Hội chứng cận u hay còn gọi là hội chứng cận ung thư là những rối loạn với các biểu hiện lâm sàng toàn thân phức tạp do một khối u ác tính tiềm ẩn gây ra sự thay đổi hệ thống miễn dịch.
Nói cách khác, các tế bào ác tính không biểu hiện trực tiếp các triệu chứng di căn. Thay vào đó, chúng tạo ra các tự kháng thể, cytokine, hormone hoặc peptide ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan như hệ thần kinh, da liễu, tiêu hóa, nội tiết, huyết học và tim mạch.
Các triệu chứng có thể biểu hiện trước hoặc sau khi chẩn đoán ung thư.
Hơn 100 năm trước, người ta đã nhận ra rằng một số bệnh ung thư gây ra các triệu chứng khác nhau không phải do sự xâm lấn hoặc chèn ép trực tiếp của khối u.
Các hội chứng cận u được bắt đầu ghi danh vào những năm 1940, và cho đến nay những tình trạng này vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
Hiện tại, các hội chứng cận u được mô tả nhiểu nhất là do khối u tiết ra các peptide và hormon chức năng (như trong trường hợp hội chứng cận u nội tiết) hoặc phản ứng chéo miễn dịch giữa khối u và mô chủ bình thường (như trong trường hợp hội chứng cận u thần kinh).
Trong vài năm qua, những tiến bộ y học không chỉ cải thiện sự hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của hội chứng cận u mà còn giúp tăng cường chẩn đoán và điều trị các rối loạn này.
Những rối loạn này phát sinh từ sự bài tiết hormone, peptide hoặc cytokine của khối u hoặc do phản ứng chéo miễn dịch giữa các mô ác tính và mô bình thường.
Các hội chứng cận u có thể ảnh hưởng đến các hệ thống cơ quan khác nhau, đáng chú ý nhất là các hệ thống nội tiết, thần kinh, da liễu, thấp khớp và huyết học.
Các khối u ác tính liên quan phổ biến nhất bao gồm ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư vú, khối u phụ khoa và khối u ác tính về huyết học.
Trong một số trường hợp, việc chẩn đoán kịp thời các tình trạng này có thể dẫn đến việc phát hiện khối u tiềm ẩn trên lâm sàng ở giai đoạn sớm và có khả năng điều trị cao.
Bởi vì các hội chứng cận u thường gây ra bệnh tật cho người mắc bệnh, điều trị hiệu quả có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, tăng cường điều trị ung thư và kéo dài thời gian sống sót.
Các phương pháp điều trị bao gồm giải quyết bệnh ác tính tiềm ẩn, ức chế miễn dịch (đối với hội chứng cận u thần kinh, da liễu và thấp khớp), và điều chỉnh rối loạn điện giải và nội tiết tố (đối với hội chứng cận u nội tiết).
Hội chứng cận u là gì?
Hội chứng cận u là một nhóm các rối loạn xảy ra khi hệ thống miễn dịch có phản ứng với khối u ung thư được gọi là “neoplasm”.
Hệ thống miễn dịch rất quan trọng trong việc giữ cho bạn khỏe mạnh. Nó bao gồm các tế bào, mô và cơ quan phối hợp với nhau để giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng và các bệnh lý khác.
Các nhà khoa học cho rằng hội chứng cận u xảy ra khi các kháng thể chống ung thư hoặc tế bào bạch cầu (được gọi là tế bào T) tấn công nhầm các tế bào bình thường trong hệ thần kinh.
Các hội chứng cận u là thứ phát sau một bệnh ác tính tiềm ẩn, nhưng cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng.
Các hội chứng này thường biểu hiện ở người bệnh ung thư phổi, ung thư vú, bệnh lý huyết học ác tính, ung thư tuyến giáp thể tủy, bệnh lý ác tính phụ khoa và ung thư tuyến tiền liệt.
Nó cũng có thể xảy ra với bất kỳ khối u ác tính nào. Một nghiên cứu đánh giá thông qua các dữ liệu cho thấy rằng hội chứng cận u xảy ra ở 8% người bệnh ung thư.
Các biểu hiện rối loạn thần kinh ở bệnh lý thần kinh là biểu hiện phổ biến nhất. Nam giới và nữ giới bị ảnh hưởng như nhau.
Biểu hiện triệu chứng của hội chứng cận u
Biểu hiện lâm sàng không nhất thiết liên quan đến giai đoạn lâm sàng hoặc bệnh lý của bệnh ác tính tiềm ẩn, cũng không phải là một chỉ số tiên lượng.
Các hội chứng cận u có thể phát triển từ các cơ chế miễn dịch hoặc không miễn dịch.
Hội chứng cận u phổ biến nhất ở người trung niên trở lên. Chúng thường xảy ra ở những người bị ung thư phổi, buồng trứng, bạch huyết hoặc vú.
Những triệu chứng này thường bắt đầu trước khi phát hiện thấy khối u hoặc cùng với sự phát triển chứa đầy tế bào ung thư. Chúng phát triển từ từ trong vài ngày hoặc vài tuần.
Các triệu chứng chính có thể gặp bao gồm:
– Khó đi lại hoặc nuốt
– Mất trương lực cơ
– Mất sự phối hợp vận động (Loss of fine motor coordination)
– Nói lắp
– Mất trí nhớ
– Các vấn đề liên quan về thị lực
– Rối loạn giấc ngủ
– Sa sút trí tuệ
– Co giật
– Mất cảm giác ở các chi
– Chóng mặt
…..
Hội chứng cận u có thể bao gồm các hội chứng/bệnh sau:
– Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton (Lambert-Eaton Myasthenic Syndrome)
– Hội chứng người cứng (Stiff-Person Syndrome)
– Viêm não tủy
– Bệnh nhược cơ
– Thoái hóa tiểu não (Cerebellar Degeneration)
– Viêm não hệ viền hoặc thân não (Limbic or Brainstem Encephalitis)
– Tăng trương lực thần kinh cơ (Neuromyotonia)
– Rung giật nhãn cầu (Opsoclonus)
– Bệnh thần kinh cảm giác ngoại vi (Sensory Neuropathy)
Điều trị hội chứng cận u tập trung vào việc chăm sóc bất kỳ khối u hoặc ung thư nào được tìm thấy trong cơ thể, sau đó là nỗ lực giảm phản ứng tự miễn dịch.
Biểu hiện lâm sàng hội chứng cận u được phân loại dựa trên hệ cơ quan
Thần kinh
Hội chứng cận u có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, khớp nối thần kinh cơ hoặc hệ thần kinh ngoại vi với biểu hiện tương ứng.
Viêm não cận u/viêm não tủy:
Hội chứng này có thể bao gồm viêm não tiểu não, viêm não thân não, viêm não hệ viền và viêm tủy.
Người bệnh có thể biểu hiện rối loạn chức năng nhận thức, trầm cảm, thay đổi tính cách, ảo giác, co giật, buồn ngủ, rối loạn chức năng thần kinh tự chủ và rối loạn chức năng nội tiết ít phổ biến hơn nếu có liên quan đến vùng dưới đồi.
Thoái hóa tiểu não bán cấp:
Thường liên quan đến ung thư vú, ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư hạch Hodgkin và ung thư buồng trứng.
Biểu hiện lâm sàng là mất điều hòa, loạn vận ngôn, khó nuốt, nhìn đôi, chóng mặt, buồn nôn và nôn.
Nó được gây ra bởi các kháng thể Anti-Hu hoặc kháng thể kháng kênh canxi kiểm soát điện áp (Anti-VGCC) phản ứng chéo với các kháng nguyên tiểu não.
Hội chứng rung giật nhãn cầu-giật cơ:
Đặc trưng lâm sàng bởi cử động mắt nhanh không kiểm soát được, cơ thể co giật, mất điều hòa trương lực cơ, hạ huyết áp, khó chịu và thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới bốn tuổi.
Rung giật nhãn cầu là biểu hiện phổ biến ở trẻ em, trong khi chứng mất điều hòa trương lực cơ lại nổi bật hơn ở người lớn.
Khi có liên quan đến khớp nối thần kinh cơ, người bệnh có thể biểu hiện
Bệnh nhược cơ:
Thường gặp nhất ở người bệnh u tuyến ức và biểu hiện lâm sàng là yếu cơ vận động và yếu cơ hoành.
Kháng thể kháng AchR (thụ thể acetylcholine) dương tính ở những người bệnh này và điện cơ đồ (EMG) cho thấy phản ứng giảm dần đối với kích thích thần kinh lặp đi lặp lại.
Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton (LEMS):
Nguyên nhân là do sự suy yếu của các kênh canxi kiểm soát điện áp (VGCC) do các tự kháng thể trên màng tiền synap tại điểm nối thần kinh cơ, dẫn đến giảm giải phóng acetylcholine.
LEMS có liên quan chặt chẽ với ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), khoảng 3% người bệnh phát triển LEMS và nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh.
Về mặt lâm sàng, LEMS được đặc trưng bởi sự yếu của các cơ gần chủ yếu ảnh hưởng đến cơ đùi và cơ chậu; người bệnh thường gặp khó khăn khi hoạt động gắng sức; ngoài ra, người bệnh còn gặp khó khăn trong các hoạt động cơ bản như leo cầu thang, đi lại, đứng dậy khỏi ghế.
Các triệu chứng bắt đầu từ từ với sự tiến triển chậm. Người bệnh cũng biểu hiện các triệu chứng thần kinh tự chủ như khô miệng, giảm tiết mồ hôi và táo bón.
Khám lâm sàng thấy triệu chứng dương tính với giảm phản xạ gân xương. Các kháng thể kháng VGCC trong máu dương tính ở khoảng 85% người bệnh mắc LEMS.
Điện cơ đồ cho thấy phản ứng được cải thiện đối với kích thích thần kinh lặp đi lặp lại.
Khi hệ thống thần kinh ngoại biên có liên quan, người bệnh có thể biểu hiện:
Bệnh lý thần kinh tự chủ:
Thường liên quan đến SCLC và u tuyến ức. Bệnh thần kinh tự chủ ảnh hưởng đến hệ thần kinh đối giao cảm, giao cảm và ruột.
Nó được đặc trưng bởi khô miệng, khô mắt, thay đổi phản xạ đồng tử, rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột và hạ huyết áp thế đứng.
Một người bệnh cũng có thể biểu hiện như giả tắc nghẽn đường tiêu hóa (GI) mãn tính dẫn đến táo bón, buồn nôn, nôn, khó nuốt và chướng bụng.
Bệnh thần kinh cảm giác bán cấp:
Được đặc trưng bởi dị cảm, đau thần kinh, giảm cảm giác và giảm phản xạ gân cơ sâu.
Nó ảnh hưởng đến cả chi trên và chi dưới; phân bố có thể là đa điểm, không đối xứng hoặc đối xứng.
Một hội đồng bác sĩ thần kinh quốc tế đã phát triển các tiêu chí cho hội chứng cận u ảnh hưởng đến hệ thần kinh thành các loại xác định.
Và có thể dựa trên hội chứng thần kinh cổ điển, sự hiện diện của các kháng thể cận u và thời điểm chẩn đoán bệnh ác tính tiềm ẩn.
Các hội chứng cổ điển bao gồm viêm não tủy, viêm não hệ viền, thoái hóa tiểu não bán cấp, hội chứng rung giật nhãn cầu – giật cơ, hội chứng nhược cơ Lambert Eaton, bệnh thần kinh hội chứng cảm giác bán cấp, giả tắc nghẽn đường tiêu hóa mãn tính và viêm da cơ.
Hội chứng cận u xác định:
Là một hội chứng thần kinh cổ điển với các kháng thể hội chứng cận u đã được xác nhận trong đó khối u ác tính.
Nếu không được chẩn đoán, dự kiến sẽ được chẩn đoán trong vòng 5 năm kể từ khi chẩn đoán hội chứng cận u.
Hội chứng cận u có thể xảy ra:
Là một hội chứng thần kinh cổ điển KHÔNG CÓ kháng thể cận u hoặc ung thư nhưng có nguy cơ cao mắc bệnh ác tính tiềm ẩn,
Hoặc là một hội chứng thần kinh cổ điển hoặc không điển hình CÓ kháng thể đặc trưng một phần nhưng không có ung thư,
Hoặc là một hội chứng phi cổ điển KHÔNG CÓ kháng thể cận u nhưng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trong vòng hai năm kể từ ngày phát triển hội chứng thần kinh.
Nội tiết
Chủ yếu liên quan do hormon kích thích vỏ thượng thận ngoài (ACTH), hormon chống bài niệu (ADH) và sự bài tiết peptide liên quan đến hormon tuyến cận giáp (PTHrP) bởi các tế bào khối u.
Hội chứng Cushing:
Do tăng hormon kích thích vỏ thượng thận (ACTH) gây ra bởi các tế bào khối u.
Nó được biểu hiện dưới dạng yếu cơ, tăng cân, phù ngoại biên, phân bố mỡ hướng tâm và huyết áp cao.
Xét nghiệm máu ghi nhận tình trạng hạ kali máu và tăng nồng độ cortisol.
Hội chứng bài tiết hormone chống bài niệu không phù hợp (SIADH):
Thường thấy hơn ở người bệnh SCLC và do các tế bào khối u tiết ra hormone chống bài niệu (ADH).
Biểu hiện lâm sàng thay đổi từ các triệu chứng nhẹ như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi và thờ ơ đến các triệu chứng nghiêm trọng như lú lẫn, co giật, suy hô hấp và hôn mê.
Kết quả xét nghiệm dương tính với hạ natri máu, tăng thẩm thấu máu và tăng thẩm thấu nước tiểu.
Tăng Calci máu
Tăng calci máu thường liên quan đến ung thư phổi, đa u tủy và ung thư biểu mô tế bào thận.
Tăng calci máu do nhiều cơ chế khác nhau, chẳng hạn như sản xuất peptide liên quan đến hormone tuyến cận giáp (PTHrP) bởi các tế bào khối u.
Do hoạt động giống PTH quá mức, những người bệnh này cũng bị giảm phosphat máu đồng thời.
Người bệnh có biểu hiện suy nhược toàn thân, thờ ơ, buồn nôn, nôn, thay đổi trạng thái tinh thần, nhịp tim chậm, suy thận cấp, tăng trương lực và tăng huyết áp. Họ bị giảm phản xạ gân sâu và khoảng QT ngắn trên điện tâm đồ.
Hạ đường huyết do u tụy nội tiết (Non-islet tumor hypoglycemia):
Nó còn được gọi là “hội chứng Doege-Potter” do tiết ra chất giống như insulin hoặc IGF-II trong sarcoma sợi, sarcoma trung mô khác và ung thư biểu mô tế bào gan.
Hội chứng carcinoid:
Là do tiết serotonin hoặc bradykinin . Nó chủ yếu được thấy trong u tuyến phế quản loại carcinoid, ung thư biểu mô tuyến tụy và ung thư biểu mô dạ dày.
Cường aldosteron:
Nguyên nhân là do tiết quá nhiều aldosteron, chủ yếu ở người bệnh u tuyến thượng thận, u lympho không Hodgkin và ung thư biểu mô buồng trứng.
Bệnh lý khớp
Viêm đa khớp cận u thường liên quan đến các khớp lớn và được đặc trưng bởi viêm đa khớp di chuyển, không ăn mòn, không đối xứng.
Đau đa cơ dạng thấp (Polymyalgia rheumatica): Biểu hiện là đau và cứng ở hai vai, cổ và hông. Nó thường liên quan đến hội chứng rối loạn sinh tủy (myelodysplastic syndrome)
Bệnh hồng cầu lưới đa trung tâm: Đặc trưng lâm sàng bởi các sẩn, nốt sần và viêm đa khớp phá hủy.
Bệnh xương khớp phì đại: Biểu hiện lâm sàng như ngón tay dùi trống, sưng khớp và đau.
Huyết học
Người bệnh có thể không có triệu chứng nhưng có thể biểu hiện xanh xao, mệt mỏi, khó thở và huyết khối tĩnh mạch.
Những người bệnh này có thể bị tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ái toan, bất sản hồng cầu nguyên chất, đông máu nội mạch lan tỏa và phản ứng bạch cầu.
Đa hồng cầu: Nguyên nhân là do tiết quá nhiều erythropoietin trong ung thư biểu mô thận, u máu tiểu não, u cơ tử cung và ung thư biểu mô tế bào gan.
Da liễu
Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans):
Biểu hiện dưới dạng da dày lên, tăng sắc tố, thường ở nách và vùng cổ. Ung thư biểu mô tuyến dạ dày thường liên quan nhất đến bệnh gai đen.
Pemphigus thể á u (Pemphigus paraneoplastic):
Đặc trưng bởi phồng rộp và ăn mòn thân mình, lòng bàn tay và lòng bàn chân; nó có thể liên quan đến đau niêm mạc do xói mòn niêm mạc. Nó thường thấy ở những người bệnh bị rối loạn tăng sinh tế bào B.
Hội chứng Sweet:
Còn được gọi là bệnh da liễu bạch cầu trung tính có sốt cấp tính. Nó biểu hiện bằng sự khởi phát cấp tính của các mảng, sẩn và nốt ban đỏ, đau đớn kèm theo sốt và tăng bạch cầu trung tính.
Viêm mạch máu quá mẫn (Leukocytoclastic vasculitis):
Thường biểu hiện như ban xuất huyết có thể sờ thấy ở các chi dưới, nhưng người bệnh cũng có thể bị tím tái, ngứa, đau và loét vùng da bị ảnh hưởng.
Viêm da cơ (Dermatomyositis):
Đặc trưng bởi phát ban vòng quanh (heliotrope rash) ở mí mắt trên, sẩn Gottron ở khớp đốt ngón tay và ban đỏ ở mặt, cổ, lưng, ngực và vai.
Người bệnh có thể biểu hiện bệnh viêm cơ với yếu cơ gần và đau cơ khi các cơ liên quan.
Hồng ban di chuyển hoại tử (Necrolytic migratory erythema):
Chủ yếu gặp ở người bệnh u glucagonoma.
Hội chứng Trousseau:
Biểu hiện như viêm tắc tĩnh mạch di chuyển, chủ yếu thấy trong ung thư biểu mô tuyến tụy và phế quản. Nó được gây ra bởi sự tiết quá nhiều chất nhầy kích hoạt các yếu tố đông máu.
Thận
Người bệnh có thể bị mất cân bằng điện giải (hạ kali máu, hạ hoặc tăng natri máu, tăng photphat máu), gây ra bệnh thận và rối loạn acid-base do các hormone được sản xuất bởi các tế bào khối u như ACTH và ADH.
Hội chứng thận hư, viêm cầu thận màng:
Người bệnh có thể có biểu hiện tổn thương thận cấp, protein niệu nhiều, quá tải dịch. Nó được gây ra do các kháng nguyên khối u và các phức hợp miễn dịch.
Các rối loạn khác, không phân loại
Sốt tân sinh (Neoplastic fever), suy mòn, chán ăn, loạn vị giác
Cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán hội chứng cận u
Hội chứng cận u là một chẩn đoán loại trừ, và tất cả các nguyên nhân khác có thể gây bệnh phải được loại trừ.
Khi nghi ngờ, một người bệnh nên được đánh giá với một bảng đầy đủ bằng xét nghiệm, hình ảnh, điện cơ (EMG) và sinh thiết các mô cụ thể.
– Công thức máu toàn phần với phần trăm từng loại
– Bảng chuyển hóa toàn diện (CMP – Comprehensive metabolic panel)
– Tổng phân tích nước tiểu
– Chỉ dấu khối u (Tumor markers)
– Nồng độ hormone như PTHrP, ACTH, ADH
– Phân tích dịch não tủy (CSF)
– Điện di protein của huyết thanh và CSF
– Xét nghiệm kháng thể cận u trong máu và CSF
– Sinh thiết da
– Sinh thiết cơ được khuyến cáo ở những người bệnh nghi ngờ viêm da cơ liên quan đến khối u. Phát hiện bệnh lý bao gồm tế bào T CD4+ và viêm quanh cơ.
– MRI
– EMG
Chẩn đoán phân biệt
– Bệnh não chuyển hóa nhiễm độc: loại trừ nhiễm trùng cơ bản và bất thường điện giải.
– Viêm não truyền nhiễm: loại trừ bất kỳ nguyên nhân vi khuẩn, virus hoặc nấm.
– Rối loạn nhân cách: người bệnh có thể có trầm cảm tiềm ẩn.
– Viêm tủy: loại trừ nguyên nhân nhiễm trùng hoặc viêm.
– Suy tủy xương: loại trừ các nguyên nhân khác, có thể cần sinh thiết tủy xương.
– Hội chứng mệt mỏi mãn tính: người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu. Cần theo dõi chặt chẽ.
– Rối loạn mô liên kết hỗn hợp: kiểm tra kháng thể đặc hiệu, kháng axit ribonucleic Ab ( anti-RNP). Họ có thể mắc các rối loạn thấp khớp cùng tồn tại như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì và viêm đa cơ.
– Viêm da cơ không liên quan đến khối u: kiểm tra các kháng thể cụ thể; họ có kháng thể chống Jo-1 và chống Mi-2. Loại trừ ung thư buồng trứng, vú và đường tiêu hóa.
– Đau đa cơ do thấp khớp: chủ yếu gặp ở người bệnh lớn tuổi và liên quan đến đau đai vai.
– Những người bệnh này có tốc độ lắng hồng cầu (ESR) tăng cao và phản ứng mạnh với steroid liều thấp.
– Hội chứng thận hư: loại trừ tất cả các nguyên nhân khác.
Điều trị / Quản lý
Quản lý người bệnh mắc hội chứng cận u dựa trên loại, mức độ nghiêm trọng và vị trí của hội chứng cận u.
Nếu bệnh ác tính tiềm ẩn được chẩn đoán, thì bước đầu tiên là điều trị bệnh ác tính tiềm ẩn bằng hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật khi có thể.
Hội chứng cận u là một quá trình tự miễn dịch; người bệnh có thể được hưởng lợi từ việc ức chế miễn dịch bằng corticosteroid liều cao, globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch, trao đổi huyết tương hoặc lọc huyết tương.
Tiên lượng
Hội chứng cận u có các biểu hiện lâm sàng đa dạng và do đó tiên lượng có thể khác nhau. Một số rối loạn cận u có thể tự khỏi hoặc điều trị ung thư ban đầu, như trong bệnh xương khớp phì đại cận u.
Trong một nghiên cứu, tỷ lệ tử vong của người bệnh nội trú trong 30 ngày ở người bệnh tăng canxi máu cận u là 50%.
Người bệnh tăng tiểu cầu cận u có kết quả tồi tệ nhất và thường xuất hiện ở giai đoạn ung thư tiến triển.
Tử vong có thể do sự tiến triển tiềm ẩn của bệnh ung thư, do các biến chứng của phương pháp điều trị ung thư hoặc suy giảm hệ thống không hồi phục, thường là suy hô hấp cấp tính, suy tim sung huyết hoặc suy thận.
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC