Sảy thai liên tục là gì?
Sảy thai là tình trạng bị mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ, hoặc khi thai mới nặng dưới 500 gram. Thai được công nhận về mặt lâm sàng có nghĩa là thai đã được nhìn thấy trên siêu âm hoặc mô thai được xác định sau khi bị sảy thai.
Sảy thai liên tục là khi một bệnh nhân bị sảy thai tự nhiên từ 2 lần trở lên
Sảy thai liên tục khác với sảy thai gián đoạn là sảy thai gián đoạn có những lần thai kỳ bình thường giữa những lần sảy thai. Có hai dạng sảy thai liên tục là:
- Sảy thai liên tục nguyên phát: sản phụ chưa sinh em bé nào sống trước đó.
- Sảy thai liên tục thứ phát: sản phụ đã từng sinh thành công ít nhất một em bé.
Tỷ lệ phụ nữ sảy thai liên tục chiếm 0.5 – 1% số ca mang thai. Những phụ nữ đã có 3 lần sảy thai liên tục thì tỷ lệ cơ hội con sống những lần sinh tiếp theo chỉ là 50% và tỷ lệ sinh non cũng cao 20% so với bình thường.
Dấu hiệu sảy thai
Nếu thấy xuất hiện các biểu hiện dưới đây trong những tháng đầu thai kỳ, bạn hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi không còn:
- Tuần 2 – 4
Trong vài tuần đầu sau khi thụ thai, hầu hết phụ nữ không biết mình đang mang thai, vì dấu hiệu mang thai phổ biến nhất – chậm kinh – còn chưa xảy đến. Sảy thai trong thời kỳ đầu thường được gọi là “mang thai hóa học”.
Rất nhiều người nhầm lẫn mang thai hóa học với một chu kỳ kinh nguyệt, bởi cả hai có những triệu chứng khá giống nhau như chảy máu âm đạo, chuột rút, đau bụng, đau lưng…
- Tuần 4 – 12
Sau khi xác định mình đã mang thai, từ tuần thứ tư thai kỳ cho đến hết tam cá nguyệt thứ nhất, bạn cần lưu ý các triệu chứng sảy thai điển hình.
Một trong số đó là chảy máu âm đạo với mức độ từ ít đến nhiều. Màu sắc có thể là nâu, hồng, đỏ tươi hoặc sẫm kèm theo cục máu đông. Mức độ ra máu càng nặng thì khả năng sảy thai càng cao.
Bạn cũng sẽ cảm nhận được những cơn chuột rút ở vùng bụng hoặc chậu kèm theo đau lưng dưới. Thậm chí, cơn đau còn có thể lan xuống phần chân trên.
Ngoài ra nếu sảy thai, bạn sẽ nhận thấy tất cả những triệu chứng mang thai nào mà mình từng trải qua như căng tức ngực, mệt mỏi, buồn nôn… biến mất hoàn toàn. Nguyên nhân là mức độ hormone thai kỳ đang giảm xuống, báo hiệu thai kỳ đã chấm dứt.
- Tuần 13 – 20
Sau khi bạn bước qua tam cá nguyệt thứ hai, các triệu chứng sảy thai thường gặp vẫn là chảy máu âm đạo, đau bụng, đau lưng. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu khác cần lưu ý chính là tăng áp lực vùng chậu và âm đạo tiết dịch nhầy.
Nguyên nhân sảy thai liên tục
Trong thực tế thấy rằng, sảy thai liên tục là do nguyên nhân nào xác định là rất khó. Những nguyên nhân có thể kể đến như:
- Rối loạn các cặp nhiễm sắc thể được coi là nguyên nhân hay xảy ra nhất trong số các nguyên nhân gây sảy thai liên tục hiện tại đã được biết đến, thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, như: thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể.
Ví dụ, trẻ mắc hội chứng Down có tới 47 nhiễm sắc thể. Các bất thường về nhiễm sắc thể xảy ra không rõ lý do ở 60% trường hợp sảy thai trong ba tháng đầu. Khi phụ nữ già đi, nguy cơ sảy thai do những bất thường di truyền này tăng lên, từ 10% -15% ở phụ nữ dưới 35 tuổi lên hơn 50% đối với phụ nữ trên 40 tuổi.
- Rối loạn hormon nội tiết tố nữ của người mẹ, đặc biệt là thiếu hụt Progesteron (là hormon có tác dụng nuôi dưỡng thai.) cũng có thể gây sảy thai liên tục
- Mẹ lớn tuổi mang thai lần đầu (trên 35 tuổi)
- Rối loạn yếu tố tự miễn dịch : người mẹ có hội chứng hội chứng Antiphospholipid hay còn gọi là hội chứng kháng phospholipids (APS) là tình trạng bệnh lý liên quan tắc mạch, sẩy thai liên tục và đi kèm giảm tiểu cầu, tăng kháng thể kháng phospholipids.
Đây là một loại bệnh tự miễn, cơ chế bệnh sinh chưa rõ. Và cũng là nguyên nhân gây rối loạn quá trình truyền máu, các chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi khiến thai nhi ngừng phát triển, gây tình trạng đẻ non, thai kém phát triển trong bụng mẹ, tiền sản giật, tắc mạch, thất bại nhiều lần với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
- Bệnh lý tăng đông máu (thrombophilias) di truyền hay mắc phải
- Mẹ mắc các bệnh lý nội khoa chưa được điều trị ổn định trước khi mang thai: bệnh lý tiểu đường, tuyến giáp, giảm tiểu cầu, tăng huyết áp,…
- Mẹ có tử cung có bất thường về hình thái và cấu trúc như : vách ngăn trong tử cung, u xơ tử cung, polyp buồng tử cung, hở eo cổ tử cung,… cũng có thể là nguyên nhân gây sảy thai liên tục
- Mẹ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khi mang thai như: mẹ bị giang mai, lậu cầu, chlamydia,.., nhiễm trùng cấp tính do virus Rubella, Toxoplasma, CMV
- Tinh trùng bất thường từ người bố: tinh trùng bị đứt gãy nhiều, dị tật.
- Yếu tố môi trường: mẹ nghiện rượu, bia, hút thuốc lá nhiều..thường xuyên căng thẳng stress kéo dài, chế độ dinh dưỡng kém.
- Sảy thai không rõ nguyên nhân: trong rất nhiều trường hợp, bác sĩ không xác định được nguyên nhân gây sảy thai liên tục.Thống kê cho thấy khoảng 50-75% phụ nữ bị sảy thai nhiều lần mà không tìm được nguyên nhân.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến khoảng 75% các trường hợp có sảy thai liên tục không xác định được nguyên nhân vẫn sẽ có thai lại mà không cần phải hỗ trợ điều trị can thiệp gì.
Chẩn đoán sảy thai liên tục bằng phương pháp nào?
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng sẩy thai liên tục, các bác sĩ sẽ tiến hành xem xét bệnh sử.
- Bác sỹ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn cung cấp các thông tin về những lần có thai (kể cả sảy thai và không sảy thai ) trước đó như:
Tuổi thai thường hay bị sảy và các tính chất của thai như: đã có phôi thai hay tim thai hay chưa?,
Các xét nghiệm đã được thực hiện trước đó, đặc biệt là xét nghiệm nhiễm sắc thể của thai và nhiễm sắc thể của bố và mẹ.
- Tiền sử có thực hiện các thủ thuật phụ khoa có liên quan đến buồng tử cung và vòi trứng hay không? Hoặc tiền sử khám tử cung trước đó có phát hiện gì bất thường không? Tính chất chu kỳ kinh nguyệt?
- Thói quen sử dụng rượu, thuốc lá, hoặc các chất độc hại khác.
- Tiền sử có mắc các bệnh lý nền như: tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn đông máu…đã được điều trị ổn định chưa, hay đang tiếp tục điều trị. Những loại thuốc đang được sử dụng
Sau khi hỏi bệnh, khai thác bệnh sử, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để tìm nguyên nhân sảy thai liên tục như
- Xét nghiệm máu: Nhằm tầm soát, phát hiện các bất thường trong công thức máu, các bệnh lý di truyền, miễn dịch hay một số bệnh lây truyền qua đường tình dục… làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Siêu âm: Cho phép bác sĩ phát hiện u xơ hoặc polyp trong tử cung. Việc tử cung phát triển bất thường cũng có thể gây vô sinh hoặc sảy thai.
- Sàng lọc di truyền: Các bất thường về số lượng hay cấu trúc nhiễm sắc thể như mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn… dẫn tới mất cân bằng vật liệu di truyền, có thể dẫn tới sẩy thai, lưu thai. Do đó, xét nghiệm karyotype 2 vợ chồng được khuyến cáo ở những trường hợp sẩy thai liên tục.
- HSG (Hysterosalpingography): Đây là một trong những xét nghiệm giúp hỗ trợ đánh giá xem có bất thường về buồng tử cung (BTC) như: dị dạng BTC, dính BTC, u xơ tử cung, polyp BTC…
- Nội soi tử cung: Đây là kỹ thuật giúp đánh giá tốt các vấn đề đường sinh dục nếu có, cung cấp các hình ảnh trực tiếp bên trong buồng tử cung rõ ràng nhất.
- Sinh thiết nội mạc tử cung: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ niêm mạc tử cung để kiểm tra tế bào bất thường như: nhiễm trùng, u xơ hoặc polyp. Xét nghiệm này giúp xác định tính chất mô học của những vùng niêm mạc tử cung đang nghi ngờ
Điều trị sảy thai liên tục như thế nào?
Các khuyến cáo điều trị cho thai phụ bị sảy thai liên tục đều dựa trên nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Nếu có phác đồ chữa trị tốt, cơ hội mang thai thành công trong tương lai là rất cao: 77% nếu các kết quả cận lâm sàng không cho thấy bất thường và 71% nếu bất thường được tìm thấy.Một số phương pháp điều trị giúp giảm nguy cơ sảy thai liên tục là:
- Phẫu thuật
- Sử dụng thuốc làm loãng máu
Phụ nữ có các vấn đề về tự miễn dịch hoặc đông máu (tăng huyết khối) thường được điều trị bằng aspirin và heparin liều thấp. Những loại thuốc này được dùng trong thai kỳ để giảm nguy cơ sảy thai. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi uống thuốc vì thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.
- Khắc phục các tình trạng bệnh lý khác
- Sàng lọc di truyền
Trong khoảng 5% các cặp vợ chồng bị sảy thai nhiều lần có sự hiện diện của các dị dạng cân bằng như chuyển vị trí và đảo ngược. Sự tái sắp xếp nhiễm sắc thể của cha mẹ về cân bằng có thể khiến vợ chồng sảy thai liên tục tự nhiên, vô sinh hoặc sinh con dị dạng.
Lúc này, việc làm xét nghiệm karyotype sẽ xác định được nhiễm sắc thể của bố và mẹ có chuyển vị hay không.Mặc dù nhiều cặp vợ chồng bị bất thường nhiễm sắc thể vẫn có khả năng mang thai khỏe mạnh một cách tự nhiên, nhưng bác sĩ thường đề nghị họ tiến hành các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản, chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm, phôi sẽ được sàng lọc di truyền trước khi đưa vào tử cung. Việc làm này giúp lựa chọn các phôi khỏe mạnh, không bị nhiễm sắc thể chuyển vị. Đây chính là nền tảng cho một thai kỳ an toàn.
Phòng ngừa sảy thai liên tục
Được làm mẹ là mong ước lớn nhất của phụ nữ sau khi lập gia đình. Tuy nhiên, không ít trường hợp bị sẩy thai liên tục khiến nhiều chị rơi vào trạng thái bất an, buồn phiền, hạnh phúc gia đình có nguy cơ đổ vỡ.
Vì vậy, các chị em phụ nữ cần phòng sảy thai liên tục bằng cách khám và tư vấn tiền sản trước khi mang thai. Nên chuẩn bị điều này ngay khi vừa kết hôn, hoặc một năm trước khi mang thai. Khi bác sĩ kết luận cơ thể đã hoàn toàn khỏe mạnh và sẵn sàng thì bạn cũng cần một thời gian dài để thực hiện việc chích ngừa tiền sản.
Việc tư vấn và khám tiền sản cũng rất có ích đối với vợ chồng bị hiếm muộn cần thụ tinh trong ống nghiệm. Bởi một khi người vợ có vấn đề liên quan đến vô sinh mà cộng thêm cơ địa bị hội chứng kháng phospholipids thì việc thụ tinh nhân tạo cũng khó khăn gấp bội phần.
Đối với phụ nữ đang có kế hoạch có thai mà có tiền sử đã từng bị sảy thai hoặc phụ nữ đang mang thai thì càng quan trọng hơn, việc kiểm tra sức khỏe người mẹ cũng như sức khỏe thai nhi nên được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín và đặc biệt phải có chuyên khoa sản.
Sau sẩy thai không nên lại có thai ngay, cần tránh có thai ít nhất là 6 tháng. Đợi ít nhất sau 3 kỳ kinh bình thường, đến bệnh viện kiểm tra tìm nguyên nhân. Lúc đó có thể tiến hành những xét nghiệm thăm dò, trong đó có chụp tử cung-vòi trứng, tìm bất thường ở tử cung, …
Khi mang thai kèm với đau bụng hoặc ra huyết cần phải đi khám ngay tại các cơ sở có chuyên khoa sản và siêu âm để xác định tình trạng thai.
Cần kiên nhẫn để khám và theo điều trị của Bác sĩ. Nếu mẹ bầu đang điều trị bệnh lý nào khác cần có ý kiến của bác sỹ chuyên khoa trong việc dùng thuốc kể cả là các thuốc bổ cho bà bầu.
Không nên tự ý bỏ thuốc hoặc tăng liều lượng sử dụng. Đối với thuốc bổ nên uống theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC