Đổ mồ hôi trộm-nguyên nhân và cách điều trị

đổ mồ hôi trộm

Không những trẻ em, mà người lớn cũng có thể xảy ra tình trạng đổ mồ hôi trộm. Tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng mang lại nhiều khó chịu cho người bệnh cũng như gây nhiều phiền phức trong cuộc sống

Đổ mồ hôi trộm là gì?

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng cơ thể bài tiết mồ hôi trong lúc ngủ. Tình trạng này thường gặp nhất là ban đêm. Do đó có thể có tên gọi khác là đổ mồ hôi đêm.

Mồ hôi trộm thường được bài tiết ở vùng đầu, trán, nách, bàn tay, bàn chân. Mồ hôi có thể nhiều đến mức làm ướt quần áo, ga giường mà không phải do nguyên nhân thời tiết hoặc do đắp quá nhiều chăn, mặc nhiều quần áo hay là do phòng quá nóng. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà tượng tiết mồ hôi có thể xuất hiện thường xuyên, liên tục, mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Đổ mồ hôi trồm có ảnh hưởng gì không?

Hiện tượng đổ quá nhiều mồ hôi như vậy có thể làm người bệnh mất ngủ, bất chợt thức giấc do khó chịu. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ, gián tiếp tới các hoạt động ban ngày của người bệnh

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng bất thường nên khi chưa xác định được nguyên nhân và cách điều trị sẽ khiến người bệnh lo lắng, bứt rứt. Đặc biệt là tình trạng đổ mồ hôi trộm kèm theo các biểu hiện khác như: thân nhiệt cao hoặc giảm, luôn cảm thấy nóng trong người, run rẩy, tiêu hóa kém, giảm cân không kiểm soát,…

Nguyên nhân nào gây đổ mồ hồi trộm

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Đổ mồ hôi trộm ở người lớn có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản, xảy ra khi các cơ co giãn thực quản không hoạt động đúng cách làm axit dạ dày trào lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát, ợ chua.

Nếu đổ mồ hôi trộm kèm theo các triệu  chứng sau: ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đau ngực, nôn, buồn nôn, khó nuốt, trào ngược thức ăn ên cổ họng, ho, các triệu chứng hen suyễn hoặc các vấn đề hô hấp khác (thường là do trào ngược vào ban đêm),khó ngủ…Thì nguyên nhân của đổ mồ hôi trộm rất có thể là do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản

Nếu đổ mồ hôi trộm vào ban đêm xảy ra thường xuyên, làm gián đoạn giấc ngủ, hoặc cần sử dụng thuốc giảm chứng ợ nóng ít nhất 1 – 2 lần/tuần thì nên gặp bác sĩ.

  • Tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis)

Đây là một bệnh về rối loạn thần kinh thực vật, một dạng bệnh mạn tính khiến cơ thể ra quá nhiều mồ hôi mà không rõ nguyên nhân. Bệnh này không chỉ gây đổ mồ hôi ban đêm mà cả ban ngày cũng bị, người bệnh khi có cảm xúc thái quá đều có thể gây đổ mồ hôi. Ban đêm có thể do những giấc mơ khiến người bệnh đổ mồ hôi.

  • Các bệnh nhiễm trùng

Có rất nhiều loại bệnh nhiễm trùng có triệu chứng đổ mồ hôi trộm như bệnh lao, lao phổi, bệnh nhiễm khuẩn như viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương (viêm xương), áp-xe… có thể gây ra đổ mồ hôi đêm. Một căn bệnh hiện chưa có thuốc chữa là HIV cũng làm cho người bệnh đổ mồ hôi trộm. Trong đó nhiều loại bệnh ngoài dấu hiệu đổ mồ hôi ban đêm còn có dấu hiệu khác như sốt về chiều, kém ăn, sút cân như các bệnh lao phổi, nhiễm khuẩn, áp xe…

Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cũng có thể gây đổ mồ hôi trộm ở cả nam giới và phụ nữ. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, nhiễm trùng đường hô hấp thường bị bỏ qua khi chẩn đoán nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm. Viêm phổi gây sốt và ớn lạnh, có thể dẫn tới đổ mồ hôi trộm. Virus Epstein-Barr, một loại virus lây lan qua nước bọt gây nhiễm trùng cấp vùng họng miệng, cũng có khả năng gây vã mồ hôi vào ban đêm. Đặc biệt triệu chứng này thường gặp hơn ở giai đoạn cấp tính của bệnh

  • Đổ mồ hôi trộm do thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là đổ mồ hôi vào ban đêm ở người lớn nhiều, ví dụ như:

−Thuốc chống trầm cảm.

−Thuốc hạ sốt chứa các thành phần như aspirin, acetaminophen.

−Steroid và thuốc giảm đau.

−Thuốc điều trị hạ đường huyết.

−Thuốc điều trị hormone

Nếu chứng đổ mồ hôi trộm liên quan đến loại thuốc đang sử dụng, hãy đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc thay thế hoặc các phương pháp đối phó với chứng đổ mồ hôi trộm, đặc biệt khi nó làm phiền đến giấc ngủ và tác động tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.

  • Các bệnh lý về nội tiết

Đổ mồ hôi trộm có thể là triệu chứng bệnh lý liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Một số bệnh tiêu biểu như:

−Bệnh cường giáp.

−Bệnh tiểu đường.

−U tuyến thượng thận.

−Hormone sinh dục thay đổi bất thường

  • Thời kỳ mãn kinh

đổ mồ hôi trộm

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp thứ 2 trong đời sống sinh dục của phụ nữ, xảy ra do sự suy giảm chức năng của buồng trứng. Qua thời kỳ này, phụ nữ sẽ ngừng kinh nguyệt vĩnh viễn và không còn khả năng sinh sản.

Trong thời kỳ này, cơ thể người phụ nữ sẽ xảy ra những thay đổi lớn về nồng độ hormone estrogen và progesteron. Từ đó, gây ra một số những triệu chứng như bốc hỏa. Đây là một triệu chứng thường xuyên xảy ra trong thời kỳ mãn kinh, có đến 85% phụ nữ chịu ảnh hưởng của mồ hôi trong thời kỳ này. Lượng mồ hôi được tiết ra rất nhiều, xuất hiện cả ở ban ngày và ban đêm.

Mặc dù không phải lý do duy nhất dẫn đến tình trạng mất ngủ. Nhưng ra mồ hôi trộm cũng góp phần giảm chất lượng của giấc ngủ, đặc biệt khi chúng ở mức độ nặng.

  • Nồng độ testosterone thấp – Nguyên nhân chủ yếu gây đổ mồ hôi đêm ở nam giới

Theo Mayo Clinic, nam giới có nồng độ testosterone thấp có thể gặp phải tình trạng đổ mồ hôi đêm. Sau 40 tuổi các phủ tạng dần bị suy thoái, cơ thể nam giới không sản sinh đủ lượng testosterone cần thiết, quá trình mãn dục nam bắt đầu diễn ra. Đổ mồ hôi trộm chỉ là một trong nhiều triệu chứng xuất hiện trong thời kỳ này. Đổ mồ hôi cũng khá phổ biến ở những trường hợp suy giảm lượng testosterone do sử dụng liệu pháp hormone để điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

  • Khi bị hạ đường huyết: 

Lượng đường huyết thấp trong cơ thể có thể gây đổ mồ hôi, khi lượng đường dưới 70mg/dL khiến không đủ glucose trong máu. Đặc biệt ở những người đang sử dụng insulin hoặc các thuốc tiểu đường như clorpropamid, tolbutamid, glibenclamid, glipizid, glicazid, glimepirid…Những người bị các triệu chứng hạ đường huyết do tiểu đường thường chóng mặt, run hay đổ mồ hôi. Biện pháp duy nhất là bổ sung thêm đường cho cơ thể, tuy nhiên đối với người bệnh tiểu đường cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

  • Ung thư

Đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, nhưng điều này rất hiếm gặp. Hãy nhớ rằng ung thư thường liên quan đến các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt dai dẳng và sụt cân. Những triệu chứng này có thể khác nhau và có thể xảy ra sớm hoặc muộn hơn, tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư.

Bệnh bạch cầu và ung thư hạch ( Hodgkin hoặc không Hodgkin ) là hai loại ung thư thường gặp nhất có thể có triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm. Ngoài ra, chúng còn gây ra các triệu chứng khác như:

−Cực kỳ mệt mỏi hoặc suy nhược

−Giảm cân không thể giải thích

−Ớn lạnh và sốt

−Sưng hạch bạch huyết

−Đau trong xương

−Đau ở ngực hoặc bụng

Các dấu hiệu ban đầu của ung thư có thể bị bỏ qua vì chúng ít nghiêm trọng và dễ nhầm với các bệnh lý khác. Nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi ban đêm, cảm thấy rất mệt mỏi và chảy nước mắt hoặc có các triệu chứng giống như cảm cúm không cải thiện, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

  • Do thần kinh:

Đây là nguyên nhân không phổ biến lắm nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi trộm như đột quỵ, các bệnh về thần kinh, bệnh rỗng tủy, di chứng sau chấn thương.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân như: Các loại phẫu thuật, hoá trị cộng với xạ trị; uống caffeine, uống rượu bia đều gây ra đổ mồ hôi trộm.

Khắc phục đổ mồ hôi trộm như thế nào?

Thay đổi lối sống

  • Thiết kế phòng ngủ thoáng mát.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
  • Hạn chế thức uống chứa caffeine, rượu và thực phẩm cay nóng.
  • Uống nhiều nước.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Thư giãn bằng các biện pháp vật lý trị liệu như yoga, thiền.

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu tình trạng đổ mồ hôi trộm:

  • Xảy ra thường xuyên
  • .Lượng mồ hôi quá nhiều, ướt quần áo, chăn ga,…
  • Làm gián đoạn giấc ngủ hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày khác
  • Kèm theo sốt, sụt cân, đau khu trú, ho, tiêu chảy hoặc các triệu chứng bất thường khác
  • Xuất hiện sau khi các triệu chứng mãn kinh đã hết trong một thời gian dài.

Điều trị đổ mồ hôi trộm bằng cách nào?

Việc điều trị đổ mồ hôi trộm phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân gây bệnh do môi trường sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý thì cần điều chỉnh lại.

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng, các bệnh lý về nội tiết thì cần đi khám và nghe theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ. Không nên tự mua thuốc về uống vì có thể không chữa được bệnh mà còn gây tác dụng phụ nguy hiểm khác.

Nếu bạn bị toát mồ hôi vào ban đêm do mãn kinh, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp hormone để giúp kiểm soát các cơn bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác.

Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân khiến bạn bị đổ mồ hôi ban đêm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc các loại thuốc khác để giúp điều trị nhiễm trùng.

Nếu đổ mồ hôi là do ung thư, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.

Nếu đổ mồ hôi ban đêm có liên quan đến các loại thuốc bạn đang dùng, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc đề nghị một loại thuốc thay thế.

Nếu việc uống rượu, uống caffein hoặc sử dụng ma túy là nguyên nhân dẫn đến chứng đổ mồ hôi ban đêm, bác sĩ có thể khuyên bạn hạn chế hoặc tránh sử dụng những chất này. Trong một số trường hợp, họ có thể kê đơn thuốc hoặc giới thiệu các liệu pháp thích hợp để giúp bạn cai nghiện

Điều trị đổ mồ hôi trộm bằng châm cứu như thế nào?

đổ mồ hôi trộm

Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở.

Theo lý luận Y học cổ truyền, “Tâm chủ huyết mạch, mồ hôi là dịch của Tâm”. Huyết và dịch là những thành phần quan trọng của phần Âm cơ thể, đổ mồ hôi trộm có liên quan với sự suy giảm của Tâm âm và vượng động của Tâm dương; do lo lắng, nghĩ ngợi thái quá hoặc hoạt động trí óc nhiều làm cho suy giảm Tâm âm, khiến cho Tâm dương vượt lên trên mà xuất hiện ra mồ hôi trộm.

Châm cứu không chỉ giúp cầm mồ hôi, mặt khác nó cũng có thể thúc đẩy cơ thể tự điều chỉnh lại cân bằng Âm Dương. Một số huyệt để điều trị ra mồ hôi trộm là:

  • Âm khích : Tác dụng bổ Tâm âm mà giáng Tâm hỏa xuống.
  • Hậu Khê : Tác dụng tăng cường hóa sinh Tân dịch, bổ ích Tâm âm, liễm Tâm dương.
  • Nội quan  và Thần môn : Tác dụng trấn tĩnh an thần, làm giảm triệu chứng đánh trống ngực và khó chịu.
  • Bách hội  và Phong phủ : Tác dụng an thần và ngủ ngon .
  • Thận du , Can du , Thái khê  và Khí hải : Tác dụng bổ khí dưỡng âm. Các huyệt này còn được chỉ định khi ra mồ hôi trộm trong thời kỳ mãn kinh

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC