Người bệnh sỏi thận kiêng ăn gì và nên ăn gì?

bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng có trong nước tiểu bị kết tủa và lâu ngày tích tụ thành sỏi. Kích thước của các viên sỏi này có thể chỉ như hạt cát, hạt sỏi nhưng cũng có thể lớn như viên ngọc trai và thậm chí là lớn hơn.Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, sỏi thận sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Các loại sỏi thận

Sỏi ở hệ tiết niệu thường được phân loại theo thành phần hóa học , bao gồm:

  • Sỏi calcium là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm 80-90%, gồm sỏi Calci Oxalat, Calci Phosphat. Calci Oxalat chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Sỏi này rất cứng và cản quang, có hình dáng gồ ghề, màu vàng hoặc màu nâu
  • Sỏi phosphat thường gặp là loại Magnésium Ammonium Phosphate hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng, thường do nhiễm trùng niệu lâu ngày gây ra, đặc biệt là do vi khuẩn proteus.. Sỏi có màu vàng và hơi bở. Loại sỏi này thường rất lớn có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô.
  • Sỏi acid uric hình thành do quá trình chuyển hóa chất purine tăng trong cơ thể. Các nguyên nhân có thể làm tăng chuyển hoá purine như sử dụng nhiều thức ăn có chứa nhiều chất purine (như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm…), hoặc bệnh nhân bị gout, hoặc sỏi hình thành do phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu.
  • Sỏi cystine được hình thành do sai sót của việc tái hấp thu chất cystine ở ống thận. Sỏi này tương đối ít gặp ở Việt Nam. Sỏi cystine là sỏi không cản quang, có bề mặt trơn láng.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận, bắt đầu từ sự kết tinh, lắng đọng tinh thể trong hệ tiết niệu. Theo các chuyên gia, sỏi tiết niệu hình thành có thể do nước tiểu có chứa quá nhiều hóa chất, điển hình là calci, acid uric, cystine… 85% số lượng sỏi hình thành bắt đầu từ sự lắng đọng canxi.

Các nguyên nhân cụ thể được chỉ ra là:

  • Uống không đủ nước: Cơ thể không đủ nước cho thận bài tiết, nước tiểu quá đặc. Nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong nước tiểu.
  • Chế độ ăn nhiều muối: Đây là nguyên nhân thường gặp ở người Việt, khẩu vị của người Việt khá mặn. Muối và nước mắm là gia vị quen thuộc hàng ngày… Ăn nhiều muối (NaCl), cơ thể phải tăng đào thải Na+, tăng Ca++ tại ống thận… Do đó, sỏi Calcium dễ hình thành.
  • Chế độ ăn nhiều đạm: Đạm trong đồ ăn làm tăng nồng độ pH nước tiểu, tăng bài tiết Calcium và lại làm giảm khả năng hấp thu Citrate.
  • Nạp bổ sung Calcium, Vitamin C sai cách: Chúng ta bổ sung vi chất quá nhiều, dẫn đến tình trạng cơ thể thừa chúng. Đối với Vitamin C, khi chuyển hóa thành gốc Oxalat. Còn ion Ca++ sẽ cạnh tranh và ức chế việc hấp thu các ion khác như Ze++, Fe++, … Khi thận quá thừa các chất sẽ bị quá tải, đương nhiên sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi tại đây.
  • Hậu quả của bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tiêu chảy… cũng có thể hình thành sỏi Calci Oxalat. Tiêu chảy làm mất nước, mất các ion Na+ K+,…. giảm lượng nước tiểu; nồng độ Oxalat trong nước tiểu tăng,… từ đó dễ hình thành sỏi.
  • Yếu tố di truyền: Bệnh cũng có thể do gen trong gia đình. Nguy cơ mắc bệnh trong các thành viên cùng huyết thống, cao hơn bình thường.
  • Ở những người bẩm sinh hoặc mắc phải, có dị dạng đường tiết niệu, khiến đường tiểu bị tắc nghẽn ví dụ do Phì đại tuyến tiền liệt, túi thừa trong bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến…. Một số bệnh nhân chấn thương, lâu ngày không di chuyển được. Đường tiết niệu tắc nghẽn làm nước tiểu, mà tích trữ lâu ngày, lắng đọng sinh ra sỏi thận.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi trùng xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu dai dẳng, tạo ra mủ, lắng đọng các chất bài tiết lâu ngày cũng là nguyên nhân gây sỏi ở thận
  • Béo phì: Theo một số nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh của người béo phì sẽ cao hơn người bình thường.

Người bệnh sỏi thận có cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng không?

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh sỏi thận. Một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân chống lại bệnh tật.

Tùy theo kích thước của sỏi thận mà có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Trong quá trình điều trị, cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống của bệnh nhân theo hướng cân bằng dinh dưỡng để giúp việc trị liệu đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa bệnh tiến triển và giảm nguy cơ tái phát sau này.

 Thiết lập chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận cần lưu ý gì

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng đa phần người bệnh sỏi thận thường có chế độ dinh dưỡng bất cân bằng, ăn quá mặn, uống ít nước, ăn nhiều thức ăn chứa axit oxalic,… Do đó việc cải thiện chế độ ăn uống  dựa trên những nguyên tắc trong chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận là rất quan trọng, bao gồm như sau:

  • Chú ý cân bằng dinh dưỡng, không để người bệnh bị suy nhược cơ thể để tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

  • Nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều protein, lượng protein mỗi ngày chỉ nên rơi vào khoảng 200gr.

  • Nên giảm lượng muối trong chế độ ăn, lượng muối cần thiết cho người bệnh chỉ tầm 3gr muối/ngày.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày.

  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin.

Người bệnh sỏi thận nên kiêng ăn gì?

 Ngưởi bệnh sỏi thận nên hạn chế muối

bệnh sỏi thận nên kiêng gì

Muối chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận, gây tích tụ các gốc oxalate, chính là tiền đề tạo ra sỏi thận và dễ dẫn đến tình trạng suy thận.

 Khi có quá nhiều muối trong nước tiểu khiến canxi không được tái hấp thu từ nước tiểu vào máu. Điều này khiến canxi trong nước tiểu cao, có thể dẫn đến sỏi thận.Ăn ít muối giúp giữ lượng canxi trong nước tiểu thấp hơn. Canxi trong nước tiểu càng thấp thì nguy cơ hình thành sỏi thận càng thấp. Vì vậy, để giảm lượng natri hãy đọc kỹ nhãn thực phẩm.Thực phẩm nổi tiếng là có nhiều natri bao gồm:

  • Thực phẩm chế biến sẵn chẳng hạn như: Khoai tây chiên và bánh quy giòn, bim bim,..
  • Thức ăn đóng hộp: Súp đóng hộp, rau đóng hộp, thịt cho bữa trưa, gia vị, thực phẩm có chứa bột ngọt, thực phẩm chứa natri nitrat, thực phẩm có chứa natri bicacbonat bột nở).

Người bệnh sỏi thận nên ăn tối đa 3gr muối/ngày, ăn nhạt, ít muối trong thức ăn sẽ giúp người bệnh đạt hiệu quả tốt trong quá trình điều trị và tránh gây biến chứng về sau.

Tránh thực phẩm chứa nhiều kali

Lượng kali trong máu tăng cao sẽ gây nên áp lực lớn cho thận, làm giảm khả năng đào thải của thận  và có thể dẫn tới việc hình thành sỏi và ngăn ngừa đào thải sỏi ra ngoài cơ thể. Do đó nên tránh các thực phẩm chứa nhiều kali như là khoai tây, chuối, bơ,,…

Tránh các thực phẩm giàu gốc oxalate

Người bệnh sỏi thận thường có hàm lượng oxalate cao. Chế độ ăn hạn chế thực phẩm giàu oxalat có thể làm giảm nguy cơ phát triển sỏi calci oxalat.  Các thực phẩm giàu oxalat như:

  • Khoai tây chiên
  • Đậu phộng
  • Sô cô la
  • Củ cải đường
  • Rau chân vịt
  • Đậu bắp
  • Các loại hạt
  • Sản phẩm làm từ đậu nành
  • Trà
  • Dâu tây
  • Quả mâm xôi.
  • Rau muống
  • Rau mồng tơi
  • Rau dền…

 Người bệnh sỏi thận cũng không nên ăn nhiều hoa quả sấy khô. Hoa quả sấy khô chứa rất nhiều bazơ oxalic. Đây là chất giúp sỏi phát triển nhanh. Do đó, người bệnh nên hạn chế thực phẩm này, đặc biệt là chuối.

Hạn chế thức ăn giàu đạm

Chất đạm có khả năng làm tích tụ axit uric trong máu, khiến tinh thể muối urat hình thành và tích tụ tại thận, nguy cơ hình thành sỏi thận. Chỉ nên ăn tối đa 200g thịt mỗi ngày, ưu tiên thịt nạc, ức gà, hạn chế hải sản, tôm, cua, thịt đỏ.

Hạn chế các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các loại thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ chứa hàm lượng đạm cao và sẽ gia tăng lượng muối nạp vào cơ thể, chính vì vậy việc hấp thu các loại thực phẩm này có ảnh hưởng nhiều đến chức năng thận, cũng như có thể gây nên nguy cơ hình thành các căn bệnh khác như béo phì,tiểu đường,…

Đối với người bệnh sỏi thận hãy hạn chế tối đa các loại thực phẩm này, nên ưu tiên cách chế biến như luộc, hấp thay vì chiên, xào món ăn.

 Người bệnh sỏi thận nên hạn chế đường và đồ ngọt

Đường và các loại đồ ngọt có chứa hàm lượng fructose và sucrose rất cao, đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ gây sỏi thận, mặt khác có thể dẫn đến tiểu đường. Đặc biệt, ở các loại socola còn có khả năng làm tăng gốc oxalate, do đó người bệnh sỏi thận nên lưu ý hạn chế tối đa các loại thực phẩm này.

 Người bệnh sỏi thận nên kiêng đồ uống có chất kích thích

Người bệnh sỏi thận không nên uống nhiều nước ngọt, cà phê hay trà quá đậm,… vì chúng dễ gây kết tủa các tinh thể, hình thành sỏi thận. Bên cạnh đó, người bệnh sỏi thận cũng cần tránh sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn vì rượu gây ra những tác động tiêu cực như:

  • Làm tăng nồng độ axit có trong nước tiểu.
  • Suy giảm chức năng thận, từ đó việc đào thải chất độc và cặn dư thừa bị ảnh hưởng. Nếu uống nhiều bia rượu có thể làm tổn thương thận vĩnh viễn.
  • Tạo điều kiện để sỏi phát triển, kích thước to hơn
  • Tác động tiêu cực đến gan, mật, tim mạch và hệ tiêu hóa. Người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ tai biến, đột quỵ nguy hiểm.

Người bệnh sỏi thận nên ăn gì?

 Người bệnh sỏi thận nên bổ sung nhiều nước mỗi ngày

bệnh sỏi thận nên ăn gì

Bổ sung lượng nước mỗi là điều quan trọng đối với người bệnh sỏi thận. Các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân mỗi ngày nên uống từ 2 – 2,5 lít nước, có thể chia thành nhiều lần trong ngày.

Sử dụng công thức sau để tính được số nước bạn cần phải uống: Cân nặng x 40 = Số nước cần uống trong ngày

Điều này sẽ kích thích bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn, làm hạn chế khả năng tích tụ tạo sỏi. Hơn nữa uống nhiều nước giúp tống ra ngoài những viên sỏi nhỏ (nếu có). Bất kể người bệnh sỏi thận loại nào cũng cần uống nhiều nước. Người bệnh có thể cung cấp nước từ nhiều loại đồ uống, không chỉ mỗi nước lọc, mà kể cả nước hoa quả, hay nước canh, nước súp trong bữa ăn.

 Người bệnh sỏi thận nên ăn đủ canxi

Nhiều người bệnh sỏi thận cho rằng sỏi thận hình thành từ canxi nên hạn chế bổ sung canxi vào cơ thể. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Nếu cơ thể không đủ canxi, mức oxalate trong nước tiểu sẽ cao. Nếu bổ sung canxi vừa đủ, nó có thể ngăn chặn các chất gây sỏi ngay trong đường tiêu hóa. Theo các chuyên gia, bạn nên bổ sung canxi từ thực phẩm thay vì các loại thực phẩm chức năng. Những thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, sữa chua, phô mai, đậu, đậu phụ, rau màu xanh đậm và các loại hạt.

Cố gắng đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể thông qua thực phẩm. Chỉ bổ sung khi thực sự cần thiết và theo sự chỉ định của bác sĩ.

 Người bệnh sỏi thận nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin

Các loại vitamin A, D, B6… là những vitamin tốt cho sức khỏe của người bệnh sỏi thận.

Vitamin A giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu. Khi cơ thể được bổ sung đủ vitamin A sẽ giảm bớt sự lắng đọng khoáng chất có trong nước tiểu, hạn chế việc hình thành sỏi thận.

Các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, cà chua, khoai lang, bông cải xanh…

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn. Thực phẩm có chứa nhiều vitamin D là lòng đỏ trứng gà, sữa, cá biển…

Vitamin B6 giúp giảm khả năng hình thành oxalat, nguyên nhân gây nên sự hình thành sỏi. Tuy nhiên, đây là loại vitamin cơ thể không tự sản xuất được mà cần được bổ sung từ các loại thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.

Những thực phẩm có nguồn vitamin B6 dồi dào là các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu (đậu đỏ, đậu phộng, đậu nành), bông cải, cà rốt và các loại cá…

 Người bệnh sỏi thận nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ hỗ trợ quá trình chuyển hóa của hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Vì vậy, bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn giúp phần nào kiểm soát được sự phát triển của sỏi thận. Bệnh nhân sỏi thận nên ăn một số thực phẩm giàu chất xơ như bắp cải, cần tây, bông cải xanh,…

Các loại trái cây tốt cho người bệnh sỏi thận

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những trái cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi… chứa nhiều vitamin C có thể giảm khả năng hình thành oxalat, đồng thời cũng làm giảm lượng cholesterol chuyển hóa thành axit có trong dịch mật (thành phần chủ yếu gây ra sỏi). Tuy nhiên không nạp quá 1000g vitamin C mỗi ngày.

Người bệnh sỏi thận nên sử dụng một số loại nước trái cây sau:

Nước chanh: Có chứa chất citrate sẽ giúp hòa tan sỏi thận

Nước ép nho: Thành phần có chứa chất chống ôxy hóa, giúp đào thải độc tố

Trà gừng: Là chất kháng khuẩn, chống viêm rất tốt

Trà húng quế: Có chứa axit axetic hỗ trợ phá hủy sỏi thận

Trà lựu: Giúp giảm hàm lượng axit có trong nước tiểu, hỗ trợ thải độc

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC