Táo bón kéo dài và 6 câu hỏi thường gặp

táo bón kéo dài

Táo bón thỉnh thoảng có thể xuất hiện sau những bữa ăn thiếu chất xơ, thiếu nước, thực phẩm kém lành mạnh…. Thế nhưng  nếu tình trạng táo bón kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng liền thì nó có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

Dấu hiệu của táo bón kéo dài là gì?

Những biểu hiện của táo bón kéo dài bao gồm:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần hay quá 3 ngày không đi đại tiện được. Tình trạng này có thể kéo dài trong thời gian từ vài tháng đến vài năm (ở những người táo bón mạn tính).
  • Đi đại tiện khó khăn: phải rặn nhiều, vận động các cơ bụng, cơ hoành nhiều trong thời gian kéo dài
  • Phân rắn, lổn nhổn từng cục như phân dê, đây là dấu hiệu đã tồn đọng nhiều ngày trong ruột.
  • Đi đại tiện ra máu tươi do dùng lực rặn mạnh dẫn đến niêm mạc hậu môn bị xây xát
  • Đau bụng, đau bụng dữ dội kèm theo chướng hơi, đầy bụng
  • Thường xuyên phải nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài để giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

Ai dễ bị táo bón kéo dài?

Táo bón phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa trên thế giới với tỷ lệ 17% dân số toàn cầu, trong đó, chỉ 12% số người tự xác định được bệnh. Táo bón kéo dài xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở:

  • Người trên 65 tuổi với tỷ lệ 30-40%.
  • Phụ nữ có tỷ lệ mắc táo bón cao gấp 3 lần nam giới.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
  • Phụ nữ mang thai

Nguyên nhân nào dẫn đến táo bón kéo dài?

Chế độ ăn uống, sinh hoạt:

  •  Bạn sẽ dễ bị táo bón hơn với chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường, uống không đủ nước. Lạm dụng quá nhiều rượu hoặc thức uống có chứa caffeine cũng có thể khiến bạn bị táo bón.
  • Ở trẻ em, táo bón còn có thể do việc uống sữa bột (các loại sữa công thức trong thành phần ít chất xơ và quá nhiều đạm, đường).

Táo bón kéo dài là một dấu hiệu cho thấy đường ruột đang có bất đồng với lối sống của bạn. Đặc biệt là các thói quen:

  • Bỏ qua cảm giác muốn đi tiêu, nhịn đi tiêu (có nghĩa là khi có cảm giác mắc đi tiêu nhưng bịbỏ qua, có thể là do ngại sử dụng nhà vệ sinh công cộng hay do bận rộn)…Nếu điều này xảy ra kéo dài, sau một thời gian, bạn có thể mất cảm giác muốn đi tiêu và gây ra táo bón

  •  Lối sống ít vận động cũng có thể là một nguyên nhân gây ra táo bón kéo dài.

♦ Mắc một số bệnh lý:

 Các bệnh lý từ cấu trúc như:

  • Nứt hậu môn
  • Tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ huyết khối,…
  • To trực tràng vô căn cũng có thể gây táo bón kéo dài.

Ngoài ra một số bệnh lý toàn thân cũng có thể gây táo bón kéo dài như:

  • Mắc bệnh về thần kinh: đột quỵ, Hirschsprung, Parkinson, chấn thương đầu, tủy sống…
  • Các vấn đề về tâm lý: trầm cảm, rối loạn lo âu ( khi bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng, cơ thể sẽ có xu hướng kích hoạt các chức năng ưu tiên như thần kinh, tuần hoàn và nội tiết. Tiêu hóa không phải là chức năng ưu tiên, có nghĩa là quá trình tiêu hóa sẽ bị đình trệ và có thể gây ra tình trạng bị táo bón kéo dài.)
  • Rối loạn nội tiết: chuyển hóa tăng canxi máu, hạ kali máu, tiểu đường (những người mắc bệnh tiểu đường thường đi kèm với bệnh táo bón mãn tính. Bởi khi lượng đường trong máu cao sẽ gây kém hấp thu trong đường ruột khiến lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào khó tiêu hóa và tồn động gây nên chứng táo bón kéo dài)
  • Bệnh tuyến giáp: suy giáp (tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở phía trước cổ, khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng dẫn đến việc sản xuất không đủ hormon có thể sẽ tác động mạnh đến sự trao đổi chất của cơ thể. Quá trình trao đổi chất diễn ra chậm khiến toàn bộ quá trình tiêu hóa cũng bị chậm lại, từ đó gây táo bón.)
  • Bệnh mô liên kết: xơ cứng bì, lupus
  • Nhiễm độc chì cũng gây táo bón
  • Hội chứng ruột kích thích: Tuy chưa xác định được chính xác mối quan hệ giữa hội chứng ruột kích thích với tình trạng táo bón kéo dài,  song đây cũng được xem là yếu tố có nguy cơ cao. Ngoài táo bón, người bệnh còn có các triệu chứng điển hình như: đau bụng, đầy hơi, đi phân lỏng, chuột rút, …

♦ Mang thai:

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột, hoặc chế độ ăn thay đổi quá nhiều trong thai kỳ (uống viên bổ sung nhiều sắt, canxi, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm)… đều ảnh hưởng đến nhu động ruột dẫn đến táo bón kéo dài

♦ Thuốc:

Đôi khi, bị táo bón kéo dài có thể không phải do các vấn đề về sức khỏe mà là do các loại thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng khác. Dưới đây là các thuốc có khả năng gây táo bón:

  • Thuốc giảm đau opiat, như codeine và morphine
  • Thuốc chẹn kênh canxi điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh tim
  • Thuốc kháng cholinergic được sử dụng để điều trị co thắt cơ
  • Thuốc dùng để điều trị bệnh động kinh
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc kháng axit cho dạ dày, đặc biệt là thuốc kháng axit có chứa nhiều canxi
  • Thuốc bổ sung canxi hoặc sắt
  • Thuốc chống tiêu chảy

Nếu nhận thấy sự thay đổi về tần suất hoặc chất lượng đi tiêu của mình sau khi bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, bạn nên  nói với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc hoặc chuyển sang một loại thuốc mới để kiểm soát tình trạng táo bón.

♦ Rối loạn cơ chế tống phân

Xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn có vấn đề. Loại táo bón này khi khám thực thể rất khó phát hiện.

Táo bón có nhu động ruột chậm

Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón. Loại táo bón này thường gặp hơn ở phụ nữ với các triệu chứng như chướng bụng, ít có nhu cầu đại tiện.

Rối loạn chức năng sàn chậu

Rối loạn chức năng sàn chậu là do các khối cơ, dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến không thể giữ cho các cơ quan ở vùng sàn chậu nằm đúng vị trí của chúng.

Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số các cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng táo bón. Đặc trưng của táo bón do nguyên nhân này là rặn nhiều, đại tiện không hết phân, phải cần hỗ trợ mới tống phân ra ngoài hết được

Táo bón kéo dài có gây biến chứng gì không?

  • Ứ đọng phân, rối loạn chức năng tràng vị

Táo bón kéo dài phân lâu ngày không thể tống ra khỏi cơ thể, phân trong ruột có thể bắt đầu dính lại với nhau tạo thành khối cứng bị kẹt và gây tắc nghẽn. Lúc này ruột  không thể co bóp để đẩy phân ra khỏi cơ thể vì phân quá lớn và cứng. Ứ phân có thể gây đau và nôn mửa, nhiễm trùng, chướng bụng, khó tiêu, chán ăn, ăn không ngon.. thậm chí có thể phải điều trị cấp cứu. Trẻ em và người lớn tuổi là các đối tượng có nhiều khả năng bị ứ phân hơn.

Nếu không để ý và điều trị sớm, táo bón kéo dài làm rối loạn chức năng vị tràng, khiến các chất cặn bã không được đào thải. Việc không đào thải được độc tố lâu ngày có thể gây viêm nhiễm trực tràng, các chất gây ung thư tích tụ trong đại tràng và trực tràng sẽ dẫn đến căn bệnh ung thư đại tràng

  • Nguy cơ bị bệnh trĩ

táo bón kéo dài

 

 

Khi bị táo bón, việc đi ngoài trở nên khó khăn hơn, bạn phải rặn nhiều hơn mới có thể tống phân ra ngoài. Việc này dần khiến cho các tĩnh mạch hậu môn và quanh trực tràng giãn ra, đôi khi bật cả máu tươi. Đến mức độ nào đó, các tĩnh mạch này sẽ sưng lên hình thành các búi trĩ.

Búi trĩ có thể hình thành ở bất cứ đâu, bên trong hoặc da bên ngoài hậu môn hoặc sâu trong trực tràng. Người bệnh sẽ có cảm giác đau, ngứa, chảy máu khi đi vệ sinh. Hậu môn trực tràng lại là nơi có độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh không tốt kết hợp với tổn thương búi trĩ có thể dẫn tới nhiễm trùng, dính da, cục máu đông.

  • Nứt hậu môn

 Táo bón kéo dài làm phân cứng kết hợp việc bạn cố rặn để tống phân ra ngoài có thể dẫn đến nứt hậu môn. Tổn thương này sẽ gây đau, ngứa, chảy máu, khiến người bệnh càng khó khăn và đau đớn khi đi vệ sinh, tình trạng táo bón càng trầm trọng hơn.

  • Sa trực tràng

Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già, là nơi chứa phân để nối đến hậu môn. Việc rặn nhiều và mạnh thường xuyên có thể khiến một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị sa xuống, trượt ra khỏi vị trí bình thường và có thể ra cả ngoài cơ thể.

Điều trị táo bón kéo dài như thế nào?

Cần căn cứ vào nguyên nhân gây ra táo bón kéo dài để lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể. Một số biện pháp thường được dùng để khắc phục tình trạng táo bón kéo dài như:

Thay đổi chế độ ăn uống:

Người bị táo bón kéo dài nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống. Một số loại thưc phẩm có thể giúp ích cho tình trạng táo bón của bạn như:

táo bón kéo dài

  • Trái cây: các loại trái cây như:  táo, lê, cam, chuối, đu đủ, thanh long, dâu tây, việt quất, mận khô,… chứa nhiều vitamin và chất xơ sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón kéo dài
  • Rau xanh: Hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau xanh vừa tăng cường hoạt động của nhu động ruột, vừa giúp làm mềm phân, nhờ đó có thể khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón. Đặc biệt là khoai lang, rau mồng tơi, rau lang, rau dền, súp lơ,…
  • Các loại đậu:Các loại đậu cũng chứa hàm lượng chất xơ cao và chứa nhiều chất béo tự nhiên, có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa lượng lớn các lợi khuẩn, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước mỗi ngày giúp quá trình thanh lọc, tiêu hóa diễn ra thuận lợi, hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột cũng như làm mềm phân, giảm tình trạng táo bón

Thay đổi thói quen sống

  • Vận động: Người bệnh nên tập 30 phút thể dục mỗi ngày. Khi di chuyển cơ thể, các cơ trong ruột cũng được hoạt động nhiều hơn giúp thúc đẩy tiêu hóa.
  • Không nhịn đi đại tiện: Việc trì hoãn đại tiện sẽ gây áp lực lên hậu môn trực tràng, càng làm cho tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ mỗi ngày để hình thành giờ sinh học cho cơ thể. Điều này giúp cho việc đại tiện luôn đều đặn trong một khung giờ mỗi ngày.

Thuốc:

Một số loại thuốc nhuận tràng có thể giúp chữa trị táo bón . Tuy nhiên, người bệnh nên dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, nhất là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Lưu ý, không được dùng bất kỳ loại thuốc điều trị táo bón nào cho trẻ sơ sinh.

Thụt hậu môn:

Thụt hậu môn có thể được áp dụng khi việc đại tiện không thể thực hiện. Thuốc thụt hậu môn và phương pháp thụt, người bệnh nên nắm kỹ trước khi áp dụng, nhất là áp dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai nhằm tránh tổn thương vùng hậu môn trực tràng và ảnh hưởng đến thai nhi.

Phẫu thuật:

Một số tình trạng táo bón kéo dài có thể cần phải điều trị bằng phẫu thuật như ung thư đại trực tràng hoặc bệnh trĩ mãn tính.

Làm cách nào để phòng tránh táo bón kéo dài?

  • Tập luyện việc đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi sáng.
  • Hãy lắng nghe cơ thể, đừng bỏ qua sự thôi thúc phải đi ngoài. Cảm giác muốn đi đại tiện thường tăng lên sau khi ăn, vì vậy hãy tận dụng các tín hiệu của cơ thể.
  • Giữ tâm trạng thoải mái bởi vì căng thẳng có thể cản trở sự thư giãn của toàn bộ cơ thể, bao gồm cả ruột.
  • Uống đủ nước, uống nhiều hơn vào những ngày nóng và khi bạn đang tập thể dục.
  • Tránh lạm dụng rượu bia, và các loại thực phẩm chứa nhiều caffein.
  • Thiết lập lại chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC