Suy tuyến thượng thận- nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Suy tuyến thượng thận là gì?

Suy tuyến thượng thận là một dạng rối loạn hiếm gặp của tuyến thượng thận. Tình trạng này phát sinh khi cơ thể không sản xuất đủ một số hormone, cụ thể là cortisol và aldosterone.

Nguyên nhân có thể do bệnh của tuyến thượng thận (suy tuyến thượng thận nguyên phát – bệnh Addison) hoặc do các bệnh ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên, sử dụng thuốc corticoides kéo dài (suy tuyến thượng thận thứ phát).

Bệnh Addison rất hiếm. Ở các nước phát triển, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 100 đến 140 trên tổng số 1 triệu người.

Suy tuyến thượng thận thứ phát phổ biến hơn, ảnh hưởng đến 150 đến 280 người trên một triệu người.

Tìm hiều về tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nhỏ, có dạng hình tam giác, nằm trên đỉnh đầu của cả hai quả thận. Kích thước tuyến thượng thận tương đương quả óc chó. Mỗi tuyến thượng thận có cấu tạo 2 phần gồm: vỏ thượng thận (phần bên ngoài) và tủy thượng thận (phần bên trong).

suy tuyến thượng thận

Những tế bào trong vùng khác nhau của tuyến thượng thận sẽ tạo ra những hormone khác nhau.

Ví dụ, phần vỏ thượng thận có chức năng tạo ra các hormone cortisol và aldosterone. Phần tủy thượng thận tạo ra các hormone adrenaline và noradrenaline. Các hormone của tuyến thượng thận có chức năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết, duy trì huyết áp ổn định, cân bằng natri và điện giải; phản ứng với căng thẳng

Nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận nguyên phát: Loại suy thượng thận này xảy ra do một vấn đề trong chính tuyến thượng thận. Nó thường được gây ra bởi một bệnh tự miễn gọi là viêm tuyến thượng thận tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và làm hỏng tuyến thượng thận. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh lao hoặc nhiễm nấm, khối u, rối loạn di truyền hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận.

Suy tuyến thượng thận thứ phát: Loại suy thượng thận này xảy ra khi tuyến thượng thận không được kích thích thích hợp bởi tuyến yên trong não hoặc vùng dưới đồi, nơi điều chỉnh sản xuất hormone. Nó thường được gây ra bởi sự gián đoạn trong việc sản xuất hormone vỏ thượng thận (ACTH) bởi tuyến yên hoặc giải phóng hormone giải phóng corticotropin (CRH) bởi vùng dưới đồi. Nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận thứ phát có thể bao gồm

  • U tuyến yên, tuyến yên bị cắt bỏ hoặc điều bị bằng bức xạ, các bộ phận của vùng dưới đồi bị loại bỏ,
  • Ung thư di căn tuyến thượng thận…
  • Nguyên nhân thường gặp ở Việt Nam còn do sử dụng corticoid kéo dài, thường gặp ở bệnh nhân hen suyễn, viêm khớp dạng thấp.

Triệu chứng của suy tuyến thượng thận mạn

Các triệu chứng của bệnh suy tuyến thượng thận có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Mệt mỏi và suy nhược: Mệt mỏi dai dẳng và quá sức, suy nhược và thiếu năng lượng nói chung là những triệu chứng phổ biến của bệnh.
  • Giảm cân và giảm cảm giác thèm ăn: Có thể xảy ra tình trạng giảm cân không chủ ý và giảm cảm giác thèm ăn.
  • Huyết áp thấp: Bệnh có thể dẫn đến huyết áp thấp, gây chóng mặt, choáng váng và thậm chí ngất xỉu.
  • Sạm da: Tăng sắc tố hoặc sạm da là một triệu chứng đặc trưng của bệnh. Nó thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các điểm áp lực (ví dụ: khuỷu tay, đầu gối), màng nhầy và sẹo.
  • Các triệu chứng tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy có thể xảy ra ở những người mắc bệnh.
  • Đau cơ và khớp: Có thể xuất hiện đau cơ và khớp, cũng như yếu cơ.
  • Thay đổi tâm trạng và trầm cảm: Một số người mắc bệnh có thể bị thay đổi tâm trạng, khó chịu và trầm cảm.

Phát hiện sớm suy tuyến thượng thận cấp

Suy tuyến thượng thận cấp là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt bởi nó có thể gây biến chứng nguy hiểm cho tính mạng. Dấu hiệu suy tuyến thượng thận cấp bao gồm:

  • Mất nước nghiêm trọng và không đáp ứng tốt với các biện pháp bù nước thông thường.

  • Đổ nhiều mồ hôi không kiểm soát.

  • Da nhợt nhạt, lạnh, cảm giác nhớp nháp.

  • Bệnh nhân bị nôn mửa, tiêu chảy nặng.

  • Thở nhanh, khó thở, chóng mặt đi kèm với đau đầu có thể rất nghiêm trọng.

  • Suy yếu cơ bắp nghiêm trọng.

  • Mất ý thức.

  • Buồn ngủ nặng.

Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Có. Biến chứng nghiêm trọng nhất của suy thượng thận được gọi là cơn suy tuyến thượng thận cấp. Nếu không được điều trị ngay, cơn suy thượng thận có thể gây tử vong.

Cơ thể cần nhiều cortisol hơn bình thường trong thời gian căng thẳng về thể chất như bệnh tật, chấn thương nghiêm trọng hoặc phẫu thuật. Việc thiếu cortisol nghiêm trọng vào những thời điểm này có thể gây ra huyết áp thấp, đường huyết thấp, natri máu thấp và kali máu cao đe dọa tính mạng.

Vì vậy, người bệnh cần phát hiện suy tuyến thượng thận sớm để có phương pháp điều trị kịp thời giúp người bệnh nhân sống khỏe mạnh hơn. Nếu được điều trị, hầu hết những người bị suy tuyến thượng thận đều có thể có cuộc sống năng động, bình thường.

Ai có nhiều khả năng bị suy tuyến thượng thận?

Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh Addison nhiều hơn nam giới. Người trong độ tuổi từ 30 đến 50 cũng có nhiều khả năng bị suy tuyến thượng thận. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em.

Suy tuyến thượng thận thứ phát xảy ra ở những người mắc một số bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến yên. Những người dùng thuốc glucocorticoid, chẳng hạn như prednisone, dexamethasone trong một thời gian dài và sau đó dừng lại có nhiều khả năng bị suy tuyến thượng thận đệ tam cấp.

Xét nghiệm suy tuyến thượng thận

Chẩn đoán bệnh suy tuyến thượng thận là một quá trình gồm 4 bước:

  • Đo mức cortisol trong máu.
  • Các xét nghiệm khác cần để xác định lại chẩn đoán suy thượng thận.
  • Xét nghiệm để phân biệt xem đây là suy thượng thận nguyên phát hay thứ phát.
  • Khi đã biết được là suy thượng thận nguyên phát hay thứ phát sẽ có những xét nghiệm khác để đánh giá thêm.

Xét nghiệm đo cortisol và ACTH máu

Mẫu máu thường được lấy vào buổi sáng, khoảng 8 giờ sáng

  • Nếu mức độ cortisol rất thấp, người đó gần như bị suy thượng thận.
  • Nếu mức độ cortisol máu trên mức bình thường thì người đó gần như không bị suy thượng thận.
  • Đôi khi nhiều người có kết quả nằm trong vùng trung gian, chưa rõ ràng thì bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác.

Đo nồng độ ACTH trong máu có thể giúp phân biệt được suy thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát:

  • Nếu mức ACTH cao, người đó có thể bị suy tuyến thượng thận nguyên phát.
  • Nếu mức ACTH thấp, người đó có thể bị suy tuyến thượng thận thứ phát.

Xét nghiệm tìm nguyên nhân cơ bản

Bác sĩ sẽ dựa vào tuổi, giới tính, bệnh sử và các vấn đề khác để xác định. Các bác sĩ có thể đề nghị chụp cắt lớp vi tính bụng (CT-scan bụng) để đánh giá tuyến thượng thận. Trong một số trường hợp có thể yêu cầu chụp X-quang ngực, cộng hưỡng từ não (MRI não)…

Cách điều trị suy tuyến thượng thận

điều trị suy tuyến thượng thận

Căn cứ vào tình trạng và tùy thể bệnh nguyên phát hay thứ phát, bác sĩ sẽ có phát đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung người bệnh suy tuyến thượng thận đều được điều trị bằng các loại thuốc hormone (glucocorticoid và mineralocorticoid) để thay thế các hormone mà tuyến thượng thận không tạo ra được.

Trong các tình huống đặc thù, bác sĩ sẽ có những chỉ định phối hợp nhằm kiểm soát tốt sức khỏe.

Đa số người bệnh suy tuyến thượng thận phải bù hormone suốt đời, nhưng có một số trường hợp phục hồi có thể ngưng bù hormone.

Thay thế hormone

Người bệnh suy tuyến thượng thận được dùng hormone để thay thế, trong đó chủ yếu là nhóm cortisol. Nếu bị Addison, người bệnh có thể cần dùng thêm aldosterone. Quá trình thay thế hormone thường bắt đầu bằng truyền dịch (tiêm tĩnh mạch) và uống thuốc corticosteroid. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng của từng loại thuốc để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Trong quá trình điều trị, nếu người bệnh bị stress, thường không dung nạp với corticoid đường uống, do đó phải sử dụng thuốc đường tiêm bắp.

Điều trị khác

Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có phác đồ khác nhau cho từng người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý:

  • Bệnh nhân nhớ uống thuốc đều đặn, nếu ngưng thuốc sẽ dễ rơi vào suy thượng thận cấp, đe dọa tính mạng.
  • Bệnh nhân phải biết chỉnh liều trong các tình huống, ví dụ cơ thể rơi vào stress như khi bị bệnh, tiêu chảy, nhiễm trùng… Đồng thời, tăng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tái khám định kỳ để bác sĩ chỉnh liều và tầm soát các biến chứng liên quan tác dụng phụ của việc sử dụng corticoid lâu dài (có thể gây loãng xương, tiểu đường)…

Thương tật hoặc tình trạng nghiêm trọng khác

Nếu bị chấn thương nặng (bất tỉnh, hôn mê), người bệnh suy tuyến thượng thận cần liều corticosteroid cao hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ tiêm corticosteroid vào tĩnh mạch. Khi người bệnh hồi phục, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều của bạn trở lại mức bình thường, trước khi chấn thương.

Người bị suy tuyến thượng thận nên ăn gì?

Để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người bị suy tuyến thượng thận cần có chế độ ăn khoa học, hợp lý. Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng cho người bị suy tuyến thượng thận:

Ăn đồ ăn có lượng đạm cao

Bệnh nhân bị suy thượng thận cơ thể sẽ thiếu hụt glucose. Do đó, thực đơn hàng ngày cần bổ sung protein và các chất béo tốt, bởi đây là nguồn năng lượng có khả năng chuyển hóa thành glucose, giúp cơ thể hoạt động bình thường.

Các thực phẩm có hàm lượng protein cao như cá, thịt, trứng,…

Các thực phẩm giàu vitamin C

Hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể luôn mệt mỏi là những đặc điểm thường thấy ở người suy tuyến thượng thận. Do đó, khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như xoài, táo, cam, đu đủ,… Dưỡng chất này có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cũng như thúc đẩy sản xuất cortisol cho cơ thể.

Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin B5 và B6 là dưỡng chất tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất ra hormon tuyến thượng thận. Vitamin nhóm 5 rất giàu trong các loại đậu, bơ, yến mạch,…

Uống đủ nước

Người bị suy tuyến thượng thận cần đảm bảo uống đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bệnh nhân có thể uống thêm nước râu ngô, trà, nước ép hoa quả cũng rất tốt cho sức khỏe.

Cách phòng ngừa suy tuyến thượng thận

Một số cách phòng ngừa suy tuyến thượng thận bao gồm:

Không nên tự ý dùng thuốc có chứa corticoid: nhiều người thường tùy ý dùng corticoid trong điều trị bệnh, đặc biệt bệnh xương khớp nên dễ gây suy tuyến thượng thận thứ phát. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc có chứa corticoid điều trị bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nếu người bệnh nhân phải dùng corticoid lâu dài nên đi tái khám thường xuyên để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp trong từng giai đoạn bệnh.

Với người bệnh suy tuyến thượng thận, cơn suy tuyến thượng thận cấp xảy ra rất nguy hiểm nếu không cấp cứu kịp thời. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc điều trị suốt đời, luôn mang theo thuốc dự trữ để tránh nguy hiểm đến sức khỏe. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dùng thuốc phù hợp cho các trường hợp người bệnh suy thượng thận bị stress khi đang điều trị, phẫu thuật hoặc nhiễm trùng nặng…

Suy tuyến thượng thận được phòng tránh hoặc ngăn nguy cơ bệnh bằng cách duy trì lối sống khoa học, có chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp để tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, người bệnh có bệnh về thận nên điều trị kịp thời dứt điểm để tránh biến chứng gây suy tuyến thượng thận ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC