Rối loạn thần kinh tim là gì?
Rối loạn thần kinh tim thực chất là một dạng rối loạn thần kinh thực vật hoặc rối loạn lo âu. Triệu chứng bệnh tương tự các bệnh lý ở tim. Điều này khiến nhiều trường hợp chẩn đoán nhầm và điều trị sai cách trong khi trái tim của họ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh
Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể, nó kiểm soát hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách tự động không phụ thuộc vào bộ não như tim, mạch máu, dạ dày, ruột, gan, thận, bàng quang, nhịp tim, huyết áp,…
Bệnh rối loạn thần kinh tim không phải là một bệnh tim thực thể, nghĩa là tim của người bệnh vẫn khỏe mạnh, không có bất kỳ 1 vấn đề tổn thương nào tại tim, đây là lý do tại sao khi đi khám tim, làm các xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm tim, bác sĩ thường không nhận thấy các bất thường nào hoặc tổn thương bệnh lý nào của tim.
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim
- Rối loạn nồng độ ion cơ tim
Nguyên nhân này khá phổ biến, rối loạn nồng độ ion cơ tim thường xuất hiện sau khi bị nhân bị sốt cao, mất nước hoặc có thể là tác dụng phụ của thuốc điều trị dài ngày.
- Chấn thương tâm lý
Những vấn đề cảm xúc, tâm lý tiêu cực sau có thể gây rối loạn thần kinh tim như: rối loạn lo âu, stress, thay đổi cảm xúc, đau buồn, sợ hãi, giận dữ quá mức,…
- Tác động xấu của môi trường
Môi trường sống ô nhiễm, tiếng ồn lớn, khói bụi nhiều cũng là một trong các yếu tố gây rối loạn thần kinh tim.
- Thói quen sống thiếu lành mạnh
Uống nhiều bia rượu, chất kích thích, ăn ngủ không đúng giờ, lười vận động,… cũng là những thói quen xấu, tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn thần kinh tim.
Triệu chứng của rối loạn thần kinh tim
- Khó thở
Cảm giác khó thở do rối loạn thần kinh tim giống như khó thở do đau tim, người bệnh thấy hụt hơi, ngộp thở, phải rướn người lên để thể hoặc để hít thật sâu. Triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh đến những nơi ồn ào, đông đúc, do vậy có xu hướng thích ở nơi thoáng khí, gần cửa sổ.
- Đau ngực
Bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau nhói hoặc đau thắt ở vùng ngực, cơn đau xuất hiện đột ngột và đôi khi cơn đau này còn gây ra nghẹt thở rất nguy hiểm.
- Đánh trống ngực, hồi hộp
Đây là triệu chứng rối loạn thần kinh tim thường gặp nhất, khiến người bệnh lo sợ, hốt hoảng và điều này càng làm triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn
- Chóng mặt
Rối loạn thần kinh tim thường gây triệu chứng chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, đứng không vững, muốn ngất xỉu do tim đập quá nhanh dẫn đến thiếu máu hoặc hạ huyết áp tư thế.
- Run tay chân, đổ mồ hôi
Tình trạng chân tay đổ mồ hôi, run rẩy, khó cử động là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức.
- Tăng thông khí
Tăng thông khí gồm các triệu chứng với diễn tiến sau: tê cứng, ngứa ran ở vùng xung quanh miệng, sau đó người bệnh thấy hốt hoảng, lo âu, thở nhanh, dễ bị ngất xỉu. Khi người bệnh bịt mũi, ngưng thở trong vòng vài giây thì triệu chứng này sẽ biến mất.
- Mệt mỏi
Người bệnh rối loạn thần kinh tim thường gặp tình trạng uể oải, thiếu sức sống rất lâu hồi phục kể cả khi người bệnh đã nghỉ ngơi trong thời gian dài.
- Mất ngủ
Triệu chứng lo lắng, bồn chồn vô cớ kéo dài sẽ gây trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Nhìn chung, triệu chứng rối loạn thần kinh tim rất đa dạng, ở giai đoạn đầu thường chỉ gây khó chịu hay bất an. Tuy nhiên nếu không được điều trị tốt, triệu chứng muộn sẽ nghiêm trọng, kéo dài có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo âu nặng, trầm cảm và gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không?
Triệu chứng rối loạn thần kinh tim rất phổ biến, nhưng chỉ những rối loạn nhịp không đi kèm với những tổn thương thực thể tại tim mới được xác định là bệnh rối loạn thần kinh tim.
Bệnh này đôi khi được cho là “bệnh giả vờ”, bởi nó có các triệu chứng giống hệt như dấu hiệu của một cơn đau tim, nhưng chúng có thể biến mất không để lại dấu vết khi thăm khám.
Bệnh ít gây các biến chứng nguy hiểm, nhưng sự hiện diện của chúng rất thường xuyên bởi yếu tố cảm xúc và ngoại cảnh làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh dễ mắc trầm cảm, bởi tâm trạng chán nản, mệt mỏi, thiếu sức sống vì tim đập nhanh một cách thường xuyên. Tất cả những điều đó tạo ra một vòng xoáy luẩn quẩn khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp
Ai là người dễ bị bệnh rối loạn thần kinh tim?
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim chưa được xác định rõ ràng. Nhưng tất cả những vấn đề có thể gây ra sự thay đổi cảm xúc, tâm trạng, hay những chấn thương tâm lý đều là nhân tố chính kích hoạt những nhịp đập bất thường. Do đó, những người hay gặp stress, làm việc quá sức, rối loạn lo âu, ít vận động, sử dụng chất kích thích,… đều là đối tượng dễ bị rối loạn thần kinh tim. Bệnh thường gặp ở người trẻ có độ tuổi 18 – 40, hoặc ở phụ nữ mãn kinh.
Rối loạn thần kinh tim được chẩn đoán như thế nào?
Vì rối loạn thần kinh tim không phải là một bệnh tim thực thể (không có phần nào của tim tổn thương thực sự), nên khi người bệnh đi khám tim, xét nghiệm hay đo điện tâm đồ sẽ không phát hiện được các tổn thương bệnh lý ở hệ thống van tim cũng như không tìm thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở tim.
Tuy nhiên người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Theo đánh giá rối loạn thần kinh tim là rối loạn lành tính, không gây nguy hiểm cho sức khỏe, không ảnh hưởng tới việc lập gia đình mặc dù thỉnh thoảng cũng có ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh
Rối loạn thần kinh tim có chữa được không?
Rối loạn thần kinh tim có thể điều trị được nhưng rất khó để chữa dứt điểm. Bởi bệnh phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý. Bất cứ khi nào căng thẳng, sang chấn tâm lý do bệnh tật, áp lực, cuộc sống gia đình không như ý… các triệu chứng bệnh cũng có thể xuất hiện trở lại.
Lời khuyên cho người bệnh là tuân thủ phác đồ điều trị rối loạn thần kinh tim của bác sĩ kết hợp sống tích cực lành mạnh và học cách quản lý cảm xúc của bản thân.
Bệnh rối loạn thần kinh tim được điều trị bằng phương pháp nào?
- Điều trị không dùng thuốc: Bệnh nhân cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực:
- Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn trong khoảng 1 – 3 tháng ở nơi yên tĩnh như vùng quê.
- Không nên thức quá khuya.
- Tránh các tình huống gây căng thẳng thần kinh hoặc xúc động quá mức. Suy nghĩ tích cực, giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.
- Không nên sử dụng những loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, rượu, bia…
- Khói thuốc lá là 1 trong những nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn thần kinh tim, do đó để phòng và điều trị bệnh, tốt nhất người bệnh nên bỏ thuốc lá và vận động người thân trong gia đình ngừng hút thuốc lá vì hút thuốc lá thụ động cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tương đương như những người trực tiếp hút.
- Tăng cường ăn nhiều trái cây và rau quả, không nên ăn uống thái quá.
- Hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày với cường độ vừa phải. Rèn luyện thể chất giúp cải thiện đáng kể các vấn đề về tâm lý và sức khỏe cho những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh tim. Đi bộ, bơi lội, thái cực quyền… là những hình thức luyện tập thể dục được khuyến khích đối với những người bị rối loạn thần kinh tim.
- Với những trường hợp cần sử dụng thuốc, phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Có thể bổ sung thêm vitamin B và C.
- Thăm khám định kỳ tại bệnh viện để theo dõi tiến triển của bệnh và có hướng xử lý kịp thời nếu cần thiết.
- Điều trị bằng thuốc:
Thuốc được ưu tiên lựa chọn để điều trị bệnh rối loạn thần kinh tim là các thuốc chẹn beta giao cảm, đôi khi kèm theo thuốc an thần. Khi sử dụng các loại thuốc này bệnh nhân cần phải làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ vì các thuốc này nếu sử dụng không đúng liều hoặc quá liều sẽ khiến cho tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn.
Lưu ý nhóm thuốc này chống chỉ định đối với những bệnh nhân bị hen phế quản và các bệnh lý đường hô hấp vì nó làm tăng nguy cơ co thắt phế quản.
Có điều trị rối loạn thần kinh tim bằng đông y được không?
Khi bị rối loạn thần kinh tim, người bệnh lại rất khó sử dụng thuốc điều trị hiệu quả và dứt điểm khi đây không phải là bệnh tim thực thể. Phần lớn các thuốc cũng chủ yếu là thuốc an thần có tác dụng cải thiện tâm trạng và hỗ trợ giảm thiểu căng thẳng nên bệnh nhân cũng không thể sử dụng lâu dài để tránh nguy cơ bị lệ thuộc rất nguy hiểm. Thậm chí, một số loại thuốc còn khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn mặc dù có tác dụng giảm kích thích thần kinh tim hay chống rối loạn nhịp tim
Vì thế, với những căn bệnh tại tâm như rối loạn thần kinh tim, việc tận dụng thế mạnh của Đông y như an thần, trấn tĩnh, giải lo lâu sẽ tác động tích cực để cải thiện tâm trạng của người bệnh. Từ đó, giúp cơ thể tự điều chỉnh và cân bằng lại các rối loạn thần kinh tim, tăng cảm xúc tích cực và triệt tiêu dần cảm xúc tiêu cực và giải phóng người bệnh khỏi lo âu quá mức. Đồng thời giúp giảm nhịp tim và giảm các triệu chứng khó chịu do rối loạn thần kinh tim gây ra.
Triệu chứng của rối loạn thần kinh tim nằm trong phạm vi các chứng: tâm quí, chính xung, thất miên, huyễn vựng… của Y học cổ truyền với các nguyên nhân như: Tâm huyết hư, Tâm khí hư, Tâm huyết ứ nghẽn, Tâm thận bất giao, Đởm khí hư khiếp, Tâm Tỳ hư…
Tùy vào triệu chứng, nguyên nhân và thể bệnh mà thầy thuốc sẽ lựa chọn bài thuốc phù hợp với từng bệnh nhân.
Bên cạnh biện pháp dùng thuốc thì các biện pháp không dùng thuốc cũng được sử dụng nhiều trong điều trị rối loạn thần kinh tim như:
- Châm cứu
Châm cứu có hiệu quả lâm sàng đối với các rối loạn thần kinh thực vật khác nhau. Như là bệnh tim mạch, động kinh, lo lắng và hồi hộp, rối loạn nhịp sinh học, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và vô sinh. Ngày càng nhiều nghiên cứu chứng minh châm cứu có thể kiểm soát chức năng hệ thống thần kinh thực vật (ANS) như huyết áp, nhiệt độ da, hoạt động thần kinh giao cảm của cơ, nhịp tim,…
Bằng chứng mới đây cho thấy điều trị bằng châm cứu không chỉ kích hoạt các vùng não riêng biệt. Mà còn điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh thích ứng trong các vùng não liên quan để giảm bớt phản ứng của hệ thần kinh thực vật.
Châm cứu có hiệu quả lâm sàng đối với các rối loạn thần kinh thực vật khác nhau. Như là bệnh tim mạch, động kinh, lo lắng và hồi hộp, rối loạn nhịp sinh học, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và vô sinh. Ngày càng nhiều nghiên cứu chứng minh châm cứu có thể kiểm soát chức năng hệ thống thần kinh thực vật (ANS) như huyết áp, nhiệt độ da, hoạt động thần kinh giao cảm của cơ, nhịp tim,…
Bằng chứng mới đây cho thấy điều trị bằng châm cứu không chỉ kích hoạt các vùng não riêng biệt. Mà còn điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh thích ứng trong các vùng não liên quan để giảm bớt phản ứng của hệ thần kinh thực vật.
Một số huyệt thường được sử dụng như: Thần môn, Nội quan, An miên, Hợp cốc, Ấn đường…
- Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt bằng các động tác xoa, miết, ấn (bấm), day,… để tạo ra các tác động vật lý lên các huyệt đạo; từ đó, điều chỉnh hoạt động của hệ thống thần kinh thực vật, giúp hệ thần kinh thực vật trở lại trạng thái cân bằng.
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
- PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
- Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
- Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
- Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC