Hội chứng Tourette và 9 câu hỏi thường gặp

hội chứng tourette

Hội chứng Tourette là gì?

Hội chứng Tourette là một rối loạn tâm – thần kinh đặc trưng bởi chuyển động Tic. Nói rõ hơn, tic là các chuyển động vận động hoặc tạo âm thanh lặp đi lặp lại, rập khuôn, không tự ý.

Các triệu chứng ban đầu của Tourette thường xuất hiện từ thời thơ ấu. Điển hình bắt đầu từ 5-6 tuổi và xu hướng nặng nhất trong 10-12 tuổi. Nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn khoảng ba đến bốn lần so với nữ giới.

Một vài tic thường có một dấu hiệu báo trước. Đó là cảm giác thôi thúc ở nhóm cơ bị ảnh hưởng. Một số người bị Tourette nói rằng họ cần phải thực hiện tic theo một cách nhất định hoặc một số lần nhất định để làm giảm cảm giác thôi thúc đó.

Tic nói chung và hội chứng Tourette nói riêng thường tệ đi khi gặp phấn khích hoặc lo lắng. Rối loạn này tốt hơn khi bạn bình tĩnh, tập trung. Tic không biến mất trong khi ngủ nhưng thường giảm đáng kể.

Triệu chứng của Hội chứng Tourette

Tics

Tics là dấu hiệu lâm sàng của hội chứng Tourette. Tics đã được coi là không chủ động, nhưng Tics có thể bị chủ động kiềm chế trong một vài phút. Hầu hết bệnh nhân mắc hội chứng Tourette cũng có các vấn đề đi kèm như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

Phân loại Tics:  Các Tic trong hội chứng Tourette có thể được phân loại là vận động và âm thanh

  • Tics vận động:

Một số kiểu tic vận động đơn giản thường gặp như: chớp mắt, nhăn mặt, nhún vai và giật đầu

triệu chứng tic của hội chứng tourette

Một số tic phức tạp có liên quan đến dự phối hợp của nhiều nhóm cơ. Ví dụ vừa xoay đầu và nhún vai vừa nhăn mặt, dáng đi kỳ dị, đá, nhảy, chuyển động cơ thể, gãi, cử chỉ quyến rũ, copropraxia (cử chỉ tục tĩu) và echopraxia (bắt chước cử chỉ).

  • Tics âm thanh:

Tic phát âm như hắng giọng, khịt mũi, lẩm bẩm…

Đôi khi tic cũng tạo ra những vận động làm hại bản thân như tự đấm vào mặt. Hoặc tạo ra những từ ngữ không phù hợp như chửi bậy, nhại lời cũng khiến cho người mắc bệnh gặp không ít phiền toái. Các triệu chứng này thường chỉ xuất hiện ở một số lượng nhỏ 10-15% người bị Tourette.

Bệnh đi kèm:

Hầu hết bệnh nhân  mắc hội chứng Tourette có một hoặc nhiều vấn đề bệnh đi kèm.

Các tình trạng bệnh đi kèm bao gồm ADHD, OCD, hành vi ám ảnh cưỡng chế , rối loạn học tập và rối loạn hành vi  . Những bệnh nhân mắc nhiều bệnh đi kèm có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hành vi như rối loạn giấc, hành vi tự gây thương tích và các vấn đề về kiểm soát cơn giận. Các biểu hiện về vận động và âm thanh thường xuyên hơn ở các bé trai, trong khi các bé gái có nhiều khả năng mắc các vấn đề về hành vi như OCD. Chỉ khoảng 1/10 bệnh nhân mắc hội chứng Tourette không có bệnh lý đi kèm.

Các vấn đề về hành vi và tâm lý xã hội khác:  Ngoài ADHD và OCD, bệnh nhân  có nguy cơ cao mắc một số vấn đề về hành vi và tâm lý xã hội, bao gồm:

  • Rối loạn lo âu: tỷ lệ mắc chứng rối loạn lo âu suốt đời là khoảng 30 % bệnh nhân mắc hội chứng Tourette
  • Trầm cảm và nguy cơ tự sát:Trong một nghiên cứu bệnh chứng, trẻ em có hội chứng Tourette (n = 1337) có nguy cơ phát triển trầm cảm cao hơn nhiều so với nhóm chứng. Một nghiên cứu bệnh chứng khác trên 7736 bệnh nhân bị mắc hội chứng Tourette và rối loạn Tics mãn tính cho thấy Tmắc hội chứng Tourette có liên quan đến tăng nguy cơ tự tử  và cố gắng tự tử. Nguy cơ tự tử tăng lên ở những đối tượng từng có ý định tự tử trước đó và những người có Tics dai dẳng ngoài độ tuổi thanh niên.
  • Các hành vi gây rối: Các đợt bùng phát hành vi, các cơn thịnh nộ, và gây hấn là những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng Tourette. Trong báo cáo trên 1374 bệnh nhân có hội chứng Tourette, tỷ lệ phổ biến suốt đời của các hành vi gây rối là khoảng 30%. Những giai đoạn này, cũng như các hành vi gây rối khác liên quan đến mắc hội chứng Tourette (ví dụ: ngôn ngữ tục tĩu, chửi thề, chửi bới hoặc cử chỉ, các vấn đề kiểm soát xung động, ám ảnh không phù hợp) có thể làm tăng nguy cơ bị xử lý kỷ luật pháp lý, nhưng tỷ lệ hành vi phạm tội phổ biến ở bệnh nhân mắc hội chứng Tourette dường như hiếm.
  • Khiếm khuyết học tập và kết quả học tập kém: Các yếu tố góp phần bao gồm ADHD, OCD… và tác dụng phụ của thuốc. Một nghiên cứu thuần tập từ Thụy Điển với hơn hai triệu cá nhân cho thấy rằng các đối tượng được chẩn đoán mắc chứng hội chứng Tourette hoặc rối loạn Tics mãn tính (n = 3590) có nhiều khả năng bị sa sút trong học tập ở tất cả các cấp học.
  • Rối loạn giấc ngủ: Bệnh nhân mắc hội chứng Tourette thường có các triệu chứng về giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ đi kèm, bao gồm mất ngủ, buồn ngủ quá mức vào ban ngày, rối loạn kích thích (ví dụ: mộng du, buồn ngủ, ngủ kinh hoàng, đái dầm) và chứng nghiến răng. Rối loạn vận động vẫn tồn tại trong khi ngủ ở đa số bệnh nhân, chủ yếu là khi ngủ chuyển động mắt nhanh (REM).

Điều gì gây ra hội chứng Tourette?

Cho đến hiện tại, người ta vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân của Tourette. Nhưng những nghiên cứu hiện tại đã chỉ ra những bất thường ở một số vùng não. Những vùng này chịu trách nhiệm điều khiển vận động của con người. Và người ta thấy biểu hiện của Tourette phức tạp, vậy có thể là nguyên nhân gây ra nó cũng phức tạp như thế.

Diễn tiến của hội chứng Tourette

Hội chứng Tourette khởi phát từ lúc nhỏ. Tuổi khởi phát trung bình là khoảng 6 tuổi , và rối loạn biểu hiện đầy đủ ở tuổi 11 là  96% bệnh nhân. Mức độ nghiêm trọng của Tics thường đạt đến đỉnh điểm trong độ tuổi từ 10 đến 12 tuổi, sau đó là sự cải thiện phần lớn trong độ tuổi thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành. Ước chừng một phần ba số Tics biến mất hoàn toàn, một phần ba cải thiện và một phần ba tiếp tục mà không giảm

Mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau, tần suất, vị trí và mức độ nghiêm trọng. Các triệu chứng đầu tiên thường xảy ra ở vùng đầu và cổ và có thể tiến triển đến các cơ của thân và tứ chi.

Tic vận động thường có trước tic tạo âm. Tic đơn giản có trước tic phức tạp.

Nói chung rối loạn này có thể kéo dài, nhưng người bệnh vẫn có một tuổi thọ bình thường. Trí thông minh không bị ảnh hưởng.

Dù vậy, người bệnh có thể đồng mắc các rối loạn tâm thần khác. Những rối loạn này có thể kéo dài và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày.

Chẩn đoán hội chứng Tourette như thế nào?

Hội chứng Tourette là một chẩn đoán lâm sàng, tức là dựa vào triệu chứng mà chẩn đoán. Người bệnh PHẢI có ĐỦ các tiêu chuẩn sau:

  • Nhiều tic vận động VÀ một/nhiều tic tạo âm, trong suốt thời gian bệnh. Các tic này có thể không xuất hiện đồng thời
  • Các triệu chứng trên kéo dài hơn một năm kể từ lúc khởi phát.
  • Khởi phát trước 18 tuổi
  • Phải loại trừ nguyên nhân do dùng chất như cocaine hoặc các bệnh lý y khoa như viêm não sau virus.

Không có xét nghiệm máu hoặc hình ảnh cần thiết để chẩn đoán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hoặc để loại trừ các bệnh lý khác hoặc trong các nghiên cứu. Hình ảnh học như MRI, CT, điện não đồ hoặc một số xét nghiệm máu có thể thực hiện.

Hội chứng Tourette có cần điều trị không?

Phần lớn trẻ mắc tic vận động đơn giản nhất thời không cần phải điều trị. Quyết định bắt đầu điều trị dựa vào mức độ trầm trọng của triệu chứng tic như biểu hiện tic ít nhất từ mức độ trung bình trở lên và tic gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, sự tự tin, các mối quan hệ cá nhân với các thành viên trong gia đình, bạn bè và các thầy cô giáo) và khả năng thực hiện các nhiệm vụ của trẻ ở trường học.

Nhiều trường hợp mắc hội chứng Tourette gây ảnh hưởng nhiều đến các thành viên trong gia đình hơn là ảnh hưởng đến cá nhân người bệnh cũng có thể điều trị thành công với các phương pháp khác nhau mà không nhất thiết sử dụng thuốc. Thêm vào đó, vì triệu chứng tic thay đổi lúc giảm đi, lúc tăng lên, nên tốt nhất là bắt đầu quá trình điều trị bằng liệu pháp tâm lý giáo dục và thích ứng cuộc sống trước khi quyết định sử dụng thuốc.

Với những trường hợp mắc bệnh phối hợp với tăng động giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, trầm cảm, lo âu…nên chọn lựa đầu tiên là điều trị các rối loạn phối hợp, bởi vì sau khi điều trị các rối loạn này biểu hiện tic có thể thuyên giảm.

Các phương pháp điều trị Hội chứng Tourette

Hiện tại không có cách chữa trị đặc hiệu cho hội chứng Tourette. Điều trị nhằm mục đích kiểm soát cơn đau hoặc giảm các triệu chứng

Can thiệp giáo dục

Đối với tic nhất thời và hội chứng Tourette đơn thuần ảnh hưởng mức nhẹ, nhiều bệnh nhân chỉ cần đánh giá, giải thích về bệnh và thực hiện liệu pháp tâm lý giáo dục phối hợp hỗ trợ ở trường học.

Các chương trình giáo dục cho gia đình, giáo viên, bạn bè nhằm nâng cao sự hiểu biết về bệnh và chấp nhận người bệnh, có thể mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với tất cả các giai đoạn của bệnh. Sự kết hợp tích cực với nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, cho phép những hành vi cố gắng hạn chế sự khởi phát tic và chấp nhận hành vi tic.

Chế độ ăn và lối sống

Các stress cấp và mạn tính đều có thể làm tăng tic, bởi vậy cần giáo dục về vai trò quan trọng của stress với tic. Các liệu pháp tâm lý có thể cải thiện về đánh giá bản thân, kỹ năng ứng phó, căng thẳng trong gia đình và sự thích ứng ở trường học, nhưng không có hiệu quả rõ ràng trực tiếp đến các hành vi tic ở mức độ trầm trọng.

Không có chế độ ăn đặc biệt nào có hiệu quả cho tic, nhưng một chế độ ăn cân đối, nâng cao sức khỏe có thể góp phần tạo sự thoải mái và giảm được stress. Các chất kích thích như Caffeine nên được hạn chế tối đa vì có thể làm tăng tic ở một số trẻ.

Tác động của tập thể dục đến các triệu chứng Tic cũng chưa được nghiên cứu có hệ thống, mặc dù các chương trình thể dục đều đặn hàng ngày có thể có hiệu quả như một biện pháp để đối phó với stress, giúp trẻ bị tic có cảm giác chủ động, nhanh nhẹn góp phần tạo nên sự thoải mái, khỏe mạnh.

Liệu pháp hành vi

điều trị hội chứng tourette

  • Liệu pháp đảo ngược hành vi. Trong liệu pháp này, trẻ được dạy khi có cảm giác thôi thúc báo hiệu tic sắp xảy ra, bé sẽ thực hiện một hành vi. Hành vi này là để thay thế hoặc làm giảm sự chú ý từ đó giảm sự thôi thúc thực hiện tic.
  • Tiếp xúc và dự phòng đáp ứng: dựa trên nguyên tắc: cảm giác thúc giục báo hiệu tic sắp xảy ra. Khi tic xảy ra, sự thôi thúc đó giảm. Như vậy, giữa cảm giác thôi thúc và tic có mối liên hệ với nhau. Và càng củng cố khi sự kiện này xảy ra càng nhiều.
    Do đó liệu pháp dùng để ức chế tic trong một khoảng thời gian để bẻ gãy mối liên hệ này. Như vậy, nếu người bệnh từ chối không để tic xảy ra đủ lâu, sự thôi thúc này có thể được dung nạp, làm giảm nhu cầu tic.

Thuốc

  • Thuốc ngăn chặn hoặc làm giảm triệu chứng Tics: Fluphenazine, haloperidol, risperidone và pimozide
  • Thuốc tiêm Botulinum (Botox) tiêm vào cơ bị ảnh hưởng có thể giúp làm giảm cơn giật do làm liệt cơ tạm thời
  • Thuốc điều trị ADHD: Các chất kích thích như methylphenidate và thuốc có chứa dextroamphetamine có thể giúp tăng sự chú ý và tập trung. Tuy nhiên các loại thuốc điều trị ADHD có thể làm trầm trọng thêm chứng Tics.
  • Thuốc chống trầm cảm: Fluoxetine  có thể giúp kiểm soát các triệu chứng OCD.

Các biến chứng của hội chứng Tourette

Hội chứng Tourette không ảnh hưởng đến trí thông minh của người mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu cùng mắc phải các tình trạng như ADHD, OCD hay ASD thì trẻ có thể gặp khó khăn trong việc học.

Một đứa trẻ có hay không có những tình trạng này đi kèm cũng có thể bị bắt nạt tại trường, từ đó có thể khiến việc đi học khó khăn hơn cả về mặt xã hội và học tập.

Trường học có thể giúp ích bằng cách giáo dục học sinh về tình trạng này, từ đó chúng có thể hiểu hơn về bạn học mắc hội chứng Tourette.

Hạch nền cũng liên quan đến thói quen học tập, vì vậy những người mắc hội chứng Tourette có thể gặp khó khăn khi học bằng thói quen. Điều này có thể ảnh hưởng đến các kĩ năng như viết, đọc hoặc đại số.

Một đứa trẻ mắc hội chứng Tourette có thể cần trợ giúp thêm trong việc học

Hội chứng Tourette có di truyền không?

Từ các nghiên cứu sinh đôi và gia đình cho thấy hội chứng Tourette là một rối loạn di truyền. Có thể có nhiều gen (vật liệu di truyền) tác động đến hội chứng. Và yếu tố môi trường có thể cũng có vai trò gây ra bệnh này.

Điều quan trọng là các gia đình phải hiểu rằng khuynh hướng di truyền có thể không nhất thiết dẫn đến đứa con nào của họ cũng bị hội chứng Tourette. Bạn nên được tư vấn di truyền để biết nguy cơ cho các thế hệ sau.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC