Polyp dây thanh là gì?
Thanh quản nằm ở giữa đáy của lưỡi và khí quản. Thanh quản có thể gọi là hộp thanh vì nó có chứa các dây thanh.Các cơ của thanh quản căng và duỗi dây thanh khi thở khiến chúng tạo thành một hình chữ V để cho không khí đi qua, rung động để phát ra những âm thanh lớn/cao hoặc nhỏ/thấp mỗi khi con người nói chuyện.
Polyp dây thanh quản là những u nhỏ ở dây thanh nằm mặt trên bề mặt niêm mạc dây thanh. Polyp thường to bằng hạt tấm hoặc có khi kích thước bằng hạt đậu xanh, thường gặp nằm ở vị trí 1/3 giữa dây thanh quản, hình dáng nhẵn bóng, mọng, màu trắng hồng.
Triệu chứng của polyp dây thanh quản
Bệnh lý polyp vùng dây thanh quản có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Những dấu hiệu điển hình gây ra có thể dễ nhận biết đó là:
Khàn tiếng
Đây là một trong những triệu chứng xuất hiện đầu tiên, bởi polyp làm cho hai dây thanh âm không thể khép kín được. Dây thanh rung động không đều gây ra hiện tượng âm thanh bị thay đổi, bị khàn mỗi khi nói. Mức độ âm thanh bị khàn hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước của polyp, khi phần này càng lớn làm cho phần thanh môn càng mở rộng khiến giọng càng khàn.
Khàn giọng lúc đầu chỉ xảy ra từng đợt một nhưng dần dần diễn ra liên tục hơn. Mức độ khàn tiếng phụ thuộc vào hạt cơ của dây thanh là lớn hay nhỏ cũng như mức độ nhược cơ của dây thanh.
Với trường hợp polyp có chân, khi nói có thể di động khi thanh môn hoạt động, khiến cho người bệnh có cảm giác vướng víu ở cổ, ho khạc càng nhiều giọng càng khàn hơn
Hụt hơi, ho khan
Do tiếng khàn nên khi càng nói sẽ càng dẫn đến mất hơi nhiều, khiến cho người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi và không nói được lâu. Polyp dây thanh quản còn có thể gây ra những cơn ho khan kéo dài, khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó thở.
Nếu như bệnh không được phát hiện sớm có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khản tiếng trầm trọng. Nếu như tình trạng này xảy ra liên tục có thể gây nguy hiểm như máu dính trong đờm, cổ nổi nhiều hạch thậm chí mất tiếng hoàn toàn và biến chứng đường thở như xuất huyết thanh quản.
Nếu không được phát hiện sớm, polyp dây thanh quản có thể chuyển biến thành mãn tính, gây khản tiếng nghiêm trọng và xảy ra liên tục, nguy hiểm hơn có thể xuất hiện tình trạng máu dính trong đờm, nổi nhiều hạch cổ, mất tiếng hoàn toàn. Thậm chí gây biến chứng đường thở xuất huyết thanh quản.
Nguyên nhân gây polyp dây thanh quản
- Hầu hết, bệnh polyp dây thanh quản là do phù nề với nhiều nguyên nhân khác nhau như: Viêm nhiễm cổ họng, nói nhiều, nói to kéo dài, lạm dụng giọng nói hoặc do nghề nghiệp như làm nghề giáo viên, phát thanh viên, hướng dẫn viên du lịch…
- Những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia: Theo các chuyên gia nhận định rằng những người có thói quen hút thuốc là, uống rượu bia nhiều và thường xuyên thì sẽ khiến vùng họng, dây thanh quản bị kích thích, tổn thương quá độ dẫn đến hình thành polyp dây thanh quản.
- Bệnh polyp dây thanh quản cũng có thể do quá sản tổ chức biểu mô hay tổ chức liên kết hoặc quá sản niêm mạc thanh quản.
- Polyp dây thanh quản có thể do viêm thanh quản mạn tính kéo dài.
- Một yếu tố thuận lợi được đề cập đến là do có sự kích thích cơ học bởi sự tác động làm dây thanh căng quá mức, từ đó dẫn đến các mạch máu nhỏ trên dây thanh bị vỡ gây tụ máu, hậu quả là polyp xuất huyết dây thanh xuất hiện.
- Bệnh có thể do cảm lạnh hoặc viêm họng cấp, mạn tính không được điều trị dứt điểm, kéo dài, tái phát nhiều lần nên dẫn đến phát sinh các hạt polyp trong dây thanh quản.
- Sự thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt thường có sự thay đổi về nội tiết tố, khí huyết điều tiết không đều, dây thanh xuất hiện triệu chứng xuất huyết nhẹ. Nếu như bạn nói nhiều, nói lớn, quát tháo, sẽ khiến dây thanh bị tổn thương và dễ phát sinh polyp dây thanh quản.
Polyp dây thanh có nguy hiểm không?
Tác hại của polyp dây thanh quản là làm cho giọng nói của người bệnh, đặc biệt, người bệnh làm nghề giáo viên, ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch, phát thanh viên, bán hàng… khàn tiếng mãn tính hoặc đổi giọng. Polyp dây thanh quản thường không trở thành ác tính (ung thư), không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng bệnh cũng không tự nhiên mà khỏi.
Những ai dễ mắc polyp dây thanh quản?
Bệnh này có thể bắt gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng hầu hết phổ biến ở người trưởng thành. Những người dễ mắc bệnh đó là:
- Những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói như nhân viên tư vấn, giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, MC, hướng dẫn viên du lịch…
- Những người thường xuyên lạm dụng thuốc lá, bia, rượu…
Chẩn đoán polyp dây thanh quản bằng cách nào ?
Nếu triệu chứng khàn giọng kéo dài 2 – 3 tuần, bạn sẽ cần tìm gặp bác sĩ tai mũi họng.Việc chẩn đoán polyp dây thanh thường được thực hiện bằng nội soi thanh quản sử dụng ống mềm qua đường mũi hoặc ống cứng qua đường miệng.
- Nội soi thanh quản thường quy: sử dụng hệ thống nội soi Tai Mũi Họng cùng ống nội soi thanh quản để quan sát tổn thương dây thanh.
- Nội soi Hoạt nghiệm thanh quản: sử dụng nguồn sáng sợi quang học quay lại hình ảnh di chuyển chậm của hoạt động dây thanh. Kỹ thuật này giúp khảo sát được hình thể và chức năng dây thanh, các tổn thương dây thanh gây ảnh hưởng chức năng phát âm..
- Ngoài ra, đôi khi, người bệnh cũng có thể cần được các chuyên gia bệnh học phát âm và ngôn ngữ (SLP) kiểm tra và đánh giá giọng nói hay kiểm tra thần kinh
Điều trị polyp dây thanh quản như thế nào?
Tùy theo mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh mà có hướng điều trị khác nhau, cụ thể là:
Điều trị nội khoa
Polyp dây thanh quản nếu như mới phát hiện và chưa có biểu hiện nghiêm trọng không cần thiết phải điều trị. Bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, súc miệng với nước muối sinh lý hàng ngày và hạn chế nói chuyện.
Nếu như có hiện tượng tiếng khản nhẹ và không diễn ra liên tục, bạn có thể áp dụng điều trị nội khoa.
- Ở giai đoạn này, nên hạn chế hoặc tạm ngưng nói chuyện đến mức tối đa để giúp cải thiện nhanh tình trạng khản tiếng.
- Cùng với đó là kết hợp điều trị bằng khí dung có thuốc chống phù nề, chống viêm và kết hợp cùng với kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu bệnh đã ổn định và triệu chứng đã giảm, bạn vẫn nên đến khám định kỳ tại chuyên khoa Tai Mũi Họng.
Điều trị ngoại khoa
Nếu như điều trị nội khoa không có kết quả, giai đoạn tiếp theo là áp dụng điều trị ngoại khoa, phẫu thuật cắt bỏ polyp. Có nhiều phương pháp để can thiệp mổ polyp dây thanh trong đó có:
- Kỹ thuật soi thanh quản gián tiếp để cắt polyp với kìm Frankel với phần polyp có cuống nhỏ (hiện nay đã ít được sử dụng).
- Cắt trực tiếp polyp với nội soi bằng dụng cụ vi phẫu thanh quản.
- Vi phẫu dưới kính hiển vi phẫu thuật.
- Cắt bỏ bằng laser CO2.
Sử dụng phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở y tế thăm khám đồng thời người bệnh sẽ được tự lựa chọn sau khi được bác sĩ tư vấn thêm. Một số vấn đề y khoa có thể được can thiệp điều trị nhằm mục đích giảm tác động của dây thanh quản trong đó bao gồm các vấn đề dị ứng, tuyến giáp và bệnh trào ngược dạ dày.
Điều chỉnh hành vi giọng nói
Bên cạnh 2 phương pháp trên, người bệnh cũng cần phải can thiệp điều chỉnh hành vi giọng nói. Điều trị giọng nói có liên quan đến việc dừng hoặc hạn chế tối đa hành vi. Điều trị này có liên quan đến thay đổi độ cao, độ lớn và tập thở để cho giọng nói tốt hơn. Ngoài ra, những kỹ thuật giảm căng thẳng cùng với những bài tập thư giãn cũng được hướng dẫn thêm.
Trong quá trình điều trị polyp dây thanh quản, bệnh nhân hạn chế việc nói chuyện sẽ giúp cho thanh quản dịu lại, đồng thời giảm tác động lên dây thanh. Nếu như phải nói chuyện nhiều bởi công việc, nên dùng công cụ hỗ trợ như loa, mic.
Phòng ngừa polyp dây thanh
Để phòng ngừa nguy cơ mắc polyp dây thanh quản, chúng ta cần lưu ý và tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Tránh sử dụng gắng sức dây thanh: Hạn chế nói nhiều, nói to, la hét, hát liên tục. Nếu tính chất công việc bắt buộc bạn phải làm vậy, hãy đảm bảo thanh quản được nghỉ ngơi đầy đủ.
- Sử dụng micro nếu bạn cần khuếch đại âm lượng
- Đừng quên làm ấm giọng trước khi hát hoặc nói liên tục
- Hạn chế hát hoặc nói quá nhiều nếu bạn đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Giảm hút thuốc, giảm caffeine, giảm uống rượu bia.
- Tránh ở gần những người đang hút thuốc lá nhằm hạn chế hút thuốc thụ động
- Bổ sung đầy đủ nước, uống 2 lít nước mỗi ngày.
- Trang bị máy tạo độ ẩm trong nhà nếu khí hậu nơi bạn sống hanh khô
- Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng hoặc quá lạnh gây kích thích vòm họng.
- Tránh trào ngược dạ dày thực quản: ăn đúng bữa, tránh ăn khuya, uống thuốc dạ dày.
- Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề như suy giáp, viêm xoang, dị ứng hay trào ngược dạ dày thực quản…, hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị hiệu quả
- Những người phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, ô nhiễm thì nên sử dụng khẩu trang phòng hộ và vệ sinh mũi họng thường xuyên.
- Súc miệng bằng dung dịch nước muối để tránh mắc các bệnh về họng như viêm họng, viêm thanh quản…. nếu các bệnh này không điều trị sớm, kịp thời, lâu dần thì dễ dẫn đến polyp dây thanh.
- Áp dụng các kỹ thuật kiểm soát và xoa dịu căng thẳng, liệu pháp nhận thức hoặc yoga nhằm giảm thiểu tình trạng căng cơ ở dây thanh quản
Chăm sóc sau phẫu thuật cắt polyp dây thanh
Người cắt polyp dây thanh cần lưu ý những điều sau để hạn chế nhiễm trùng, nhanh chóng hồi phục sau khi phẫu thuật:
- Người bệnh cần hạn chế nói chuyện ít nhất trong vòng 3 – 5 ngày đầu.
- Chú ý không la hét, ca hát, tằng hắng, ho khạc.
- Tránh dùng những thực phẩm cay nóng trong 1-2 ngày đầu sau phẫu thuật. Bởi lúc này, phần niêm mạc thanh quản cực dễ tổn thương và nhóm thực phẩm này lại có khả năng kích ứng, gây chảy máu khiến cho quá trình phục hồi kéo dài hơn. Bên cạnh đó bạn cũng nên kiêng những đồ ăn có vị chua, khó tiêu hoặc món ăn quá lạnh.Trong thời điểm này, những thực phẩm được ưu tiên là cháo, đồ ăn mềm và chứa ít dầu mỡ.
- Bên cạnh xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, sau khi cắt polyp dây thanh quản, người bệnh cũng nên duy trì dùng các loại thuốc giảm phù nề, chống viêm và kháng sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ
- Kiêng thức uống có cồn và thuốc lá.
Cần lưu ý gì sau khi cắt polyp dây thanh quản?
Sau khi phẫu thuật điều trị cắt bỏ polyp, bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa với thuốc và theo dõi sức khỏe thêm để đưa ra đánh giá sự phục hồi của bệnh. Một số lưu ý mà bệnh nhân cần hiểu rõ để hạn chế bệnh quay trở lại như sau:
- Dành thời gian nghỉ ngơi cho thanh quản trong thời gian tuần đầu phẫu thuật để ngăn ngừa những biến chứng về giọng nói.
- Luyện phát âm đúng cách để giúp cho giọng nói phục hồi toàn diện.
- Hạn chế nói chuyện trong vài tháng đầu sau phẫu thuật, có thể nói bình thường sau đó nhưng hạn chế nói to, nói nhiều.
- Giữ ấm vùng cổ họng, vệ sinh tai mũi họng thường xuyên.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, vận động, thể dụng thể thao thường xuyên để giúp cho cơ thể nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật.
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
- PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
- Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
- Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
- Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC