Top 5 điều cần biết về sỏi thận để phòng tránh

Những điều cần biết về sỏi thận

Sỏi thận là một căn bệnh có thể khiến bạn phải trải qua những cơn đau vô cùng khó chịu.

Sỏi thận là kết quả của một số chất rắn tạo thành tinh thể tích tụ trong thận. Có 4 loại sỏi thận chính, nhưng phổ biến hơn cả là sỏi canxi (chiếm đến 80% số trường hợp mắc sỏi thận). Các dạng sỏi thận còn lại ít phổ biến hơn bao gồm sỏi struvite, axit uric và cysteine.

Trường hợp sỏi nhỏ, bạn có thể không cảm thấy các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi kích thước sỏi lớn hơn, bạn có thể gặp phải các cơn đau dữ dội, nôn mửa và chảy máu. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nếu bạn đã từng mắc sỏi thận thì bạn có đến 50% nguy cơ sẽ bị sỏi thận lại trong vòng khoảng 5 – 10 năm.

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất. Sỏi thận có biểu hiện khá đa dạng, từ tình trạng âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến những cơn đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Các loại sỏi thận

Sỏi ở hệ tiết niệu thường được phân loại theo thành phần hóa học, bao gồm:

  • Sỏi calcium là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm 80-90%, gồm sỏi Calci Oxalat, Calci Phosphat. Calci Oxalat chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Sỏi này rất cứng và cản quang, có hình dáng gồ ghề, màu vàng hoặc màu nâu
  • Sỏi phosphat thường gặp là loại Magnésium Ammonium Phosphate hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng, thường do nhiễm trùng niệu lâu ngày gây ra, đặc biệt là do vi khuẩn proteus.. Sỏi có màu vàng và hơi bở. Loại sỏi này thường rất lớn có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, bắt đầu từ sự kết tinh, lắng đọng tinh thể trong hệ tiết niệu. Theo các chuyên gia, sỏi tiết niệu hình thành có thể do nước tiểu có chứa quá nhiều hóa chất, điển hình là calci, acid uric, cystine… 85% số lượng sỏi hình thành bắt đầu từ sự lắng đọng canxi.

Các nguyên nhân cụ thể được chỉ ra là:

  • Uống không đủ nước: Cơ thể không đủ nước cho thận bài tiết, nước tiểu quá đặc. Nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong nước tiểu.
  • Chế độ ăn nhiều muối: Đây là nguyên nhân thường gặp ở người Việt, khẩu vị của người Việt khá mặn. Muối và nước mắm là gia vị quen thuộc hàng ngày… Ăn nhiều muối (NaCl), cơ thể phải tăng đào thải Na+, tăng Ca++ tại ống thận… Do đó, sỏi Calcium dễ hình thành.
  • Chế độ ăn nhiều đạm: Đạm trong đồ ăn làm tăng nồng độ pH nước tiểu, tăng bài tiết Calcium và lại làm giảm khả năng hấp thu Citrate.
  • Nạp bổ sung Calcium, Vitamin C sai cách: Chúng ta bổ sung vi chất quá nhiều, dẫn đến tình trạng cơ thể thừa chúng. Đối với Vitamin C, khi chuyển hóa thành gốc Oxalat. Còn ion Ca++ sẽ cạnh tranh và ức chế việc hấp thu các ion khác như Ze++, Fe++, … Khi thận quá thừa các chất sẽ bị quá tải, đương nhiên sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi tại đây.
  • Hậu quả của bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tiêu chảy… cũng có thể hình thành sỏi Calci Oxalat. Tiêu chảy làm mất nước, mất các ion Na+ K+,…. giảm lượng nước tiểu; nồng độ Oxalat trong nước tiểu tăng,… từ đó dễ hình thành sỏi.
  • Yếu tố di truyền: Bệnh cũng có thể do gen trong gia đình. Nguy cơ mắc bệnh trong các thành viên cùng huyết thống, cao hơn bình thường.
  • Ở những người bẩm sinh hoặc mắc phải, có dị dạng đường tiết niệu, khiến đường tiểu bị tắc nghẽn ví dụ do Phì đại tuyến tiền liệt, túi thừa trong bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến…. Một số bệnh nhân chấn thương, lâu ngày không di chuyển được. Đường tiết niệu tắc nghẽn làm nước tiểu, mà tích trữ lâu ngày, lắng đọng sinh ra sỏi thận.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi trùng xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu dai dẳng, tạo ra mủ, lắng đọng các chất bài tiết lâu ngày cũng là nguyên nhân gây sỏi ở thận
  • Béo phì: Theo một số nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh của người béo phì sẽ cao hơn người bình thường.

Dấu hiệu sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận phụ thuộc vào giai đoạn hình thành sỏi. Tuy nhiên, giai đoạn sớm của quá trình hình thành sỏi thường không có triệu chứng, nên bệnh nhân không biết. Chỉ đến khi sỏi đã lớn, gây biến chứng mới được phát hiện.

Thông thường, triệu chứng thường gặp của bệnh này là xuất hiện các cơn đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng.

Bệnh nhân có thể đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, đi tiểu ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn, làm thận chảy máu. Người bệnh có thể sốt cao 38-39 độ C, hoặc ớn lạnh, thận có cảm giác bỏng rát.

8 triệu chứng sỏi thận bạn cần lưu ý

1. Cơn đau ở lưng hoặc bụng là dấu hiệu của sỏi thận phổ biến

Theo các chuyên gia, cơn đau sỏi thận là một trong những loại đau nghiêm trọng nhất. Một số người từng bị đau sỏi thận cho biết, cơn đau giống như đau đẻ hoặc đau khi bị dao đâm.

Đau lưng do sỏi thận
Đau lưng do sỏi thận

Thông thường, cơn đau bắt đầu khi sỏi thận di chuyển vào vùng niệu quản hẹp, gây tắc nghẽn và tạo áp lực lên thận. Áp lực này kích hoạt các sợi dây thần kinh truyền tín hiệu đau đến não. Khi sỏi di chuyển, vị trí và mức độ đau cũng sẽ thay đổi.

Cơn đau có thể xuất hiện theo từng đợt do niệu quản co thắt để cố đẩy sỏi ra ngoài. Mỗi đợt đau quặn thận thường kéo dài khoảng vài phút.

Bạn có thể cảm nhận cơn đau sỏi thận dọc theo sườn và lưng, dưới xương sườn. Cơn đau có thể lan rộng ra vùng bụng và háng khi sỏi di chuyển đến đường tiết niệu.

Sỏi lớn có thể khiến bạn cảm thấy đau hơn sỏi nhỏ, nhưng mức độ nghiêm trọng của cơn đau không nhất thiết liên quan tới kích thước sỏi. Thậm chí, một viên sỏi nhỏ cũng có thể gây đau khi chúng di chuyển hoặc gây tắc nghẽn.

2. Đau hoặc rát khi đi tiểu

Khi sỏi thận đi đến vị trí nối giữa bàng quang và niệu quản, bạn sẽ cảm thấy đau khi đi tiểu. Cơn đau có thể rõ ràng và bỏng rát. Triệu chứng sỏi thận này dễ nhầm lẫn thành nhiễm trùng đường tiết niệu. Đôi khi, bạn cũng có thể bị nhiễm trùng thận cùng với sỏi thận.

3. Tiểu gấp là biểu hiện sỏi thận

Nếu bạn thường xuyên bị tiểu gấp thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy sỏi thận đã di chuyển vào phần dưới của đường tiết niệu. Khi bị tiểu gấp, bạn có thể cảm thấy cần phải đi tiểu liên tục suốt ngày.

Tiểu gấp cũng tương tự với triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, do vậy bạn có thể dễ nhầm lẫn hai tình trạng.

4. Dấu hiệu của sỏi thận: Tiểu ra máu

Tiểu ra máu là triệu chứng phổ biến ở những người bị sỏi đường tiết niệu nói chung và sỏi thận nói riêng. Nước tiểu có thể có màu đỏ, hồng hoặc nâu. Đôi khi, bác sĩ chỉ quan sát thấy tế bào máu bằng kính hiển vi chứ màu sắc nước tiểu không thay đổi, bởi vì chúng quá nhỏ.

Tiểu máu do sỏi thận
Tiểu máu do sỏi thận

5. Nước tiểu đục hoặc có mùi là một triệu chứng sỏi thận

Nước tiểu ở người khỏe mạnh thường trong và không có nặng mùi. Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi là dấu hiệu của nhiễm trùng ở thận hoặc phần khác của đường tiết niệu.

Theo một nghiên cứu, khoảng 8% người bị sỏi thận cấp tính bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nước tiểu đục là dấu hiệu của mủ trong nước tiểu. Nước tiểu có mùi hôi có thể là do vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

6. Lượng nước tiểu ít

Các sỏi thận lớn đôi khi có thể mắc kẹt trong niệu quản, làm chậm hoặc ngưng dòng chảy nước tiểu. Dấu hiệu sỏi thận này được gọi là bí tiểu. Nếu dòng chảy nước tiểu bị tắc hoàn toàn, bạn cần phải đi cấp cứu ngay.

7. Buồn nôn và nôn mửa cũng có thể là triệu chứng của sỏi thận

Buồn nôn và nôn mửa là những triệu chứng phổ biến ở người bị sỏi thận. Những triệu chứng này xuất hiện do thận và đường tiêu hóa có kết nối thần kinh với nhau. Các viên sỏi trong thận có thể kích hoạt các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, làm dạ dày khó chịu.

Ngoài ra, buồn nôn và nôn cũng là cách cơ thể phản ứng lại với cơn đau dữ dội, một trong những triệu chứng sỏi thận thường gặp.

8. Sốt và ớn lạnh: Triệu chứng của sỏi thận có nhiễm trùng đường tiểu

Sốt và ớn lạnh là những dấu hiệu cho thấy bạn có nhiễm trùng ở thận hoặc đường tiết niệu. Nó cũng có thể là một biến chứng nghiêm trọng của sỏi thận hoặc liên quan đến các tình trạng nguy hiểm khác. Nếu bị sốt kèm với đau, bạn hãy ngay lập tức đi cấp cứu. Bạn có thể bị sốt cao do nhiễm trùng, từ 38°C trở lên. Ớn lạnh hoặc run rẩy thường đi kèm với sốt.

Những biến chứng của bệnh sỏi thận

Sỏi thận nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh. Ngược lại, nếu để bệnh sỏi thận duy trì trong một thời gian dài có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến như:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu thường là đi tiểu ra mủ, tiểu ra máu, tiểu rắt và có thể kèm sốt cao cùng đau bụng dưới, đau lưng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh sỏi thận sau này.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do những chất cặn bã tích tụ lâu ngày trong thận, đây là cơ hội để các vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong đường tiết niệu, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.

Tắc đường tiểu

Sỏi thận thường đi vào niệu quản và niệu đạo thông qua nước tiểu. Lâu ngày, những viên sỏi sẽ chiếm toàn bộ diện tích của niệu quản và niệu đạo gây tắc đường tiểu. Đồng nghĩa với việc hệ niệu đạo sẽ co bóp mạnh hơn để có thể đẩy sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn.

Đây cũng chính là lúc xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng giữa sườn và lan dần xuống dưới háng. Khi đường tiểu bị tắc, những cặn chất và nước tiểu sẽ không thể đào thải ra ngoài được gây nên hiện tượng thận hoặc niệu quản bị ứ nước, bí tiểu.

Suy thận

Khi thận bị ứ nước, nhiễm trùng lâu ngày sẽ phá hủy dần nhu mô thận, đơn vị thận cho đến lúc mất tới 75% thì bạn sẽ có nguy cơ bị suy thận. Khi đó, người bệnh sẽ phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống, tuy nhiên, bệnh sẽ rất khó chữa và chi phí điều trị rất đắt đỏ.

Vỡ thận

Khi nước tiểu ứ đọng lại trong thận quá nhiều mà không được thải ra ngoài sẽ khiến cho thận phải làm việc quá sức trong khi vách thận mỏng gây ra vỡ thận. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.

Viêm bể thận cấp

Sỏi thận lâu ngày không được điều trị gây tắc nghẽn đường tiểu sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở các đài thận, niệu quản và bể thận. Nếu bệnh nặng sẽ gây ra cơn viêm bể thận cấp đột ngột và nguy cấp như sốt cao, đau hông dữ dội, đái ra mủ,…

Chẩn đoán và điều trị sỏi thận

Nếu nhận thấy các triệu chứng của sỏi thận, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh:

  • Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định nồng độ canxi và axit uric trong máu, sức khỏe của thận và các tình trạng y tế khác.
  • Xét nghiệm nước tiểu trong 24 giờ có thể giúp bác sĩ xác định xem liệu trong cơ thể bạn có phải chứa quá nhiều chất kích thích hình thành sỏi hay quá ít chất ngăn ngừa sỏi hình thành hay không. Đối với xét nghiệm này, bạn cần cung cấp mẫu nước tiểu hai lần trong hai ngày liên tiếp.
  • Xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ nhìn thấy sỏi thận (nếu có) trong đường tiết niệu khi bạn có triệu chứng sỏi thận. Một số loại xét nghiệm bác sĩ thường chỉ định như X-quang bụng (không thể phát hiện sỏi thận nhỏ), chụp CT năng lượng cao hoặc kép (có thể phát hiện những viên sỏi nhỏ), siêu âm, xét nghiệm không xâm lấn, chụp niệu quản tĩnh mạch.
  • Phân tích các mẫu sỏi tự tiêu biến ra ngoài trong phòng thí nghiệm để xác định thành phần của sỏi. Thông tin này giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây sỏi thận và có biện pháp ngăn ngừa sỏi thận hình thành nhiều hơn.

Sau khi chẩn đoán sỏi thận, xác định kích cỡ và vị trí của sỏi, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị sỏi thận phù hợp. Nếu sỏi nhỏ và không có các triệu chứng của sỏi thận thì chưa cần can thiệp. Nhưng khi sỏi lớn, gây ra dấu hiệu sỏi thận rõ ràng, bạn cần được tán sỏi hoặc lấy sỏi ra ngoài.

Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng sỏi thận để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý này. Nếu bạn đã từng bị sỏi thận, hãy thử kết hợp thêm các cách chữa bệnh sỏi thận tại nhà bên cạnh chỉ định của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị nhé!

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC