Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của bào thai và sức khỏe của người mẹ. Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung thường xuyên, mẹ bầu cần tránh những thực phẩm không tốt vì chúng có thể khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, mắc bệnh từ trong bụng mẹ, thậm chí là thai chết lưu, sảy thai… nhất là những thực phẩm sử dụng trong 3 tháng đầu
Những thực phẩm phụ nữ mang thai không nên sử dụng, nhất là trong trong 3 tháng đầu
Ba tháng đầu của thai kỳ có thể được coi là thời gian thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất, đến tuần thứ 6, thai nhi đã có kích thước to bằng hạt đậu và trái tim bé nhỏ đã có những nhịp đập đầu tiên. Đến khi kết thúc giai đoạn đầu, thai nhi đã hình thành một số bộ phận như đầu, tay, chân, xương, nội tạng, tim thai đập nhanh, kích thước thai nhi đã to bằng quả táo.
Đây cũng là thời kỳ quan trọng nhất, dễ xảy ra các tai biến nhất, vì thai nhi mới dần hình thành, cơ thể mẹ cũng đang có những thay đổi để phù hợp với thai nhi. Do đó trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi cần được chăm sóc kỹ để làm tiền đề tốt cho những giai đoạn sau.
Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp ổn định bào thai, tránh các dị tật, các nguy cơ gây sảy thai, thai chết lưu…
Sau đây là những thực phẩm các mẹ bầu cần tránh sử dụng trong 3 tháng đầu:
Thực phẩm dễ gây sảy thai
Trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai không nên ăn:
- Dứa: Các bromelain có trong dứa có thể gây co thắt tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai, vì thế, mẹ bầu nên tránh ăn dứa trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
- Cua: Ăn nhiều cua cũng có thể làm tử cung co thắt, có nguy cơ bị xuất huyết bên trong và nguy hiểm hơn là có thể gây thai chết lưu trong 3 tháng đầu. Hơn nữa, trong loại thực phẩm này còn có chứa nhiều cholesterol không tốt cho phụ nữ mang thai.
- Nha đam: Trong giai đoạn 3 tháng đầu, phụ nữ amng thai cũng nên kiêng nha đam vì loại thực phẩm này có thể gây xuất huyết vùng chậu, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Rau ngót :rau ngót thường có mặt trong món canh hàng ngày của nhiều gia đình. Là loại rau giàu vitamin, sắt và chất xơ. Tuy nhiên, rau ngót chứa thành phần Papaverin có tác dụng giãn cơ trơn, giảm đau, hạ huyết áp. Nếu bà bầu ăn nhiều rau này, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có nguy cơ bị sảy thai do cổ tử cung co thắt.
- Khổ qua: khổ qua là loại rau quả có chứa nhiều vitamin và chất xơ. Nhưng trong thành phần nó có chứa Quinine, Monodicine,… kích thích co bóp tử cung. Nếu bà bầu ăn các món ăn chế biến từ trái khổ qua sẽ có nguy cơ bị sảy thai rất cao. Do đó các mẹ nên tránh ăn khổ qua.
- Nước dừa: Một số bà mẹ mang thai cho rằng uống nước dừa nhiều sẽ đẻ con da trắng, nhưng cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt phụ nữ mang thai những tháng đầu.
Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ nữa. Lợi ích của nước dừa với phụ nữ mang thai: đó là một loại nước giải khát tốt, cung cấp nước và điện giải phù hợp cho cơ thể.
Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng chỉ nên uống lấy nước của 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối.
- Đu đủ xanh: trong thành phần của đu đủ xanh có chứa chất kích thích cơ trơn tử cung hoạt động. Do đó, có thể gây sảy thai
- Măng tươi: măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh ra acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN), chính acid này gây ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Vì vậy, nhiều người khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn măng
Tuy nhiên, nếu thèm thì có thể ăn ở mức độ ít: 1 tháng chỉ nên ăn 2 bữa với khoảng 200-300gam. Nên tự mua măng tươi về chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh. Cách chế biến măng tươi giảm độc tố là cho măng vào nồi luộc sôi kỹ 2-3 lần. Trong khi sôi, mở vung để độc tố bay ra, sau đó mới chế biến món ăn.
Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, não bộ thai nhi là một trong những bộ phận được hình thành từ rất sớm, chỉ sau 16 ngày thụ thai, nền tảng thần kinh của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển theo chiều dài và có nếp gấp. Đến tam cá nguyệt thứ 2, não bộ của thai nhi đã nắm giữ vai trò điều khiển các cơn co thắt ở cơ hoành và cơ ngực, điều khiển nhịp thở. Kết thúc giai đoạn này não bộ của thai nhi gần như trưởng thành hoàn toàn.
Trong tam cá nguyệt thứ 3, đây là thời điểm các tế bào và hệ thống thần kinh phát triển nhanh nhất. Vì vậy, đây cũng là giai đoạn vàng để mẹ bầu bổ sung các chất dinh dưỡng như omega-3, DHA giúp trẻ phát triển trí não sau này.
Ngược lại, trong giai đoạn này phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn những thực phẩm gây nguy hiểm cho tế bào thần kinh của thai nhi, nếu không, chỉ cần sai một li sẽ làm hỏng toàn bộ quá trình giúp con phát triển não bộ tốt nhất sau này.
Theo đó, những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao được khuyến cáo phải nằm trong danh sách phụ nữ mang thai không nên ăn gì.
Thủy ngân là một hóa chất rất độc, nếu ăn phải những loại cá nhiễm thủy ngân trong thời gian dài sẽ khó tránh khỏi nguy hiểm. Chất độc thủy ngân có trong cá khi ăn vào cơ thể sẽ phá hủy thần kinh, phá hủy thận, là nguyên nhân gây ra những căn bệnh nghiêm trọng ở trẻ em, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển não bộ của thai nhi.
Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao gồm: Cá cam, cá kiếm, cá ngừ mắt to, cá kình, cá thu vua, cá đổng
Cá càng lớn thì hàm lượng thủy ngân càng cao.Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu chỉ nên ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp gồm: cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá rô phi, cá nhỏ… Mẹ bầu cũng có thể bổ sung Omega-3, DHA theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt từ trong bụng mẹ.
Những thực phẩm tái, sống
Những thịt, cá, hải sản tái, sống có thể bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi như: đau bụng, tiêu chảy, nôn ói… và những tác hại khôn lường khác
Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm khuẩn Listeria cao gấp 20 lần người bình thường. Vi khuẩn Listeria thường được tìm thấy ở các loại cá, thịt chưa nấu chín, trong các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng. Khi vào cơ thể người mẹ, vi khuẩn Listeria monocytogenes sẽ đi qua nhau thai gây sẩy thai, sinh non, hoặc thai nhi chết ngay sau khi sinh, hoặc khi sinh ra trẻ dễ mắc bệnh nghiêm trọng.
Ngoài ra, kí sinh trùng toxoplasmosis có khả năng ký sinh trong thịt tái hoặc nấu chưa chín và có thể gây các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu và các triệu chứng khác đặc biệt nếu bạn ở trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kì. Chú ý nấu chín thịt và các món ăn để tiêu diệt bất kì loại kí sinh trùng nào ẩn náu trên đó.
Để tránh lây nhiễm các loại vi khuẩn hay virus có hại trong các loại thịt, cá, hải sản, bạn nên:
- Tránh ăn cá sống và các động vật giáp xác cũng như các món thường chế biến từ các loại cá sống như sushi, sashimi, hàu sống, sò điệp, ngao
- Tránh hải sản đông lạnh, chưa được nấu chín và các loại thực phẩm hun khói
- Chú ý đến các khuyến cáo về mức độ an toàn và nguồn gốc của các loại hải sản mà bạn ăn
- Chế biến hải sản đúng cách.
- Nấu cá ở nhiệt độ tối thiểu 60°C. Đối với các loại tôm như tôm hùm hay sò điệp, bạn nên nấu cho đến khi chúng chuyển sang màu trắng sữa. Riêng với trai và hàu, bạn cần nấu cho đến khi vỏ mở ra, đồng thời loại bỏ những con không tách được vỏ.
- Các loại thịt nguội hay xúc xích tiềm tàng nhiều mối nguy bởi bệnh Listeria có thể phát triển ở môi trường nhiệt độ thấp như trong tủ lạnh. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm đông lạnh, thực phẩm ăn liền như thịt nguội hay xúc xích khi mang thai. Bạn có thể làm chín thịt hay xúc xích trước khi sử dụng và phải ăn ngay khi nấu xong.
- Ngoài ra, hãy chắc chắn bất kì sản phẩm sữa nào bạn uống đều được thanh trùng. Vì sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria.
- Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn trứng ốp la, trứng luộc lòng đào, trứng sống. Vì trong trứng chưa nấu chín có chứa rất nhiều vi khuẩn salmonella khiến người mẹ ăn vào dễ buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, thai nhi nhiễm salmonella, có thể sẽ bị sinh non, thai chết lưu.
Theo khuyến nghị của Bộ Y tế mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả trứng gà, ăn nhiều hơn sẽ dẫn đến thừa cholesterol, việc dư thừa này sẽ dẫn đến một số biến chứng nhất định. Khi ăn trứng chỉ ăn trứng được nấu chín kỹ.
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau sống, rau mầm sống, trái cây chưa được rửa kỹ
Phụ nữ mang thai ăn nhiều rau sẽ cung cấp nguồn chất xơ dồi dào, các loại vitamin bổ dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên, rau sống hay rau mầm sống có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, do đó phụ nữ mang thai không nên ăn để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Rau sống bao gồm các loại như xà lách, giá đỗ, mầm rau muống, mầm rau cải đều có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng. Đặc biệt là vi khuẩn salmonella, nếu người mẹ nhiễm loại vi khuẩn này rất dễ bị sinh non, thậm chí thai chết lưu.
Vì vậy, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn các loại rau lá xanh đã được làm chín bằng cách nấu canh, luộc, hấp đúng cách.
Không chỉ rau mà nếu ăn phải trái cây chưa được rửa sạch, phụ nữ mang thai vẫn sẽ tiêu thụ một lượng lớn các vi khuẩn, ký sinh trùng như Toxoplasma, E. coli, Salmonella và Listeria sống trong đất (khi thu hoạch các loại rau, trái cây chúng vẫn còn ký sinh trên đó).
Nhiễm Toxoplasmosis bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ, trẻ sinh ra có thể có triệu chứng tổn thương nội tạng, não bộ và mắt như: động kinh, gan và lá lách to, vàng da và mắt, nhiễm trùng mắt…
Khi ăn trái cây tươi phụ nữ mang thai nên rửa sạch dưới vòi nước, ngâm trong nước muối hoặc dung dịch rửa trái cây, rau củ khoảng 15-30 phút để loại bỏ sạch những mầm bệnh nguy hiểm
Phụ nữ mang thai không nên ăn nội tạng động vật
Nội tạng động vật rất giàu vitamin và dinh dưỡng. Gan, thận rất giàu vitamin A giúp bổ mắt, hệ tim mạch, chống viêm. Óc động vật rất giàu omega-3 bảo vệ não bộ, tủy sống. Tim, lưỡi rất tốt cho người mới ốm dậy cần bồi bổ sức khỏe, đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, nội tạng động vật cũng chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt nạc, ăn nhiều sẽ làm tăng mỡ máu gây nguy hiểm cho tim mạch. Phụ nữ mang thai ăn nhiều nội tạng động vật sẽ dẫn đến tăng cân không kiểm soát, nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Nội tạng động vật còn chứa rất nhiều vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn. Để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nội tạng động vật. Khi ăn nên chọn mua ở những nơi uy tín, chất lượng.
Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn
Đối với người bình thường việc tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như dưa muối, cà muối, thịt xông khói… có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, tăng huyết áp… Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều muối thì hàm lượng canxi cũng sẽ bị đào thải ra ngoài dẫn đến thiếu hụt canxi cho mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng không nên ăn quá nhiều các thực phẩm như khoai tây chiên, gà rán, cá hộp, thịt hộp… vì phần lớn các thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia, natri…, vốn là những nhóm nhân tố dễ gây nhiễm độc, dị tật thai nhi.
Thực phẩm chế biến sẵn còn có tác hại có thể làm tăng nguy cơ tăng cân quá mức, tiểu đường thai kỳ và các biến chứng ảnh hưởng không tốt đến quá trình mang thai.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế caffeine và các thức uống chứa cồn
Hầu hết các nghiên cứu cho biết caffeine được tiêu thụ ở mức độ vừa phải không gây ảnh hưởng đến cơ thể, tuy nhiên mối quan hệ giữa lượng caffeine và sảy thai là rất cao.
Hiệp Hội Phụ nữ mang thai Hoa Kì khuyến cáo bạn nên tránh caffeine trong 3 tháng đầu tiên của thai kì để giảm khả năng bị sảy thai và theo nguyên tắc chung, không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày trong thời gian mang thai.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu uống rượu trong suốt thai kỳ sẽ dễ bị thai chết lưu, sảy thai, thậm chí trẻ sinh ra với trí tuệ chậm phát triển.
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC