Chảy máu chân răng và 20 nguyên nhân thường gặp

chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu từ nướu, hốc răng. Chảy máu chân răng thông thường là một triệu chứng ở nướu có thể do chấn thương hoặc bệnh ở nướu gây ra. Nướu khỏe mạnh thường hồng hào, săn chắc, không dễ bị chảy máu ngay cả khi bạn lỡ tay đánh răng và nướu hơi mạnh so với bình thường.

Vây nên khi nướu bị chảy máu tự nhiên hoặc với lực tác động rất nhẹ như: chảy máu chân răng khi đánh răng bằng bàn chải mềm, dùng chỉ nha khoa đúng cách thì chắc chắn đó là một biểu hiện bệnh ở nướu, hoặc xa hơn là bệnh của mô quanh răng (bệnh nha chu).

Đôi khi, đây cũng là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch,….

Những nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể khiến bạn bị chảy máu chân răng:

Viêm nướu

Tác dụng của nướu(lợi) chính là giữ chắc và bảo vệ răng. Trong trường hợp bạn vệ sinh răng sai cách hoặc không giữ gìn vệ sinh răng miệng mỗi ngày thì những mảng bám sẽ xuất hiện và làm tăng nguy cơ viêm nướu. Triệu chứng thường gặp nhất của viêm nướu là chảy máu chân răng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như hôi miệng, sưng và đỏ nướu.

Viêm nha chu

Viêm nướu không được can thiệp và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến viêm nha chu. Nha chu là bộ phận có tác dụng chống đỡ răng. Do đó, nếu bộ phận này bị viêm, bị tổn thương thì răng sẽ dễ bị lung lay, đồng thời kèm theo tình trạng chảy máu chân răng. Nguy hiểm hơn là người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng mất răng nếu không được điều trị sớm.

Áp xe chân răng

Viêm hốc răng không điều trị, răng vỡ hoặc thủng tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào chân răng, gây ra ổ mủ áp xe. Triệu chứng điển hình của áp xe chân răng cũng là chảy máu chân răng. Khi người bệnh đau nhức răng lợi liên tục, sốt toàn thân và sưng vùng mặt, đó có thể là biểu hiện nặng của áp xe chân răng.

Ung thư khoang miệng

Ung thư khoang miệng là một bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc khoang miệng. Biểu hiện sớm của ung thư khoang miệng khá giống với các bệnh về lợi, khiến nhiều người chủ quan như: chảy máu chân răng, lở miệng, hôi miệng, ăn uống khó khăn, nướu răng bị sưng, khoang miệng nổi hạch,…

Những khối u ác tính do ung thư khoang miệng phát triển, gây chèn ép các cơ quan lân cận, xâm lấn mô nướu, niêm mạc miệng, ảnh hưởng đến mạch máu nướu và gây chảy máu chân răng.

Chảy máu nướu răng không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư khoang miệng. Khi bị chảy máu nướu răng bất thường hoặc quá nhiều, bạn cần đến nha sĩ để kiểm tra và điều trị đúng mức.

Các tác động mạnh gây tổn thương răng

Việc chải răng quá mạnh, dùng bàn chải quá cứng hoặc các va đập bên ngoài sẽ khiến nướu bị tổn thương, gây chảy máu.

Do phẫu thuật nha khoa

Một vết cắt trong mô nướu khi phẫu thuật nha khoa có thể dẫn đến chảy máu. Cần có thời gian để vị trí phẫu thuật phục hồi, tình trạng chảy máu nướu răng cũng dần dần giảm và khỏi hẳn khi vết thương lành. Bạn có thể gặp tình trạng này sau khi nhổ răng, phẫu thuật cấy ghép nha khoa, lấy tủy răng,….

Tình trạng răng mọc bị lệch

Tình trạng răng mọc lệch, không đúng vị trí, khớp cắn sai cũng gây ra tình trạng viêm nướu. Điều này được lý giải là vì răng mọc lệch có thể dẫn đến sự khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng của bạn, dễ tích tụ mảng bám và gây viêm. Do đó, bạn có thể cần đến các biện pháp chỉnh nha để cải thiện tình hình.

Chảy máu chân răng do bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường khiến hàm lượng đường trong nước bọt quanh răng và dưới nướu tăng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng có hại và mảng bám phát triển. Mảng bám gây kích ứng nướu và dẫn đến bệnh nướu răng, sâu răng và mất răng.

Bệnh nướu răng làm nướu có màu đỏ, sưng lên và chảy máu. Lượng đường trong máu cao làm các bệnh về lợi trở nặng nhanh hơn. Nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bạn sẽ ít gặp vấn đề này.

Các nghiên cứu cho thấy người kiểm soát tốt bệnh tiểu đường ít có khả năng mắc bệnh nướu răng hơn những người không kiểm soát tốt bệnh. Họ cũng có xu hướng ít mất răng hơn do bệnh nha chu.

Thuốc làm chảy máu chân răng

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cho biết nguyên nhân có thể gây chảy máu nướu có thể là thuốc làm loãng máu. Thuốc làm loãng máu làm giảm khả năng đông máu, do vậy có thể dẫn đến việc bạn bị chảy máu dễ dàng hơn.

Một số loại thuốc chữa bệnh khác thì có thể khiến bạn bị khô miệng. Điều này làm ảnh hưởng đến lượng nước bọt tiết ra trong miệng để trung hòa các axit béo, tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.

Do vậy, bạn cần nói rõ với nha sĩ về tình trạng sử dụng các loại thuốc mỗi khi ghé phòng khám nha khoa để có hướng điều trị phù hợp.

Do nội tiết tố

Ở phụ nữ, thường xuất hiện các vấn đề về nướu trong tuổi dậy thì, kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh. Sự gia tăng nội tiết tố trong tuổi dậy thì có thể làm tăng lưu lượng máu đến nướu, khiến chúng đỏ, sưng và nhạy cảm. Đối với phụ nữ bị viêm nướu do kinh nguyệt, nướu trở nên đỏ, sưng tấy và dễ bị chảy máu ngay trước mỗi kỳ kinh nguyệt.

Viêm nướu khi mang thai thường bắt đầu vào tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ và kéo dài đến tháng thứ 8 khiến nướu bị đau, sưng và chảy máu. Sử dụng thuốc ngừa thai đường uống có thể gây ra các vấn đề về nướu tương tự. Dù không phổ biến nhưng một số phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh có thể bị khô nướu, đau và chảy máu.

Thiếu Vitamin C, Vitamin K

Vitamin C giúp phát triển và tái tạo mô, có chức năng chữa lành vết thương và củng cố xương, răng của bạn. Nếu cơ thể bạn thiếu Vitamin C sẽ diễn ra tình trạng sưng và chảy máu nướu.

Trong khi đó Vitamin K giúp máu của bạn đông lại khi chảy ra ngoài. Nếu cơ thể không cung cấp đủ Vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc cơ thể không hấp thụ được thì sẽ xảy ra tình trạng chảy máu.

Sốt xuất huyết gây chảy máu răng

Các dấu hiệu cảnh báo về bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng, trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, có thể phát triển nhanh chóng bao gồm: đau bụng dữ dội, nôn mửa dai dẳng, chảy máu chân răng hoặc mũi,… Các dấu hiệu này thường bắt đầu vào 1 hoặc 2 ngày đầu sau khi phát sốt.

 Chảy máu chân răng do ung thư máu

Chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư máu. Triệu chứng rõ ràng này cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác ảnh hưởng đến miệng như: bầm tím nướu và lưỡi, tổn thương hoặc vết loét trong khoang miệng, sưng nướu

Giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu tự phát là một rối loạn máu, đặc trưng bởi sự giảm bất thường số lượng tiểu cầu trong máu. Giảm tiểu cầu có thể dẫn đến dễ bị bầm tím, chảy máu nướu và chảy máu trong.

Do hóa trị ung thư

Hóa trị ung thư có một số tác dụng phụ khó chịu cho răng miệng như nướu bị đau, sưng và chảy máu. Nhiều người đang điều trị ung thư phải đối mặt với chứng viêm miệng, gây ra các vết lở miệng và vết loét đau đớn trên nướu.

Bệnh Hemophilia hoặc von Willebrand

Chảy máu chân răng, chảy máu do một vết cắt hoặc vết xước nhỏ,…. thường là dấu hiệu của các bệnh rối loạn chảy máu Hemophilia hoặc von Willebrand. Khi bị các bệnh này, máu của bạn không thể đông lại như bình thường nên có thể tăng khả năng chảy máu nướu.

Hút thuốc lá quá nhiều

Bị chảy máu chân răng có thể do thuốc lá. Những người thường xuyên hút thuốc thường có nhiều cao răng hơn những người không hút thuốc. Các hóa chất độc hại trong thuốc lá bên cạnh gây mùi khó chịu còn tạo yếu tố thuận lợi để phát triển bệnh nha chu do làm giảm lượng máu đến nuôi các mô xung quanh răng, trong đó có nướu.

Vệ sinh răng miệng kém

Đôi khi chính việc lơ là chăm sóc răng miệng có thể dẫn đến việc bị chảy máu chân răng. Bạn có thể vội vã khi đánh răng và đánh không đủ lâu cũng như bỏ qua việc đánh răng buổi tối.

Ngoài ra, thói quen không dùng chỉ nha khoa có thể khiến bạn khó lấy đi nhiều mảng bám có thể dẫn đến sưng và viêm nướu. Có nghiên cứu cho thấy rằng nướu khỏe mạnh có thể trở thành nướu bị bệnh chỉ sau một ngày mà bạn không lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách

Bàn chải đánh răng thô cứng

Nhiều người đánh răng bị chảy máu chân răng là do bàn chải đánh răng. Nếu bạn đang sử dụng bàn chải đánh răng thô cứng thì bạn nên đổi loại bàn chải tốt hơn để tránh đánh răng bị chảy máu chân răng. Ưu tiên chọn mua và dùng loại bàn chải có đầu lông mềm, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu khi đánh răng.

Bạn cũng lưu ý rằng nếu đánh răng mạnh quá cũng sẽ dễ gây tổn thương đến nướu và tự làm chảy máu chân răng, vậy nên cần thay đổi thói quen không tốt này.

đánh răng quá mạnh cũng có thể gây chảy máu chân răng

Dùng chỉ nha khoa không đúng cách

Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để giúp loại bỏ mảng bám ở những nơi mà bàn chải đánh răng không thể với tới. Nhưng khi dùng chỉ nha khoa chưa đúng kỹ thuật  cũng gây sưng hoặc chảy máu chân răng . Thao tác nhẹ nhàng khi dùng chỉ nha khoa, thay vì buộc chỉ giữa các răng, hãy cẩn thận trượt nó lên và xuống theo đường cong của từng chiếc răng

Chảy máu chân răng thì nên làm gì?

Cầm máu

Bạn có thể dùng một miếng gạc sạch, ẩm và áp vào vùng bị ảnh hưởng. Ấn nhẹ miếng gạc tại chỗ cho đến khi máu ngừng chảy. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc mắc các tình trạng y tế khác có thể mất nhiều thời gian để cầm máu bằng cách này

Chườm một miếng gạc mát, một túi nước đá nhỏ hoặc một viên đá lên vùng nướu bị sưng, chảy máu. Chườm đá đặc biệt hữu ích để làm dịu vết thương nhỏ ở miệng gây sưng tấy như vết cắt và vết trầy xước. Chúng cũng có thể giúp giảm đau và sưng do viêm nướu. Chườm đá trong 10 phút mỗi lần và nghỉ 10 phút. Nếu máu không ngừng chảy, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Đến cơ sở y tế khám

chảy máu chân răng nên đi khám

Khi bị chảy máu chân răng người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt khám và kiểm tra, xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Nếu bị chảy máu chân răng là do các vấn đề về răng miệng thì người bệnh cần phối hợp và tuân theo điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng cách:

  • Chải răng 2 ngày/lần (sáng lúc thức dậy và tối trước khi đi ngủ) và sau mỗi bữa ăn (sau khi ăn 10 phút).
  • Chải răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải mềm để vệ sinh răng miệng.
  • Không hút thuốc lá
  •  Ăn uống đầy đủ  để bổ sung các loại vitamin cho cơ thể, như vitamin C để đẩy nhanh quá trình lành viết thương, vitamin K để hạn chế việc chảy, đặc biệt là vitamin C và K để phòng chảy máu chân răng. Nên ăn các loại quả như cam, chanh, bưởi… để bổ sung C và các loại thực phẩm như củ cải, chuối có nhiều vitamin K. Ăn nhiều chất xơ và rau xanh hàng cũng giúp loại bỏ mảng bám trên răng.
  • Khám răng định kỳ, lấy vôi răng 6 tháng/lần để tránh mảng bám, cao răng hình thành gây viêm nướu và các bệnh về răng miệng.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC