhiễm trùng, đau và có thể tiếp tục nhìn mờ hoặc nhìn đôi, nhưng điều trị kịp thời thường có thể giải quyết được những biến chứng này.
  • Khô mắt: Nếu mắt không tiết đủ nước mắt hoặc khô quá nhanh, chúng có thể bị viêm và đau. Điều này có thể dẫn đến nhìn đôi. Thông thường, sử dụng thuốc nhỏ mắt thay thế nước mắt sẽ làm giảm các triệu chứng.

Điều trị song thị hai mắt:

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà phương pháp điều trị thị lực hai mắt khác nhau như: đeo kính, các bài tập mắt, đeo kính áp tròng mờ, tiêm botulinum toxin vào cơ mắt giúp giãn cơ, đeo miếng che mắt, phẫu thuật cơ vận nhãn giúp điều chỉnh lại vị trí.

Sử dụng lăng kính được đặt giữa hai mắt tại trung tâm của khung ảnh cũng có thể giúp tập hợp được hình ảnh từ hai mắt.

Bài tập mắt:

Không thể điều trị nhiều tình trạng gây song thị, tuy nhiên chúng có thể giúp những trường hợp thiếu khả năng hội tụ.

  • Hội tụ chậm dần (Smooth convergence):
    • Tập trung vào mục tiêu chi tiết ví dụ như 1 que mảnh hay đoạn chữ nhỏ trên tạp chí.
    • Giữ vật ngang tầm mắt cách một sải tay.
    • Cố gắng giữ nguyên một hình ảnh duy nhất lâu nhất có thể.
    • Di chuyển mục tiêu về phía mũi thật chậm và ổn định.
      Khi nhìn hình ảnh thành hình đôi thì hai mắt đã ngưng phối hợp. Cố gắng tập trung cao độ để kết hợp hai hình ảnh thành một, khi đó tiến mục tiêu gần lại mũi hơn.
    • Khi không thể kết hợp được hai hình ảnh thành một thì đưa tay lại về vị trí ban đầu và bắt đầu tập lại từ đầu.
    • Khoảng cách hội tụ bình thường là cách mũi 10cm. Cố gắng giữ hình ảnh thành duy nhất ở mức 10cm.
    • Chuyên gia chỉnh hình nhãn khoa có thể sẽ cung cấp một công cụ gọi là Thẻ chấm để hỗ trợ bước này.
  • Hội tụ nhảy bước (Jump convergence):
    • Lựa chọn mục tiêu tương tự như bài tập trên
    • Bắt đầu với mục tiêu cách mũi 20cm
    • Cố định góc nhìn của bạn từ 5 đến 6 giây
    • Chuyển sang nhìn một vật cố định cách khoảng 3m từ 2 đến 3 giây
    • Chuyển tầm nhìn của bạn sang mục tiêu gần hơn
    • Lặp lại và dần dần di chuyển mục tiêu gần hơn cho đến khi bạn có thể nhìn rõ vật thể cách 10cm mà không bị nhìn đôi
    • Hiệu quả của các bài tập phần lớn bị hạn chế đối với điều trị thiếu khả năng hội tụ.

Nếu các triệu chứng không được cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra thêm.

Song thị có điều trị được bằng đông y không?

Đối với những trường hợp song thị cơ năng do rối loạn vận mạch ở thị giác, song thị do lác (lác do cơ vận nhãn yếu hoặc hoạt động không đồng bộ) vẫn có thể được điều trị tốt bằng Đông y với những phương pháp như : dùng thuốc, châm cứu

châm cứu song thị

Trong đó, châm cứu là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Châm cứu là giúp thông kinh, hoạt lạc, phục hồi hệ thần kinh, tăng cường dẫn truyền. Nhờ vậy giúp phục hồi các tổn thương từ bên trong, đặc biệt phục hồi dây thần kinh vận nhãn, cân bằng trục nhãn cầu từ đó khắc phục được chứng song thị.

Một số huyệt thường được dùng trong điều trị song thị như: Phong trì, Dương bạch, Ngư yêu, Toản trúc, Tình minh, Thái dương, Đồng tử liêu, Quyền liêu, Hợp cốc, Túc tam lý, Thái khê…

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC