Hội chứng ngưng thở khi ngủ-nguyên nhân và cách điều trị

ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý đường hô hấp gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Làm cho cơ thể chúng ta đi ngủ nhưng thực chất lại không được nghỉ ngơi do tình trạng thiếu hụt oxy. Hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đột quỵ…

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh khi đang ngủ có những cơn ngưng thở hoàn toàn, tình trạng này có thể kéo dài khoảng 10s hoặc hơn và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm, dẫn đến việc cơ thể thiếu oxy và gây mệt mỏi.. Thực tế bản thân người bệnh rất khó biết được mình mắc hội chứng này bởi nó chỉ xảy ra khi ngủ. Những người xung quanh nếu không chú ý cũng không thể phát hiện bệnh

Hội chứng ngưng thở khi ngủ gồm 3 thể bệnh khác nhau bao gồm:

  • Ngưng thở tắc nghẽn: Xảy ra do tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp trên trong khi ngủ. Đây là loại ngưng thở khi ngủ phổ biến nhất.

  • Ngưng thở trung ương: Loại rối loạn này xảy ra khi não của bạn không thể truyền tín hiệu đến các cơ điều khiển nhịp thở của bạn. Điều này có thể khiến bạn thức giấc với tình trạng khó thở, gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ sâu.

  • Ngưng thở hỗn hợp: Người bệnh bị cả chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và chứng ngưng thở khi ngủ trung ương

Trong đó, ngưng thở tắc nghẽn là thể bệnh thường gặp nhất phổ biến hơn ở nam giới. Tuy nhiên chỉ có khoảng 10% người bệnh đi khám và biết về tình trạng bệnh của bản thân để điều trị. Còn lại sống chung với căn bệnh này cho đến khi biến chứng không may xảy ra

Chứng ngưng thở tắc nghẽn là các cơn tắc nghẽn đường hô hấp trên toàn phần hoặc một phần khi ngủ, lặp đi lặp lại. Trong khi ngủ, phần cơ họng được nghỉ ngơi, lưỡi và các mô mềm ở hầu họng giãn ra và gây nghẽn đường thở một phần hoặc hoàn toàn.

ngưng thở khi ngủ

Khi ngưng thở, không khí qua vùng nghẽn bị hạn chế, làm giảm nồng độ oxy trong máu. Sự thiếu hụt oxy phát ra tín hiệu đánh thức một phần não để chỉ huy cơ thể thở. Vì cơ hoành và cơ ngực cần phải làm việc nhiều hơn để ép không khí qua vùng hẹp, hơi thở thường là thở gấp, khịt mũi hoặc ngáy.

Một khi hơi thở trở về bình thường thì não quay lại trạng thái ngủ và quy trình này lại bắt đầu. Cứ như vậy quy trình này có thể xảy ra vài lần hoặc hàng trăm lần trong một đêm tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh

Những biểu hiện của triệu chứng ngưng thở khi ngủ

Việc ngưng thở xảy ra khi bạn đang ngủ nên đương nhiên không thể chủ động phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, mà là do người thân phát hiện. Ngoài ra cũng có nhiều triệu chứng xuất hiện vào ban ngày, nhưng hầu hết đều bị bỏ qua vì dễ bị nhầm lẫn với mệt mỏi thông thường.

  • Ngủ ngáylà dấu hiệu phổ biến nhất. Bệnh nhân có những cơn ngưng thở về đêm, thở phì phò, hổn hển và cuối kỳ ngưng thở. Ngáy to nhất khi nằm ngửa, giảm khi nằm nghiêng.
  • Mệt mỏi cả ngày: người bị ngưng thở khi ngủ thường mệt mỏi, khó tập trung trong công việc, suy giảm trí nhớ, thay đổi tính tình, dễ cáu gắt.
  • Buồn ngủ vào ban ngày: bệnh nhân có thể ngủ trong khi đang làm việc, thậm chí khi đang lái xe.
  • Đau đầu khi thức dậynguyên nhân do thay đổi nồng độ oxy não trong đêm

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?

Sau một thời gian xảy ra hiện tượng ngưng thở khi ngủ, sức khỏe của người bệnh sẽ mau chóng suy giảm. Việc này gây ảnh hưởng đến công việc và học tập của người bệnh, thậm chí gây nguy hiểm cho người khác nếu người bệnh mất tập trung khi tham gia giao thông. Ngoài ra hội chứng cũng gây ra các bệnh nghiêm trọng sau:

  • Bệnh về tim mạch

Ngưng thở khi ngủ kéo dài dẫn đến việc thiếu oxy trong máu, có nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch như suy tim, tim đập không đều,… Ngoài ra còn khiến nguy cơ đau tim của người bệnh xảy ra nhanh hơn.

  • Đột quỵ

Việc ngưng thở khi ngủ xảy ra thường xuyên ảnh hưởng xấu đến não bộ, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra đột quỵ trong khi ngủ. Việc đột quỵ có thể dẫn đến nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, thậm chí có thể tử vong.

Chính vì vậy, tình trạng ngưng thở khi ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nguy cơ gây đột tử.

  • Tiểu đường

Sau thời gian theo dõi những người bệnh tiểu đường. Dựa vào kết quả nghiên cứu, các y bác sĩ đã đưa ra những minh chứng rằng căn bệnh này và chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan tới nhau. Tỷ lệ người bệnh tiểu đường bị rối loạn giấc ngủ là rất cao, đặc biệt là bệnh nhân tuýp 2.

  • Rối loạn tình dục

Theo nghiên cứu khoa học, hội chứng ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân dẫn tới việc rối loạn chức năng tình dục ở cả nam giới và nữ giới. Người bệnh có giấc ngủ không chất lượng lâu ngày sẽ bị suy giảm khả năng và cảm xúc trong chuyện giường chiếu.

Nguyên nhân có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:

  • Hậu họng bị tắc nghẽn do hàm dưới ngắn hoặc cụt.
  • Thành bên họng dày.
  • Phì đại VA, Amydal hoặc lưỡi.
  • Vùng mỡ dưới hầu họng dày.
  • Người có các vấn đề về xoang.
  • Người béo phì.
  • Ngưng thở do hệ thần kinh điều khiển chức năng hô hấp có vấn đề.

Những ai có nguy cơ cao mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ?

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA): là một trong những rối loạn thường gặp nhất, chiếm:

  • 14% nam
  • 5% nữ
  • 3% trẻ em trước tuổi dậy thì.

Việt Nam: 8.5% dân số chung, tăng đáng kể cùng với bệnh béo phì

Ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở tuổi trung niên, tăng dần theo tuổi, nam nhiều hơn nữ. Những người có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ nếu có:

  • Béo phì (nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ gấp 3 lần người bình thường)
  • Bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên (phì đại amidan, hàm nhỏ, hàm ra sau, lưỡi quá to, tắc mũi…)
  • Nghiện rượu, sử dụng thuốc an thần, chất gây nghiện
  • Trong gia đình có người bị ngưng thở khi ngủ
  • Đang mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, nhược giáp, suy tim, bệnh mạch máu não…

Chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào?

Nếu nghi ngờ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, bạn nên đi khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Hô hấp. Bác sĩ điều trị có thể tiến hành thăm dò sâu hơn về giấc ngủ để chẩn đoán, được gọi là: đo đa ký giấc ngủ. Thử nghiệm này sẽ xác nhận có bị hội chứng ngưng thở khi ngủ hay không và bạn đang bị loại nào.

Bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm các thử nghiệm khác để tìm xem bạn có đang bị bệnh lý nào khác mà mình không biết như suy tim, bệnh hô hấp mãn tính, bệnh về thần kinh hoặc bệnh về hooc môn.

  • Khám lâm sàng Hô hấp
  • Khám lâm sàng Tai Mũi Họng
  • Điện tim thường
  • Ghi đa ký giấc ngủ , tiến hành bởi một chuyên gia về giấc ngủ ở nhà hay bệnh viện, cho phép xác định chỉ số ngừng thở thở yếu (IAH)
    Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ngưng thở khi ngủ. Máy ghi lại được tất cả những thay đổi sinh lý xảy ra trong giấc ngủ

Đo đa ký được thực hiện trong suốt giấc ngủ của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được gắn những bộ phận nhận cảm lên một số vị trí trên người như đầu, mặt, ngực, chân, đầu ngón tay để ghi nhận một số kết quả của người bệnh trong suốt giấc ngủ.

Máy đa ký giấc ngủ sẽ ghi điện não, điện tim, điện cơ mắt, điện cơ cằm, điện cơ chân, độ bão hoà oxy trong máu, thông khí hô hấp, chuyển động cơ hô hấp, tiếng ngáy của bệnh nhân. Đo đa ký giấc ngủ hoàn toàn không gây đau đớn

Điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào ?

Có nhiều phương pháp điều trị. Bên cạnh các phương pháp điều trị này, một số thay đổi hành vi cũng sẽ giúp cải thiện hội chứng ngưng thở khi ngủ :

  • Tư thế nằm nghiêng khi ngủ : Bạn nên nằm ngủ nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa. Nằm ngửa là tư thế đặc biệt không tốt đối với người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ vì tư thế đó làm bệnh ngáy và ngưng thở khi ngủ trở nên trầm trọng hơn, vì nằm ngửa làm hàm khép lại, lưỡi khép lại và chặn đứng đường thở;
  • Giảm cân;
  • Không uống rượu;
  • Tránh sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống động kinh…vào ban đêm;
  • Tránh uống các chất kích thích (cafe) vào ban đêm.

Chọn lựa phương pháp nào cho phù hợp với người bệnh sẽ tùy thuộc mức độ nặng của bệnh, các bất thường về đường hô hấp trên, các bệnh lý đi kèm… Bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh và cho biết phương pháp nào là tốt: dùng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP); dùng dụng cụ gắn vào trong miệng trong khi ngủ; phẫu thuật…

Máy thở áp lực dương CPAP

ngưng thở khi ngủ

  • Máy thở CPAP tạo ra dòng khí áp lực dương, liên tục thổi vào đường hô hấp. Áp lực khí giúp nâng đỡ cơ vùng hầu họng, không cho cơ xẹp xuống. Do đó, đường thở luôn được mở thông suốt.
  • Triệu chứng ngưng thở tắc nghẽn chỉ xảy ra khi đang ngủ, do đó chỉ sử dụng máy mỗi khi đi ngủ. Việc sử dụng máy trong suốt thời gian ngủ và thường xuyên mỗi đêm sẽ cho kết quả tốt.

Theo khuyến cáo của Hội y học giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM), để đạt kết quả điều trị tốt, mỗi đêm nên sử dụng máy tối thiểu 4 giờ và mỗi tháng có tối thiểu 70% số ngày sử dụng.

  • Hiệu quả điều trị bằng máy thở CPAP sẽ thấy rõ sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, việc điều trị là lâu dài và liên tục, nên người sử dụng cần kiên trì tuân thủ.

Thiết bị nha khoa: dụng cụ nâng hàm

  • Sử dụng thiết bị trong miệng là biện pháp điều trị hiệu quả ở các trường hợp bệnh nhân có hàm dưới nhỏ và đưa ra sau. Phương pháp được lựa chọn điều trị ở các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ và vừa.
  • Tác dụng: giữ hàm dưới và lưỡi ra phía trước, giữ vòm hầu lên trên như vậy sẽ ngăn sự đóng lại của đường thở. Nha sĩ sẽ đo kích thước miệng của bạn và tạo ra thiết bị phù hợp với bạn

Phẫu thuật tai mũi họng

Phẫu thuật đôi khi có thể là một cách hiệu quả điều trị ngưng thở khi ngủ – đặc biệt là nếu ngưng thở của bạn gây ra do cấu trúc của đường hô hấp của bạn.

Các phương pháp phẫu thuật:

  • Phẫu thuật mũi: tái tạo vách mũi, giải phẫu xoang;
  • Cắt amidan: khi có amidan phì đại;
  • Phẫu thuật chỉnh sửa lưỡi gà, vòm hầu, họng, lưỡi;
  • Phẫu thuật làm nhô ra trước xương hàm dưới và cơ cằm lưỡi;
  • Phẫu thuật treo xương móng

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi để đánh giá khả năng đáp ứng phương pháp điều trị. Ngoài điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ, cần điều trị và kiểm soát cả nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ gây bệnh như: mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, huyết áp,…

Những biện pháp phòng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ

Mặc dù hội chứng ngưng thở khi ngủ là một căn bệnh nguy hiểm nhưng triệu chứng lại không rõ ràng, chỉ có thể phát hiện nhờ người nhà hoặc thăm khám. Vậy chúng ta có thể phòng tránh bệnh một cách chủ động bằng các phương pháp sau:

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc an thần,….

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

  • Sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị căng thẳng, stress,…

  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và ngăn ngừa bệnh kịp thời.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC