Rượu là thức uống thường được sử dụng trong các cuộc vui, lễ, tết….Tuy nhiên trải qua một cuộc vui và uống quá nhiều rượu, bạn sẽ đối mặt với những triệu chứng khó chịu như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,… và dư chứng sau cơn say. Vậy để giải rượu thì cần ăn gì sau khi say rượu?
Sau khi say rượu bạn sẽ gặp những triệu chứng gì?
Say rượu là một trạng thái sinh lý gây ra bởi việc tiêu thụ một lượng rượu đủ lớn, làm cho nồng độ rượu trong máu tăng cao. Người say rượu thường có những triệu chứng biểu hiện theo từng giai đoạn hay còn gọi là di chứng say rượu. Các triệu chứng có thể khác nhau về cường độ, tùy thuộc vào từng người, loại và lượng rượu mà bạn đã uống.
- Giai đoạn đầu: Người say rượu có những triệu chứng hưng phấn tâm thần, nói nhiều, cười nói vui vẻ. Nồng độ rượu trong máu khoảng 1-2g/lít.
- Giai đoạn tiếp theo: Đây là giai đoạn say, mất phối hợp vận động, đi đứng loạng choạng, lú lẫn, nói nhiều, nói không mạch lạc. Nồng độ rượu trong máu trên 2g/lít.
- Giai đoạn sau: mất cảm giác, ngủ sâu, bán hôn mê. Nồng độ rượu trên 3g/lít.
Nếu uống rượu quá nhiều, nồng độ rượu trong máu tăng cao có thể dẫn tới hôn mê, hạ thân nhiệt, rối loạn ý thức, suy hô hấp và cần phải cấp cứu. Đối với trường hợp nồng độ rượu trong máu từ 4-5 g/lít có thể dẫn tới tử vong.
Bên cạnh đó, khi say rượu cơ thể sẽ bị mất nước do nôn, vã mồ hôi,… Nếu người bệnh không được giải rượu sẽ dẫn tới tình trạng mất nước nặng và đe dọa đến tính mạng.
Vì vậy, để giải rượu hiệu quả và có tác dụng tức thời, sau khi say rượu thì người bệnh cần ăn một số loại thực phẩm giúp pha loãng nồng độ rượu trong máu và bổ sung nước kịp thời.
Say rượu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Rượu là một dung dịch hỗn hợp của nước và ethanol. Tùy vào nguyên liệu để ủ rượu mà các loại rượu khác nhau sẽ có hương vị và màu sắc khác nhau.
Khi được uống vào cơ thể, rượu sẽ được máu hấp thụ hoàn toàn, trong đó 80% là ở ruột non và 20% còn lại là ở dạ dày. Tốc độ hấp thu của rượu còn phụ thuộc vào thể chất của từng người (thời điểm uống rượu là khi no hay khi đói, nếu lúc đói thì rượu sẽ thẩm thấu rất nhanh).
Tiếp theo rượu sẽ phân tán theo các mô tế bào ở những cơ quan khác, ví dụ như có thể tìm thấy rượu tích tụ ở não và dịch não tủy, do đó có thể xác định nồng độ cồn trong hơi thở, máu và nước tiểu,…
Gan là bộ phận đảm nhận chức năng đào thải rượu, một phần rượu còn lại sẽ được bài tiết qua nước tiểu và mồ hôi. Khi được hấp thu vào cơ thể, rượu có khả năng tác động đến hệ thần kinh trung ương và gan.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi, nhức đầu và buồn nôn sau khi uống rượu. Nhưng phần lớn, những điều này xuất phát từ ảnh hưởng của cồn đến cơ thể, bao gồm:
- Rượu bia khiến cơ thể bị mất nước. Bia, rượu là một chất lợi tiểu. Đồng thời, cồn trong bia, rượu cũng làm giảm việc giải phóng hormone vasopressin, một hormone cân bằng chất lỏng trong cơ thể do thận tạo ra.
Uống quá nhiều bia, rượu dễ khiến cho cơ thể mất nước. Từ đó dẫn đến các triệu chứng như: khát, mệt mỏi và đau đầu.
- Rượu gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Từ đó làm chậm tốc độ tiêu hóa, làm tăng các chất béo trong gan, dạ dày và tuyến tụy của bạn. Những quá trình này dẫn đến đau bụng và buồn nôn.
- Rượu làm tăng tình trạng viêm khắp cơ thể. Việc này có thể góp phần vào cảm giác nôn nao khó chịu chung.
-
Đối với gan: gan cùng với sự hỗ trợ của men NAD sẽ tham gia vào quá trình giải độc rượu và đào thải độc tố trong rượu ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên nếu bạn uống quá nhiều rượu, cơ thể sẽ không kịp tiết ra đủ men NAD để thực hiện nhiệm vụ này khiến rượu tích tụ và gây hại cho cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan. Nếu lạm dụng rượu trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan hay ung thư gan;
-
Rượu tác động lên hệ thần kinh trung ương: rượu có khả năng ức chế tiểu não, vỏ não, tủy sống và trung tâm hành tủy. Đó là nguyên nhân vì sao nếu uống rượu với một lượng lớn bạn sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, giảm khả năng phán đoán và không tự chủ được cảm xúc, hành vi
Cách giải rượu bằng một số loại đồ uống
Một số loại đồ uống rất quen thuộc có thể là cách giải rượu rất hiệu quả và bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Cụ thể như sau:
- Nước lọc:
Nếu không có quá nhiều thời gian để chuẩn bị, bạn chỉ cần uống thật nhiều nước lọc. Đây là cách giải rượu đơn giản và nhanh chóng nhất. Khi uống nhiều nước, nồng độ cồn trong cơ thể sẽ loãng hơn và giảm thiểu các triệu chứng say, đào thải chất độc qua đường tiết niệu.
- Nước gừng tươi:
Đây là loại thực phẩm không chỉ được dùng trong chế biến món ăn mà còn “góp mặt” trong nhiều bài thuốc dân gian. Thực tế, gừng chứa nhiều hoạt chất thực vật như: axit glutamic, glycine, serin, axit aspartic, zingiberol, aldehyde, chất cay zingeron, shogaol,…
Gừng có có tính nóng, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Vì thế, nếu bạn uống quá nhiều rượu, bạn có thể pha một cốc trà gừng mật ong để giải rượu và giảm các triệu chứng đau nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa,…
Tuy nhiên, phương pháp này không nên áp dụng với người mắc bệnh dạ dày vì tính cay nóng của gừng có thể khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Nước chanh
Chanh có chứa nhiều axit. Khi kết hợp với nước ấm, nó sẽ giúp cho dạ dày của bạn hoạt động tốt hơn và giảm các triệu chứng thường gặp khi say. Hơn nữa, vitamin C trong chanh còn có tác dụng ngăn ngừa mất nước, cân bằng miễn dịch. Đây cũng được đánh giá là cách giải rượu truyền thống được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản như sau:
+ Rửa sạch chanh và thái thành từng lát mỏng. Hoặc bạn cũng có thể vắt chanh để lấy nước cốt.
+ Pha nước cốt chanh với nước ấm hoặc thả những lát chanh đã được thái mỏng vào một cốc nước ấm.
+ Bạn có thể bổ sung thêm mật ong, đường, muối để giải rượu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Nước mía
Đây cũng là một cách giải rượu rất hiệu quả. Nước mía rất mát, giúp giải nhiệt và giải độc hiệu quả. Khi say rượu, chỉ với một cốc nước mía tươi cũng có thể giúp bạn giải rượu hiệu quả.
Lưu ý, phương pháp này không được khuyến khích với những bệnh nhân đang mắc bệnh về huyết áp hay tiểu đường. Nguyên nhân là do nước mía có chứa lượng đường cao, có thể khiến các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.
- Trà xanh
Đây là loại thức uống quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và được rất nhiều người yêu thích. Trong trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa, acid tannic taric giúp loại bỏ độc tố, đồng thời giảm lượng cồn trong cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Một cốc trà xanh đặc và ấm cùng với vài lát gừng tươi sẽ giúp bạn giải rượu, tỉnh táo và dễ chịu hơn rất nhiều.
- Nước dừa tươi
Nước dừa tươi không chỉ là một loại nước giải khát mà còn có chứa Natri, Kali và một số khoáng chất quan trọng khác có tác dụng như một loại nước điện giải tự nhiên giúp người say rượu bù nước, điện giải và nhanh chóng giải rượu lấy lại sự tỉnh táo
- Nước mướp đắng
Loại nước uống này tuy hơi khó uống nhưng lại rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tác dụng giải rượu hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
+ Rửa sạch mướp đắng và cắt đôi theo chiều dọc của quả mướp đắng.
+ Bỏ phần hạt.
+ Thực hiện ép lấy nước uống.
+ Có thể cho thêm chút muối để dễ uống hơn.
+ Nên uống khi lạnh để giảm bớt vị đắng của loại thức uống này.
- Nước cơm
Người say rượu có thể ăn nước cơm đặc hoặc cháo để giải rượu, trong nước cơm đặc hàm chứa nhiều loại đường và vitamin B, có tác dụng giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng để ăn, hiệu quả sẽ tốt hơn.
- Bột sắn dây
Sắn dây có vị ngọt, tính bình, hỗ trợ tốt cho chức năng của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan, thận, bàng quang. Vì thế bột sắn dây cũng là một thức uống giải rượu được nhiều người yêu thích và sử dụng thường xuyên.
Cách pha chế rất đơn giản, chỉ cần cho 2 thìa bột sắn dây cùng 1 thìa đường vào cốc nước nguội, khuấy đều cho tan là có thể uống được ngay. Nếu có chanh có thể cho thêm nửa quả chanh, axit trong chanh giúp tăng tác dụng giải rượu bia của bột sắn dây hơn.
Nước ép hoa quả tươi
Uống rượu có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy về mặt lý thuyết, một số biểu hiện mệt mỏi và đau đầu do say rượu có thể là xuất phát từ việc não bộ không có đủ “nhiên liệu” để hoạt động.
Bổ sung carbohydrate là một trong những cách để giải rượu hiệu quả nhưng ít người biết. Sau khi uống rượu, bạn có thể uống thêm một ít nước ép hoa quả tươi để hạn chế cảm giác khó chịu từ những dư chứng say rượu.
Nước ép hoa quả tươi cung cấp thêm nước và carbohydrate, những chất vô cùng cần thiết cho quá trình giải rượu của bạn.
Sau khi say rượu nên ăn gì?
- Cháo
Cháo là một trong những thực phẩm dễ dàng chế biến. Theo đó, để trả lời cho câu hỏi ăn cháo gì sau khi say rượu thì người thân trong gia đình nên nấu cháo loãng và cho người say ăn khi còn nóng để làm toát mồ hôi, giải rượu, đồng thời bổ sung lượng nước đã mất
- Súp rau củ, canh nóng:
Các loại súp hoặc canh nóng như canh giá đỗ, khổ qua nhân thịt nạc, canh kim chi,…một số món ăn nhiều nước, tinh bột, dễ tiêu như phở bò, gà… cũng bổ sung nước, làm dịu dạ dày, giải rượu và phòng tránh hạ đường huyết khi bị say rượu.
- Đậu xanh
Đậu xanh được biết đến với tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt nên khi ứng dụng trong giải rượu nó cũng rất hiệu quả. Bạn có thể dùng đậu xanh nấu cháo uống hoặc hòa nước đậu xanh chín thậm chí là xay sống lấy nước uống để giải rượu đều được.
Nếu nấu được thành cháo là tốt nhất bởi cháo nóng giúp toát mồ hôi, giải rượu, còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng mệt mỏi, khó chịu sau khi say
- Trứng gà:
Trứng gà luộc hoặc sử dụng trứng để nấu cháo rất tốt để giải rượu. Bởi vì trong trứng gà có lượng acid amine L-cystetine giúp loại bỏ acetaldehyde tồn tại trong cơ thể. Từ đó, sẽ giúp cơ thể mất cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
Tuy nhiên, cần lưu ý không nên rán trứng vì phô mai, thịt vì dầu mỡ sẽ kích thích hệ tiêu hóa làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi hơn, để thay đổi khẩu vị thì có thể chế biến cùng với rau củ hoặc hành.
- Củ đậu
Đang vào mùa củ đậu và đây chính là nguyên liệu rất tốt giải rượu cho các quý ông trót say xỉn. Củ đậu tính mát, vị ngọt, có công dụng giải rượu khá hiệu quả.
Một số lưu ý khi say rượu
Khi say rượu, bạn nên thực hiện những lưu ý dưới đây để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất:
- Không nên lam dụng thuốc chống say rượu, thuốc giải rượu vì thực tế chúng không hẳn là thuốc mà là thực phẩm chức năng giúp chuyển hóa các hóa chất trong rượu thành những không độc hại chứ không có khả năng bảo vệ hay phục hồi những cơ quan bị tổn thương do rượu.
- Nếu cảm thấy buồn nôn, bạn hãy cố gắng nôn hết và không nên nhịn nôn. Nôn chính là một cách mà cơ thể đang tự bảo vệ để tránh khỏi những tác hại do cồn có trong rượu bia gây ra.
- Không nên sử dụng các loại thuốc chống nôn. Khi dùng loại thuốc này, những chất độc có nguy cơ tích tụ lại trong cơ thể, gây tác động xấu tới nhiều cơ quan trong cơ thể, nhất là gan.
- Không uống các loại đồ uống có gas. Những loại đồ uống này có chứa carbon dioxide có thể khiến quá trình hấp thu cồn nhanh chóng hơn.
- Không để gió, quạt thổi trực tiếp vào người khi đang say rượu.
- Khi say nên mặc trang phục thoáng mát để giúp cơ thể thoát mồ hôi một cách dễ dàng hơn.
- Không nên để dạ dày rỗng khi uống rượu. Nên ăn nhẹ trước khi uống bia, rượu.
- Không nên uống quá nhiều hoặc pha trộn các loại đồ uống có cồn với nhau.
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC