Ngón tay lò xo-nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

ngón tay lò xo

Ngón tay lò xo là bệnh gì?

Ngón tay lò xo (ngón tay cò súng) là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân. Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện hạt xơ, làm di động của gân gấp qua vị trí hạt xơ bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo.

Gân gấp trên lòng bàn tay có nhiệm vụ là giúp các ngón tay thực hiện cử động uốn cong.Khi duỗi thẳng hoặc gấp ngón tay, gân sẽ di chuyển qua các ống nhỏ, gọi là bao gân. Dọc theo bộ phận này, những dải mô được gọi là ròng rọc sẽ thực hiện chức năng giữ cho các gân gấp ở gần xương ngón tay. Trong đó, ròng rọc A1 (ròng rọc ở gốc ngón tay) thường liên quan nhiều nhất đến tình trạng này.

Những triệu chứng của bệnh ngón tay lò xo

Ngón tay lò xo có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số triệu chứng bất thường, bao gồm:

  • Đau: Tình trạng bắt đầu với cảm giác khó chịu ở gốc ngón tay, ngón cái hoặc vị trí tiếp xúc giữa ngón tay với lòng bàn tay. Thông thường, ở giai đoạn đầu, đây là triệu chứng duy nhất.Tuy nhiên, về lâu dài, nếu không điều trị tích cực cũng sẽ dẫn đến tình trạng đau cả khi nghỉ ngơi
  • Sưng: Tại vị trí đau khớp có thể gây sưng do viêm bao hoạt dịch tại khớp
  • Ngón tay bị cứng hoặc không thể cử động: Viêm bao gân có thể làm mất khả năng gấp duỗi của ngón tay. Điều này có thể ước tính khi thực hiện gấp ngón tay hết mức có thể sau đó tính khoảng cách giữa đầu ngón tay và lòng bàn tay. Theo thời gian, người bệnh có xu hướng sẽ tránh tư thế khiến ngón tay bị đau. Ngoài ra, nhiều trường hợp còn cảm thấy đau nhức khi cố gắng duỗi thẳng hoàn toàn, chuyển động về lâu dài cũng bị hạn chế.
  • Một số triệu chứng cơ học: Viêm bao gân gấp ngón tay có thể gây ra cảm giác hoặc cử động bất thường, đặc biệt là khi thực hiện động tác gấp hoặc duỗi thẳng. Ban đầu cơn đau thường nhẹ nhưng khi mức độ nặng tình trạng nhức cũng có thể theo đó tăng lên.
  • Khi làm động tắc gập-duỗi ngón tay bệnh nhân cảm nhận được tiếng “bật”. Ngón tay có thể không duỗi thẳng hoặc không gấp được ngón tay mặc dù bệnh nhân cố gắng hết sức (thường là để quá lâu không điều trị)
  • Có thể bị cùng lúc nhiều hơn một ngón, và có thể bị ở cả hai bàn tay. Ngón tay lò xo  thường nặng hơn về sáng, khi nắm chắc một đồ vật hay khi duỗi thẳng ngón.

Phân loại mức độ bệnh của ngón tay lò xo

Ngón tay lò xo được phân loại thành 3 mức độ bệnh. Cụ thể bao gồm:

  • Mức độ 1: Viêm gân, gây đau tại chỗ
  • Mức độ 2: Cảm giác đau nặng hơn nhưng vẫn vận động gấp duỗi được ngón tay
  • Mức độ 3: Ngón tay bị kẹt ở tư thế uốn cong, người bệnh phải dùng tay đối diện để đưa trở lại vị trí ban đầu. Ngoài ra, nhiều trường hợp ngón tay bị cứng ở tư thế thẳng và không thể uốn cong (ngón tay lò xo)

mức độ bệnh ngón tay lò xo

Nguyên nhân gây ra ngón tay lò xo là gì?

Ngón tay lò xo (ngón tay cò súng) là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân. Trong hầu hết các trường hợp, viêm bao gân xuất hiện do chuyển động lặp đi lặp lại hoặc vận động ngón tay quá mức dẫn đến căng thẳng. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra khi gân (dải mô cứng kết nối cơ và xương ngón tay) bị viêm.

Cụ thể, gân cùng các cơ bàn tay, cánh tay phối hợp với nhau, giúp những ngón tay có thể thực hiện hoạt động uốn cong và duỗi thẳng. Gân thường dễ dàng lướt qua mô bao bọc nhờ màng hoạt dịch (màng bao quanh khớp, có tác dụng bôi trơn).

Đôi khi, gân bị viêm và sưng lên. Bao gân lúc này bị kích ứng, về lâu dài dẫn đến hình thành sẹo, dày lên, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận động của gân. Khi tình trạng này xảy ra, việc uốn cong ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái sẽ kéo gân bị viêm qua một lớp vỏ bọc, dẫn đến hiện tượng gãy hoặc bật ra

Những ai có nguy cơ bị ngón tay lò xo

  • Tỷ lệ mắc bệnh ngón tay lò xo của nữ giới cao hơn nam giới nhiều và thường gặp ở tuổi > 40.
  • Một số nghề nghiệp có nhiều nguy cơ mắc ngón tay lò xo do sử dụng độ linh hoạt của ngón tay một cách thường xuyên: Nông dân, giáo viên, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật, thợ thủ công, nhân viên đánh máy…
  • Người mắc một số bệnh: viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, viêm khớp vảy nến, gout…
  •  Bị chấn thương

Chẩn đoán ngón tay lò xo như thế nào?

Chẩn đoán ngón tay lò xo sẽ dựa trên bệnh sử và khám thực thể. Khi khám, bạn được yêu cầu mở và nắm bàn tay, tìm những vùng bị đau, tình trạng của vận động dễ hay khó, và dấu hiệu của kẹt ngón. Đau tăng lên khi có những tác động làm căng gân hoặc làm gấp ngón có đối kháng. Bác sĩ khám gan bàn tay của bạn xem có một nốt nhỏ lồi lên hay không. Khi có nốt lồi đi kèm với ngón tay lo xo, nốt này có thể di chuyển khi vận động ngón vì nó là thành phần (bệnh lý) của gân gấp.

Chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác làm đau khớp bàn-ngón như: chấn thương dây chằng, bong gân của khớp bàn-ngón,  viêm  bao gân của các cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái (hội chứng de Quervain) hoặc thoái hóa khớp bàn- ngón sau chấn thương.

Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ được tiến hành một số xét nghiệm sau để kiểm tra tổn thương liên quan:

  • Siêu âm với đầu dò tần số > 7.5 – 20MHz: Mục đích là kiểm tra gân, tình trạng dày lên của bao gân, dịch bao quanh, hạt xơ trong bao gân.
  • X – quang: Mục đích là kiểm tra tổn thương xương (nếu có).
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ): Mục đích nhằm đánh giá tình trạng tràn dịch hoặc sưng tấy của bao gân, sự thay đổi về cấu trúc, chất lượng gân…
  • Xét nghiệm máu: Mục đích là kiểm tra bạch cầu và tốc độ máu lắng đánh giá bilan viêm

Điều trị ngón tay lò xo bằng cách nào?

Điều trị ngón tay lò xo thay đổi tùy theo độ nặng và khoảng thời gian mắc bệnh.

Thuốc

Các thuốc kháng viêm không steroid – như ibuprofen, naproxen – có thể làm giảm đau nhưng không chắc làm giảm được phù, là nguyên nhân của trít hẹp bao gân hoặc làm kẹt gân.

Các điều trị bảo tồn không xâm lấn bao gồm:

  • Nghỉ ngơi. Ít nhất trong 3-4 tuần, tránh mọi hoạt động đòi hỏi nắm chặt tay lặp đi lặp lại, cầm nắm hoặc sử dụng kéo dài một máy rung cầm tay.
  • Nước đá hoặc nhiệt. Một số được cải thiện bằng chườm đá vài ba lần trong ngày. Một số được cải thiện với ngâm tay trong nước ấm, nhất là làm ngay đầu tiên lúc sáng sớm.
  • Nẹp. Nẹp chất dẻo giữ cho ngón tay hoàn toàn thẳng. Có thể đeo nẹp ban đêm giữ ngón ở tư thế duỗi trong sáu tuần, giúp cho gân được nghỉ ngơi. Còn giúp các ngón không bị gấp lại khi ngủ, gây đau khi vận động các ngón vào buổi sáng.
  • Các bài tập duỗi ngón. Tập nhẹ nhàng giúp duy trì vận động của ngón.

Phẫu thuật và các phương pháp khác

Được chỉ định khi các triệu chứng nặng lên và các điều trị bảo tồn không hiệu quả:

  • Tiêm steroid. Tiêm thuốc vào gần hay vào trong bao gân làm giảm viêm và do đó làm cho gân trượt dễ dàng.
  • Giải phóng gân qua da. Sau gây tê, chọc một kim vững chắc hay một dụng cụ là dao Haki vào mô quanh gân tại nơi trít hẹp. Di chuyển kim/ dụng cụ và ngón tay của bệnh nhân để giải phóng nơi trít hẹp của đường hầm làm cản trở sự trượt mềm mại của gân. Có thể tiến hành dưới siêu âm để mở vào bao gân mà không làm tổn thương đến gân hay các dây thần kinh gần đó.
  • Phẫu thuật. Thao tác qua một vết mổ nhỏ gần gốc ngón, phẫu thuật viên có thể cắt mở đoạn bao gân bị trít hẹp (tức ròng rọc A1).

phẫu thuật ngón tay lò xo

Nguy cơ có khả năng xảy sau phẫu thuật là tác dụng của thuốc gây mê/tê lên hệ thống tim mạch và hô hấp như rối loạn nhịp tim, suy hô hấp…, có thể được xử trí cấp cứu tùy từng trường hợp cụ thể. Các nguy cơ tiềm ẩn khác của phẫu thuật cũng được ghi nhận gồm:

    • Chảy máu.
    • Nhiễm trùng.
    • Tổn thương dây thần kinh cảm giác của ngón tay.
    • Chấn thương cơ gân cơ, mạch máu, dây chằng hay những cấu trúc khác.
    • Lành sẹo xấu và sẹo tăng dị cảm.

Y học cổ truyền trong điều trị ngón tay lò xo

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và các biểu hiện lâm sàng. Tùy từng hội chứng bệnh trên từng cá nhân cụ thể mà YHCT sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

  • Dùng thuốc: Sử dụng các vị thuốc Tán hàn thấp, thư gân mạch, Hoạt huyết thông kinh lạc. Như bài Ý dĩ nhân thang, Tứ vật thang đào hồng.
  • Không dùng thuốc: Châm cứu (Hào châm, Điện châm, Nhĩ châm, …), xoa bóp bấm huyệt và tập luyện dưỡng sinh…

Phương pháp châm cứu chữa ngón tay lò xo hay được sử dụng trên lâm sàng. Trong đó bác sĩ dựa vào quyết định của mình qua quá trình thăm khám mà lựa chọn phác đồ huyệt phù hợp.

Chủ yếu hay chọn những huyệt xung quanh điểm đau, tiến hành châm đắc khí, sau đó gài điện hay cứu

Việc lựa chọn phác đồ huyệt, cách châm cứu chữa ngón tay lò xo tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân. Dựa vào thăm khám chẩn đoán và đưa ra quyết định từ bác sĩ. Mục đích cuối cùng là mang lại điều trị đạt hiệu quả cao cho người bệnh

Bài tập ngón tay lò xo

Đây là những bài tập đơn giản có thể được thực hiện ở bất cứ đâu. Thực hiện các bài tập dưới đây có thể giúp người bệnh ngón tay lò xo giảm bớt các triệu chứng của bệnh và tăng tính linh hoạt của ngón tay.

Bạn cố gắng dành ít nhất 10 đến 15 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập này. Nếu bạn không thể hoàn thành toàn bộ các động tác của các bài tập, điều đó không sao! Bạn hãy làm nhiều nhất có thể.

Nếu ngón tay của bạn cảm thấy đau khi tập, bạn có thể ngưng tập các bài tập trong vài ngày hoặc cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn

Bài tập 1

Thực hiện động tác:

  • Đặt tay lên bàn rồi duỗi thẳng các ngón tay.
  • Dùng tay không bị bệnh để uốn đồng thời 4 ngón tay ngửa ra sau (trừ ngón tay cái ).
  • Sau đó lại trở về động tác duỗi thẳng các ngón tay.
  • Dùng tay bên lành tiếp tục hỗ trợ tay bị bệnh động tác gập các ngón tay vào trong lòng bàn tay.
  • Thực hiện bài tập lặp lại như vậy nhiều lần trong mỗi lần tập và tập nhiều lần trong ngày.

 Bài tập 2

Thực hiện động tác:

  • Xoa nhẹ vị trí gốc ngón tay bị bệnh.
  • Sau đó nắm tay lại rồi lại mở tay ra làm liên tục như vậy khoảng 1 phút.
  • Tiếp đó duỗi thẳng ngón bị ngón tay lò xo rồi gập nó lại tới khi chạm vào lòng bàn tay. Thực hiện động tác này liên tục trong 30 giây.
  • Tập luyện tài tập này nhiều lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả.

Bài tập 3

Thực hiện động tác:

  • Đưa đầu ngón bị ngón tay lò xo chạm vào đầu ngón tay cái để tạo thành chữ O rồi giữ tư thế này 5 giây.
  • Sau đó duỗi thẳng ngón tay bị bệnh ra và lại tiếp tục trở về vị trí của chữ O.
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày.

Bài tập 4

Thực hiện động tác:

  • Duỗi thẳng các ngón tay của bạn, chú ý mở rộng tay càng nhiều càng tốt.
  • Gập các ngón tay vào trong phía lòng bàn tay, rồi lại duỗi thẳng các ngón tay dang rộng ra hết mức có thể.
  • Gập ngón tay cái chạm vào lòng bàn tay, các ngón tay khác vẫn duỗi thẳng và mở rộng hết cỡ.
  • Từ từ đưa ngón tay cái chạm vào từng đầu ngón tay các ngón còn lại và đến nhiều vị trí khác của lòng bàn tay.
  • Thực hiện nhiều lần mỗi ngày.

Bài tập 5

Thực hiện động tác:

  • Mở rộng các ngón tay của bạn hết cỡ trong vài giây, sau đó khép cái ngón tay lại gần nhau. Uốn cong tất cả các ngón tay về phía sau khoảng 5 giây.
  • Rồi trở về tư thế khép và duỗi thẳng các ngón tay và đặt ngón tay cái thẳng đứng.
  • Gập ngón cái vào lòng bàn tay khoảng 5 giây rồi lại trở về lúc đầu và tiếp tục làm lặp lại nhiều lần.
  • Thực hiện mỗi ngày nhiều lần để mang lại hiệu quả.

Trên đây là một số các bài tập vật lý trị liệu ngón tay lò xo. Nếu bạn chăm chỉ tập luyện thường xuyên và đúng cách liên tục trong thời gian dài sẽ giúp ngón tay lò xo của bạn được cải thiện rõ rệt và đáng kể.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC