Mụn cóc-nguyên nhân và cách điều trị

mụn cóc

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc (hay mụn cơm) là một dạng tăng sinh bất thường của da, là một khối u xấu xí, sần sùi, nhiều khi mụn nổi giống như một bông súp lơ ở nhiều vị trí khác nhau. Mụn có màu trắng, to nhỏ khác nhau nhưng thường có kích thước tương đương với hột cơm (vì vậy còn được gọi với cái tên mụn cơm).

Nguyên nhân gây ra mụn cóc

Mặc dù có tên là “mụn cóc” nhưng thực tế loài cóc không hề mang vi khuẩn và cũng không làm lan truyền bệnh này. Việc hình thành mụn cóc là do một số loại virus HPV xâm nhập vào cơ thể. Nhiễm HPV trong lớp nông của thượng bì sẽ kích thích tăng sinh các tế bào sừng và tăng hiện tượng sừng hóa gây nên mụn cóc.

Hiện nay có hơn 60 chủng HPV khác nhau, trong đó các type thường gặp là 6 và 11. Các chủng HPV thường gây nên mụn cóc nhất là 2, 3, 4, 27, 29, và 57. Đôi khi vẫn gặp các virus thuộc type 16, 18, 31, 33 và 35 gây ra các chứng rối loạn sinh sản, mụn sinh dục (sùi mào gà) hay ung thư tử cung. Các type này thường được tìm thấy trong các tế bào biểu mô tăng sinh hay khối u trên da bị nhiễm.

Một số mụn cơm có hình sợi nhưng không phải là rễ mụn, do đó không ăn luồn vào xương hoặc thịt. Đây chỉ là một bệnh da thuần túy .

Biểu hiện của mụn cóc

Mụn cơm ở da có bề mặt cứng, sừng hóa. Trung tâm những điểm tăng sừng có thể quan sát thấy điểm đen nhỏ do hiện tượng chảy máu trong lớp gai.

  • Mụn cóc thông thường

Mụn cóc thông thường là những sẩn bề mặt sần sùi, nhiều u nhú, tăng sừng kích thước từ 1mm đến hơn 1cm. Thường gặp ở các ngón tay, bàn tay, cẳng tay hay bàn chân, ngón chân, quanh móng – có thể làm biến dạng móng – và trên gối. Đôi khi có hình dạng giống bông cải.

  • Mụn cóc lòng bàn chân

mụn cóc

Biểu hiện là những mảng cứng, dày trong lòng bàn chân. Mụn rất dễ bị vỡ do chịu áp lực chèn ép của chân với mặt nền, gây đau mỗi khi di chuyển  Mụn cơm bàn chân thường mọc ngược vào trong da do trọng lượng cơ thể tạo áp lực lên bàn chân. Nguyên nhân xuất hiện loại mụn cơm này là do virus HPV xâm nhập vào da qua các vết cắt, xước hoặc nứt ở bàn chân

  • Mụn cóc phẳng

Mụn cóc phẳng có bề mặt trơn láng. Vị trí thường gặp nhất là mặt, bàn tay, và bắp chân. Số lượng thường là nhiều sang thương. Mụn cóc phẳng có thể do HPV bị tiêm nhiễm sau cạo râu/lông hay do cào gãi nên chúng có phân bố dạng đường thẳng (hiện tượng Koebner giả). Mụn cóc phẳng thường do chủng HPV 3 và 10.

  • Mụn cóc dạng sợi mảnh

Dạng mụn cóc này mọc quanh miệng hoặc mũi, đôi khi có thể ở trên cổ hoặc dưới cằm. Các loại mụn cơm này thường có kích thước nhỏ, có hình dạng thon dài và cùng màu với làn da.

Những người có hệ miễn dịch suy yếu, như bệnh nhân ghép tạng hoặc nhiễm HIV, có nguy cơ cao xuất hiện mụn cơm hình chỉ

  • Mụn cóc niêm mạc

Mụn cóc ở miệng có thể xuất hiện trên môi và trong niêm mạc má, còn được gọi là u nhú tế bào gai. Mụn ở niêm mạc thường mềm hơn mụn cóc ở da.

  • Mụn cóc sinh dục:

Là các nốt mụn nổi ở bộ phận sinh dục, hậu môn. Mụn cóc sinh dục hay còn được gọi quen thuộc mà nhiều người vẫn hay gọi là bệnh sùi mào gà – một trong số những bệnh xã hội phổ biến có tốc độ lây nhiễm cao hiện nay. Bệnh có khả năng lây lan nhanh qua quan hệ tình dục, tiếp xúc với dịch tiết hoặc vùng da bị nhiễm bệnh. Đối với trẻ sơ sinh có thể lây truyền trong quá trình sinh đẻ.

  • Mụn cóc miệng:

Xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm ở môi, lưỡi, miệng và nướu, có thể gây khó chịu khi ăn hoặc nuốt. Nguyên nhân gây mụn cóc miệng là do nhiễm virus HPV khi quan hệ tình dục đường miệng, nguy cơ mắc bệnh sẽ gia tăng nếu có nhiều bạn tình.

Mụn cóc có lây không?

HPV là virus chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, nhưng HPV cũng lây lan do tiếp xúc trực tiếp da-da (khi chạm vào mụn cóc của người khác) hoặc tự tiêm nhiễm. Điều này có nghĩa rằng nếu cào gãi hay bóc, gỡ mụn cóc, các mảnh vụn virus có thể lan ra vùng da khác trên cơ thể. Giai đoạn nhiễm HPV tiềm ẩn có thể kéo dài đến 12 tháng.

Mụn cơm thậm chí cũng có thể xuất hiện sau khi chạm vào các bề mặt từng tiếp xúc với sang thương mụn cơm. HPV là virus có sức chịu đựng rất cao, có thể sống sót trong thời gian dài trên mọi bề mặt.

Tác nhân làm lây nhiễm bệnh

Mụn cóc có thể “nhảy” từ vùng da này sang các vùng da khác, lan truyền từ người này sang người khác. Chỉ cần tiếp xúc với vùng bị tổn thương, virus sẽ nhanh chóng xâm nhập và hình thành mụn.

  • Bệnh có thể lây lan thông qua việc dùng chung một số dụng cụ cá nhân như dao cạo, khăn tắm, giầy dép hay quần áo, kìm bấm móng.

  • Các vết xước do cắn, làm móng cùng với vệ sinh kém, thường xuyên đi chân trần.

  • Việc gãi, cào, nặn mụn cũng dễ khiến virus lây lan.

  • Mụn cóc không phải là bệnh da liễu nguy hiểm nhưng nếu để lâu ngày, các nốt mụn sẽ lây lan sang nhiều vị trí khác, làm mất đi tính thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp với người khác

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

  • Không giới hạn đối tượng có thể nhiễm bệnh nhưng thường gặp nhiều ở trẻ em và những người trong độ tuổi từ 10 – 20.

  • Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc các bệnh nhân mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như lupus ban đỏ, HIV/AIDS, bệnh nhân ghép nội tạng hầu như không có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của virus.

  • Người bị rối loạn chuyển hóa hoặc suy nhược thần kinh cũng có thể dễ dàng mắc bệnh này.

Mụn cóc có nguy hiểm không?

Mụn cóc lan tỏa trên những bệnh nhân mắc hội chứng di truyền hiếm gặp loạn sản thượng bì dạng mụn cóc (epidermodysplasia verruciformis).

Biến chuyển ác tính hiếm gặp ở mụn cóc thông thường và có thể dẫn đến ung thư tế bào gai

Những chủng HPV sinh ung gây mụn cóc ở vùng sinh dục và hầu họng có thể gây nên các sang thương tân sinh trong biểu mô hoặc xâm lấn xuống các lớp sâu hơn, bao gồm ung thư cổ tử cung, hậu môn, dương vật, và âm hộ.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Những dấu hiệu cho thấy cần phải chữa mụn cóc là:

  • Gây đau đớn;
  • Phát triển nhanh và lây lan sang các vùng da khác;
  • Mụn cơm mọc ở bộ phận sinh dục;
  • Có triệu chứng đi kèm;
  • Đã tồn tại hơn 2 năm.

Mụn cóc có tự hết không?

Mụn cóc thường xuất hiện trong khoảng từ 1 đến 8 tháng sau khi người bệnh bị nhiễm virus. Hầu hết các loại mụn cơm có thể tự biến mất từ một đến hai năm. Khoảng 25% mụn cơm được cải thiện từ 3 đến 6 tháng và 65% mụn cóc còn lại có thể khỏi trong vòng 2 năm. Ngoài ra, đôi khi mụn cơm có thể mất khoảng 5 năm hoặc hơn để hết, đặc biệt là mụn cơm ở các khu vực dễ bị ma sát và tác động.

Mặc dù mụn cơm thường tự hết, nhưng nó thường gây mất thẩm mỹ và khó chịu, vì vậy bạn có thể thử đến gặp bác sĩ da liễu điều trị.

Chẩn đoán 

Hiếm khi cần đến xét nghiệm để chẩn đoán mụn cóc vì chúng quá thường gặp và biểu hiện lâm sàng quá đặc hiệu.

Khi loại bỏ mụn cóc, nền mô bên dưới xuất hiện những chấm xuất huyết bằng đầu ghim (do đông các mao mạch nhỏ)

Khám da bằng dermoscope đôi khi hữu ích để phân biệt mụn cơm với những sang thương sừng hóa khác như dày sừng tiết bã hay ung thư da.

Đôi khi mụn cóc được chẩn đóa dựa trên sinh thiết da. Mô học của mụn cóc thông thường khác với mụn cóc phẳng.

Điều trị mụn cóc như thế nào?

Sử dụng Vitamin A

Bạn nên bóp bể một viên thuốc vitamin A 25.000 đơn vị, nguyên chất chiết xuất từ dầu cá và thoa lên mụn cóc mỗi ngày một lần. Vitamin A có công dụng khiến mụn cơm tự rụng rất hiệu quả, sau một tháng sẽ hết các mụn cóc loại nhỏ. Đối với mụn cơm lớn và sần sùi, bạn sẽ thấy kết quả sau 3 tháng và mụn cơm tự rụng trong 5 – 6 tháng.

Trị mụn cóc bằng Axit salicylic

Thoa salicylic acid thường xuyên sẽ làm cho mụn cóc trở nên mềm lại và tự rụng sau một thời gian. Salicylic acid được bán trong các hiệu thuốc tây dưới nhiều dạng như nước, băng tẩm, dầu thoa hoặc kem.

  • Salicylic acid nước (compound W) chứa 17% acid, có khả năng xóa những mụn cóc nhỏ từ một vài tuần đến vài tháng;
  • Salicylic acid tẩm trên băng (Mediplast) chứa khoảng 40% acid nên có hiệu quả với những mụn cóc lớn hơn. Lưu ý chỉ đắp miếng băng lên chỗ mụn cóc vì chất acid có thể ăn mòn phần da bình thường xung quanh;
  • Loại dầu chứa khoảng 60% acid nên cần được bác sĩ kê toa. Cần ngâm mụn cóc trong nước ấm khoảng 10 phút cho mềm trước khi thoa thuốc. Sau đó nhỏ một giọt lên mụn cơm và dán băng kín lại. Nên thoa salicylic acid trước khi ngủ và mở băng vào buổi sáng, sau đó rửa với nước ấm

Những lưu ý khi sử dụng tự điều trị mụn cóc tại nhà:

Hầu hết các loại kem, gel và thuốc trị mụn cơm không kê đơn có chứa axit salicylic.

Điều quan trọng là bạn phải bảo vệ da xung quanh mụn trước khi áp dụng phương pháp điều trị này vì axit salicylic có thể phá hủy làn da khỏe mạnh. Không sử dụng chất này cho mặt.

Một số lời khuyên có thể tăng cường hiệu quả của điều trị này:

  • Trước khi thoa thuốc, ngâm mụn cóc trong nước khoảng 5 phút.
  • Sử dụng sản phẩm này mỗi ngày, trong khoảng 3 tháng. Nếu da bị đau, nên ngừng điều trị.

Cách chữa mụn cóc bằng liệu pháp áp lạnh

Cách chữa mụn cơm ở tay: Bác sĩ sẽ phun nitơ lên mụn cóc để phá hủy các tế bào. Nếu mụn lớn, bác sĩ có thể cần gây tê cục bộ và phun nitơ vài lần. Phương pháp áp lạnh thường ít nguy hiểm hơn so với phẫu thuật.

Đốt bằng tia laser:

mụn cóc

Đội ngũ bác sĩ sẽ dùng trang thiết bị và máy móc hiện đại để chiếu tia laser CO2 tác động trực tiếp lên các mụn cóc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và loại bỏ mụn khỏi bề mặt da;

Phẫu thuật

Đôi khi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Trong thủ thuật này, bạn sẽ được gây tê tại chỗ và bác sĩ sẽ dùng dao loại bỏ mụn cóc. Sau phẫu thuật, bạn nên bôi kem dùng tại chỗ để loại bỏ hoàn toàn mụn.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng chùm tia laser chính xác để đốt mụn cơm.

Một số điều cần lưu ý khi trị mụn cóc:

  • Bạn có thể bị lây lan mụn sang các bộ phận khác trên cơ thể và người khác. Vì thế, không nên sử dụng bất cứ đồ vật nào chà xát lên nốt mụn.
  • Không cố gắng điều trị mụn cơm ở bàn chân nếu bạn bị tiểu đường. Lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ để được chữa trị. Bệnh tiểu đường có thể gây mất cảm giác ở bàn chân, vì vậy bạn có thể dễ dàng tự làm mình bị thương khi trị mụn cóc mà không nhận ra điều đó.
  • Không cố gắng loại bỏ mụn cóc trên mặt hoặc những bộ phận nhạy cảm khác trên cơ thể (chẳng hạn như bộ phận sinh dục) bằng các phương pháp điều trị tại nhà.
  • Những mụn cóc nhỏ, không triệu chứng có thể không cần điều trị, và trong một số trường hợp có thể diễn tiến tự thoái lui. Tuy vậy, những mụn cơm gây đau, gây mất thẩm mỹ nên được loại bỏ. Để loại trừ mụn cơm, chúng ta phải kích thích miễn dịch cơ thể tấn công virus gây mụn cóc. Tuân thủ điều trị và kiên nhẫn là tối cần thiết.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC