Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Saccharum), bên cạnh các loài lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ Hòa thảo (Poaceae), bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu thế giới.
Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6 m. Tất cả các dạng mía đường được trồng ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp. Chúng được trồng để thu hoạch nhằm sản xuất đường.
Tổng quan
Mô tả
Mía là một loại cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ mang các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2-5m, đường kính 2-5cm, tận cùng bằng một túp lá, dài từ 30-100cm. Thân có đốt, giữ các đốt có chứa nhiều sacaroza.
Có nhiều loại: Mía đen thân nhỏ, gầy và thấp, mía bầu thân to và cao, mía vỏ trắng, đỏ hay tím. Có thứ chứa nhiều đường, có thứ chứa ít đường.
Phân bố
Loại cây này có nguồn gốc Ấn Độ, hiện nay được trồng ở nhiều nước từ đông sang tây. Năm 1493, Crixtôp Côlông mang mía trồng ở châu Mỹ. Trên thế giới nước sản xuất mía nổi tiếng có Cuba, Ấn Độ.
Tại Việt Nam chúng được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi…miền Bắc ở các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc.
Chúng được trồng ở những nơi đất phù sa (nhẹ và sâu, có chất vôi) trồng bằng ngọn hay cả cây. Sau 11 đến 18 tháng thu hoạch. Thường người ta trồng mía lấy nguyên liệu làm đường.
Làm thuốc, người ta dùng cả cây tươi cắt thành từng khúc ngắn 2-3cm, chẻ hai hay chẻ bốn, với tên cam giá.
Tính chất
Trên cây mía, thông thường phần ngọn sẽ nhạt hơn phần gốc (trong chiết nước mía). Đó là đặc điểm chung của thực vật: chất dinh dưỡng (ở đây là hàm lượng đường) được tập trung nhiều ở phần gốc (vừa để nuôi dưỡng cây vừa để dự trữ).
Đồng thời, do sự bốc hơi nước của lá, nên phần ngọn cây lúc nào cũng phải được cung cấp nước đầy đủ để cung cấp cho lá, gây ra hàm lượng nước trong tỉ lệ đường/nước phần ngọn sẽ nhiều hơn phần gốc, làm cho ngọn cây nhạt hơn.
Thành phần hóa học
Trong thân cây có: Sacaroza 1-10%; protein 0,22%; chất béo 0,5%; tro 0,5%. Thành phần tro gồm chủ yếu CaO 4,14%; MgO 3,53%; Fe2O3 0,11%; K2O 36,61%; Na2O 0,88%; SiO2 27,97%; SO3 17,38%; P2O5 4,76%; Cl 0,99% ngoài ra trong rễ cón Mn3O4 4,54%.
Các chất men: Lacaza, tyrozinaza, oxydaza, ba loại men này chỉ có trong nước mía non. Ngoài ra còn glyxin, asparagin, glutamine, lơxin, guanine, xylan, arabinoza và tannin.
Vỏ cây này chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axit panmatic, axit stearic và axit capronic. Ngoài ra còn lexitin, phytosterin.
Chất sáp chiếm 35% gồm chủ yếu axit xerotinic và rượu myrixylic.
Nước ép của cây này có màu nâu khi để lâu do men lacaza và polyphenola, men tyrosinaza trên tyrosin, ngoài ra cón có tác dụng của các axit hữu cơ, và các men trên chất sắt của máy ép.
Nước ép chứa sacaroza 20%, glucoza, axit xitric, axit malic, axit tactric, axit aconitic, rượu myrixylic, galactoxylan và K2O.
Lá khô chứa 0,0358 đến 0,1066% axit xyanhydric.
Giá trị kinh tế
Là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo…
Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân cây này chứa khoảng 80-90% nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16-18% đường. Vào thời kì chín già người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước.
Từ nước ép được chế lọc và cô đặc thành đường. Có hai phương pháp chế biến bằng thủ công thì có các dạng đường đen, mật, đường hoa mai. Nếu chế biến qua các nhà máy sau khi lọc và bằng phương pháp ly tâm, sẽ được các loại đường kết tinh, tinh khiết.
Chúng còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Chúng thường trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm là lúc lượng mưa rất thấp.
Đến mùa mưa, Chúng được 4-5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích lá gấp 4-5 lần diện tích đất làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất có tác dụng tránh xói mòn đất cho các vùng đồi trung du.
Hơn nữa mía là cây rễ chum và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0-60cm. Một ha tốt có thể có 13-15 tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì nhiêu của đất.
Mía có lợi ích gì cho sức khỏe không?
Câu trả lời là có. Mời các bạn cùng phòng khám Đông Y OMC tìm hiểu ngững lợi ích của mía với cơ thể nhé.
Giúp lợi tiểu
Mía có đặc tính lợi tiểu giúp cơ thể đào thải nước và lượng muối dư thừa để thận bớt phải làm việc vất vả. Nhờ đó, thận sẽ không rơi vào tình trạng quá tải và khỏe mạnh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước mía hay nước dừa đều là những thức uống có tính mát. Khi sử dụng các loại nước này, bạn sẽ được giải nhiệt, giảm bớt nóng rát do đường tiết niệu gây nên.
Đối với người mắc đái tháo đường
Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế dung nạp đường vào cơ thể để hạ thấp những chỉ số đang ở ngưỡng báo động. Tuy rằng mía cũng là thực phẩm làm tăng đường huyết nhưng tác dụng của đường mía không gây ảnh hưởng quá lớn như đường tinh chế.
Đặc biệt là mật mía, một sản phẩm được cô đặc từ đường mía có vị ngọt thanh mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Ngược lại với đường mía, mật mía là sản phẩm cô đặc nhưng lại giúp hạ đường huyết và ức chế sự sản xuất insulin.
Hơn thế, tiêu thụ sản phẩm từ mía sẽ giúp giảm tình trạng huyết áp cao.
Tốt cho hệ miễn dịch
Trong thành phần của mía chứa chất chống oxy hóa cơ thể cần để xây dựng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Đồng thời, chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa sự tàn phá của tế bào gốc tự do lên cơ thể. Nhờ ngăn chặn sự tổn thương từ các phân tử gốc tự do, mía giúp làm giảm các vấn đề như: Tiểu đường, sốt rét, nhồi máu cơ tim và ung thư da.
Cung cấp năng lượng nhanh
Nước mía có thể giúp bạn tiếp thêm năng lượng trong thời gian ngắn và tránh mất nước trong những ngày nắng nóng. Các loại đường đơn trong món nước này cũng được cơ thể hấp thụ dễ dàng.
Điều này có nghĩa là nước mía có thể giúp bạn tăng lượng đường trong cơ thể một cách tự nhiên.
Tăng cường chức năng gan
Tác dụng của nước mía có thể giúp bạn giảm nhẹ các bệnh liên quan đến gan như vàng da một cách tự nhiên.
Bệnh vàng da là do gan hoạt động không tốt cũng như các ống mật bị tắc. Mía giúp bạn duy trì nồng độ glucose trong cơ thể và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Ngoài ra, nước mía có tính kiềm tự nhiên giúp duy trì độ cân bằng điện giải trong cơ thể. Từ đó ngừa trường hợp gan bị quá tải.
Một số bài thuốc từ mía
Dưỡng âm, nhuận phế: Dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100g và nước củ cải 100g. Uống trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng.
Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: Nước mía 150ml, nước gừng 5-10 giọt. Uống từng hụm một, không uống 1 lúc tất cả.
Táo bón nhiệt kết đại tràng, thở có mùi hôi, đầy bụng, nước tiểu vàng, nóng, lưỡi vàng mỏng. Vỏ cây đại (cạo vỏ ngoài) 40g, phèn chua sống tán mịn 8g, nước mía 300ml cô đặc.
Vỏ cây đại sao tán mịn, trộn 3 thứ luyện thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 8 viên (4g) sáng sớm và trước khi đi ngủ. Khi thấy đi ngoài được thì thôi.
Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái rắt, buốt, đục, viêm đường tiết niệu: Mía 1 khúc (300g), mã đề 200g (cả cây), râu ngô 150g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc chẻ nhỏ. Cho các thứ vào sắc uống.
Bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp: nước ép mía 500g, hòa nước ép ngó sen tươi 500g. Chia nhỏ uống trong ngày.
Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt: Nước mía ép 1/2 lít. Trứng gà tươi 2 quả. Nước mía nấu sôi, đập trứng vào, nhắc xuống đậy kín nắp. Ăn nóng. Nếu tay chân lạnh thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.
Các món ngon từ mía bạn nên thử
Cá nục kho nước mía
Nguyên liệu: Cá nục, chén nước mía, gia vị.
Cách làm: Cá nục làm sạch, cắt đôi, rửa qua nước muối pha loãng rồi rửa lại cho sạch. Ướp cá với đầu hành băm, muối, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn.
Chả tôm bọc mía
Nguyên liệu: Tôm tươi, thịt nạc vai, đường, nước mắm, hạt nêm, tiêu, tỏi, hành khô, màu điều, mía.
Cách làm: Tôm lột vỏ bỏ đầu rửa sạch. Xay nhuyễn tôm, thịt nạc vai thái nhỏ xay nhuyễn cùng.
Cho tôm thịt và các gia vị vào tô trộn đều và dùng thìa phết 1,2 phút cho dai sau đó bọc màng thực phẩm để ướp trong ngăn mát tủ lạnh. Cho dầu vào chảo chờ sôi thì thả miếng chả tôm vào chiên vàng 2 mặt
Gà kho sả ớt với mật mía
Nguyên liệu: Nước mía, gà, sả, ớt, hành, tỏi, nước mắm, bột ngọt, tiêu, dầu ăn.
Cách làm: Đun sôi nước mía. Canh nước mía sôi 1 lần rồi nhỏ lửa để nước cạn dần, hơi kẹo kẹo là có mật mía. Càng để lâu mật càng kẹo.
Để đảm bảo vị ngọt mặn cân bằng, làm nước ướp trước khi trộn vào gà. Cho nước mắm, bột ngọt, hành, tỏi, sả băm nhuyễn vào chảo có sẵn mật mía. Đun sôi nhẹ rồi nêm vừa ăn.
Tắt bếp, đợi chảo nguội cho gà vào trộn đều cho ngấm gia vị. Có thể bỏ vào ngăn mát tủ lạnh từ 30 phút – 1 tiếng. Bật bếp nấu lửa nhỏ để gà thấm gia vị.
Giò heo hầm mía
Nguyên liệu: Bắp giò, khúc mía, nước dừa tươi, cà rốt, củ sắn, cải chua, ngò rí, tỏi băm, xí muội, sa tế tôm, đường, hạt nêm, muối, màu điều.
Cách làm: Thịt rửa sạch, ướp với số gia vị trên (trừ màu điều). Để 30 phút cho thịt thấm gia vị.
Cho dầu màu điều vào chảo phi với tỏi. Tỏi vừa dậy mùi thì trút thịt vào đảo tới đảo lui cho săn lại. Chẻ mía thành từng thanh dọc, xếp mía vào đáy một chiếc nồi sạch. Cho bắp giò đã xào vào nồi, đổ nước dừa vừa ngập mặt thịt. Đậy nắp hầm cho thịt mềm.
Cà rốt và củ sắn bỏ vỏ, rửa sạch, cắt miếng mỏng chừng 2mm. Cho vào hầm chung khi thịt đã chín mềm. Cải chua rửa sạch, vắt bớt nước chua, xào sơ rồi múc nước hầm thịt qua nấu chung với cải cho thấm.
Bày bắp giò lên đĩa với cà rốt, củ sắn và cải chua, dùng dao cắt thịt thành miếng vừa gắp. Trang trí bằng vài cọng ngò.
Những lưu ý khi ăn mía
Bên cạnh những lợi ích kể trên, một số người vẫn đặt ra nghi vấn rằng, liệu ăn mía có tốt không?
Thông thường, những tác dụng xấu sẽ chỉ xảy ra khi cơ thể chúng ta được cung cấp quá nhiều dẫn đến dư thừa chất không thể chuyển hoá mà tích tụ lại. Sau đây là một số lưu ý để bạn kịp thời tránh khỏi những rủi ro khi sử dụng mía hay các sản phẩm có nguồn gốc từ mía:
Bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch
Theo một số nghiên cứu khoa học, các chế độ dinh dưỡng dung nạp quá tải đường sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim hoặc đang bị bệnh về tim.
Một vài thống kế đã cho thấy: Nếu ta tiêu thụ trong khoảng 20% calo từ đường thì sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn 38% so với người chỉ tiêu thụ khoảng 8%.
Người mắc chứng huyết áp cao
Chế độ ăn nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các phân tử đường và gây nên nguy hại cho chính sức khỏe của bạn.
Các vấn đề về huyết áp, tiểu đường, cholesterol tăng cao hay thừa cân béo phì,… là do hấp thụ quá nhiều đường gây nên.
Mặc dù đường mía mang lại dinh dưỡng và nhiều lợi ích tốt hơn đường tinh luyện nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC