Người bị viêm gan B nên ăn gì và 8 loại thực phẩm nên hạn chế

Bị viêm gan B nên ăn gì

Tổng quan về viêm gan B mạn tính và nguyên tác dinh dưỡng cho người bị viêm gan B

Bệnh viêm gan B có hai giai đoạn là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính.

Giai đoạn nhiễm virus viêm gan B cấp tính là giai đoạn 6 tháng đầu tính từ khi virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể. Khoảng 80 – 90% trường hợp nhiễm virus viêm gan B cấp tính ở người trưởng thành có thể tự khỏi. Khoảng 10 – 20% chuyển sang giai đoạn nhiễm virus viêm gan B mạn tính. Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm virus viêm gan B từ mẹ chuyển thành viêm gan B mạn tính chiếm tỷ lệ 80 – 90% .

Giai đoạn nhiễm virus viêm gan B mạn tính thường không có triệu chứng hoặc nếu có triệu chứng rất mơ hồ. Người bệnh có thể có triệu chứng mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, có thể sốt nhẹ. Triệu chứng rõ ràng khi bệnh nhân có viêm gan cấp. Khi đó triệu chứng mệt mỏi, ăn kém, đầy bụng khó tiêu, đau tức hạ sườn phải rõ ràng hơn. Người bệnh có thể có triệu chứng vàng mắt vàng da, tiểu sẫm màu

Hiện nay chưa có biện pháp để loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B ra khỏi cơ thể mà chỉ có thể điều trị để ngăn chặn virut nhân lên, giảm nồng độ virut trong máu cùng tổn thương tế bào gan và hạ men gan. Bên cạnh đó là ngăn chặn những biến chứng xơ gan, suy gan, ung thư gan. Để kết quả điều trị cao nhất thì bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, có chế độ sinh hoạt hợp lý và quan trọng nhất là cần có chế độ ăn uống khoa học.

Nguyên tắc dinh dưỡng  cho người bị viêm gan B ở giai đoạn cấp bao gồm: năng lượng là 25Kcal/kg cân nặng, protid 0,4-0,6 gam/kg cân nặng/ngày, lipid từ 10-15% tổng số năng lượng, ăn từ 6-8 bữa/ngày.

Cơ cấu khẩu phần/ ngày nên như sau: Năng lượng cần 1.300-1.400 Kcal/ngày, lượng protid từ 20-30 gam, lipid từ 15-20 gam, glucid 250-280 gam, nước từ 2-2,5 lít.

Thời kì viêm gan B mạn tính có thể kéo dài rất lâu và tình trạng bệnh nhân lúc này là yếu gan. Nên họ sẽ không chịu được những bữa ăn có quá nhiều chất béo, nhiều loại thực phẩm hay những thay đổi đột ngột về khí hậu, môi trường sống.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị viêm gan B ở giai đoạn mãn tính sẽ cao hơn: năng lượng là 35Kcal/kg cân nặng/ngày, protid 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày, lipid từ 15-20% tổng số năng lượng, ăn từ 3-4 bữa/ngày.

Về cơ cấu khẩu phần/ ngày: năng lượng cần từ 1.800-2.000 Kcal/ngày, lượng protid từ 50-75 gam, lipid từ 30-40 gam, glucid 310-340 gam, nước từ 1,5-2,0 lít.

Người bị viêm gan B thì nên hạn chế ăn những loại thực phẩm sau

Nội tạng động vật

Việc được thưởng thức các món ăn chế biến từ nội tạng động vật như tim, gan, lòng, bao tử… là sở thích của không ít người. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đây là những món chứa lượng lớn cholesterol, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan khi bị viêm gan B, như:
  • Cản trở bài tiết mật
  • Tác động tiêu cực đến quá trình lọc thải độc tố
  • Quá trình chuyển hóa chất béo diễn ra không hoàn toàn

Thực phẩm quá nhiều đạm như thịt dê, ba ba

Những thực phẩm này tuy rất giàu đạm và các vitamin cần thiết cho cơ thể, nhưng ngoài protein, thịt dê còn chứa một lượng lớn lipid. Điều này sẽ tạo thành “gánh nặng” cho gan, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình trao đổi chất cũng như lọc thải độc tố của cơ thể.

Tôm 

Một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng khác không dành cho người đang bị viêm gan B là tôm. Tương tự hai nhóm thức ăn trên, tôm cũng là một nguồn cung cấp giàu đạm và cholesterol, khiến gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa được hết hoạt chất này. Quá trình này làm tăng áp lực, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chức năng của gan.

Măng

Măng có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa tại gan vì chứa nhiều chất cyanide, khi gặp enzyme sẽ chuyển hóa thành HCN – một loại chất cực độc với cơ thể và nhất là gan.

Các món chiên, xào, nhiều dầu mỡ

Người bị viêm gan B nên hạn chế đồ chiên

Lượng chất béo trong các món này rất dồi dào gây ảnh hưởng tới chức năng gan bởi khi gan bị tổn thương sẽ không chuyển hoá tốt chất béo . Vì vậy người bị viêm gan B nên tránh những món này để ngăn ngừa bệnh gan trầm trọng hơn.

Các món cay nóng

Các món cay nóng làm chậm quá trình chữa lành và phục hồi chức năng gan, ảnh hưởng đến quá trình thải độc gan. Một số gia vị cay nóng mà người bị viêm gan B nên tránh như tiêu, ớt, mù tạt, …

Thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp

Thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp không chỉ chứa nhiều chất bảo quản cao mà còn có nhiều gia vị như đường, muối và chất béo. Khi người bị viêm gan B tiêu thụ những thực phẩm này, gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa các chất trong thực phẩm

Rượu bia, đồ uống có cồn

Bia rượu và những thức uống có cồn chứa ethanol đều không được khuyên dùng ở người bị viêm gan B. Khi ethanol đi vào cơ thể sẽ tự động chuyển hóa thành một loại chất có hại cho gan, gây viêm gan và thoái hóa mỡ. Đó cũng là lý do vì sao một người bình thường uống quá nhiều bia rượu dễ gặp các vấn đề sức khỏe về gan. Trong khi, thói quen uống bia rượu ở người bị viêm gan B làm phát sinh thành các bệnh lý nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan

Những loại thực phẩm người bị viêm gan B  nên ăn

Người bị viêm gan B nên ăn

 Người bị viêm gan B nên chọn ăn nhóm protein dễ chuyển hóa

Các thực phẩm nằm trong nhóm protein (đạm) dễ chuyển hóa là loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách người bị viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì để bảo vệ sức khỏe gan tối ưu.

Đây là nhóm thực phẩm có lượng đạm lớn, giúp người bệnh có thể dễ dàng chuyển hóa thức ăn và các dinh dưỡng. Hơn nữa, đạm đóng vai trò quan trọng trong việc giúp gan tái tạo tế bào, hỗ trợ chống ngộ độc.

Một số thực phẩm thuộc nhóm protein dễ chuyển hóa mà bạn có thể tìm gồm:

  • Các loại thịt như cá, bò, heo và gà
  • Đậu hũ
  • Trứng
  • Sữa

Lưu ý người bệnh nên chọn thịt nạc, ít mỡ để giúp gan được hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, chỉ hạn chế cung cấp đạm thông qua thức ăn đối với bệnh nhân viêm gan mạn có bệnh lý não gan

Người bị viêm gan B nên ăn đầy đủ chất đường bột

Khi tế bào gan bị tổn thương, cơ thể sẽ mất một lượng glycogen – dưỡng chất có tác dụng dự trữ năng lượng cho cơ thể. Để bù đắp năng lượng bị thiếu hụt, người bệnh có thể tăng cường hấp thụ chất đường bột từ các loại thực phẩm như: gạo, bánh mì, thực phẩm từ lúa mì, mật ong, trái cây ngọt có chứa hàm lượng đường tự nhiên cao mà không gây hại cho gan.

Lưu ý, bạn nên ưu tiên hấp thụ chất đường bột từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt và rau củ quả. Bởi lẽ, những loại thực phẩm sẽ cung cấp đa dạng các dưỡng chất như tinh bột phức hợp, chất xơ, các vitamin và khoáng chất, giúp bạn no lâu. dễ tiêu, và kiểm soát đường huyết.

 Bên cạnh đó,các loại thực phẩm ngọt khác như nước ngọt công nghiệp, kẹo, bánh, bơ, mứt,… người bệnh viêm gan B mãn tính nên hạn chế.

Nhóm vitamin và khoáng chất

Nhóm vitamin và khoáng chất giúp cơ thể, đặc biệt là gan thải độc. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các vitamin A, B1, B6, B12 cũng như các loại khoáng chất như canxi, kali, sắt trong đa dạng loại trái cây. Đây cũng được biết đến như những thành phần giúp làm tăng quá trình làm lành tổn thương gan, chống oxy hóa và tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Tương tự với các loại rau củ, người bị viêm gan B nên ăn cũng cần có chất xơ trong chế độ dinh dưỡng của mình. Chất xơ trong thức ăn cho người bị viêm gan B không chỉ giúp người bệnh thanh nhiệt cho gan mà còn dễ dàng tiêu hóa, lợi tiểu.

Một số loại rau củ quả mà bạn nên thêm vào thực đơn các món ăn cho người bị viêm gan B:

  • Bắp cải
  • Cà rốt
  • Các loại rau xanh màu sẫm
  • Củ dền
  • Cam, chanh, bưởi, quýt
  • Táo
  • Nho
  • Chuối…

 Người bị viêm gan B cũng nên ăn các loại đậu

Các loại đậu là nguồn protein thực vật dồi dào, giúp thúc đẩy quá trình phục hồi của tế bào gan. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hoá như polyphenols, flavonoids và khoáng chất như selen trong đậu Hà Lan, đậu nành có công dụng tuyệt vời trong việc giảm viêm nhiễm, bảo vệ và hỗ trợ chức năng gan. Vì vậy, bổ sung các loại đầu trong thực đơn cho người viêm gan sẽ giúp chống lại các tác nhân gây tổn thương gan và thúc đẩy khả năng phục hồi của gan.

Một số loại đậu tốt cho người viêm gan B bao gồm: đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan,…

Những lưu trong chế độ ăn uống của người bị viêm gan B

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Ngoài việc tìm hiểu người bị viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì và tuân theo, bạn cũng cần lưu tâm đến việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng gồm đạm, tinh bột, đường, chất béo, vitamin và các khoáng chất khác trong mỗi bữa ăn.
Bất cứ đối tượng nào cũng cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như tiền đề của một nền sức khỏe tốt. Đối với người viêm gan B, vấn đề dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt càng cần được chú ý hơn để người bệnh có thể duy trì sức và cải thiện được chức năng gan.

Nên ăn các món ăn dễ tiêu

Nếu bạn vẫn chưa biết người bị viêm gan B nên ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa, hãy thử trải nghiệm các loại thực phẩm dễ tiêu như canh, cháo, súp, sữa chua. Bởi lẽ, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, khó tiêu) chính là triệu chứng phổ biến nhất ở những người bị viêm gan B.

Lúc này, việc lựa chọn thực phẩm mềm, dễ ăn sẽ giúp người bệnh xoa dịu các triệu chứng hiện có, đồng thời ngăn ngừa mất nước và giảm tải áp lực chuyển hóa, giúp gan mau hồi phục.

Chia nhỏ bữa

Chia nhỏ bữa ăn cũng là một phương pháp mà người bị viêm gan B có thể sử dụng để cải thiện sức khỏe. Khi thực hiện phương pháp này, ngoài việc bạn có thể kiểm soát được lượng calories và dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn một cách hiệu quả hơn, lợi ích bạn có được còn là kiểm soát lượng đường huyết và tăng khả năng trao đổi chất của cơ thể.

Bạn được khuyến khích thực hiện phương pháp chia nhỏ bữa ăn kết hợp với tập luyện và có một chế độ sinh hoạt lành mạnh để đạt được kết quả tốt nhất.

Chọn thực phẩm tươi và sử dụng trong ngày

Rau củ quả, thịt, cá giàu dinh dưỡng nhất khi còn tươi mới. Do đó, bạn nên tìm mua và sử dụng thực phẩm trong ngày để tận dụng hết dưỡng chất trong chúng; đồng thời, không nên tiêu thụ thực phẩm bảo quản lâu ngày để tránh các độc tố có hại.

 Người bị viêm gan B cũng cần chú ý kiểm soát lượng đường

Thực phẩm quá ngọt sẽ khiến đường huyết tăng cao, dẫn tới các biến chứng như bệnh gan nhiễm mỡ, tim mạch và ung thư. Vì vậy, hãy hạn chế tiêu thụ đường từ bánh ngọt, nước giải khát có ga và nước trái cây có đường. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các chất làm ngọt tự nhiên như mật ong, quả chà là hoặc tiêu thụ các loại hoa quả ít đường (dưa hấu, táo, lê, ổi, bơ, dâu tây, bưởi,…).

 Chú ý cách chế biến và sử dụng gia vị

Người bị viêm gan B không cần phải áp lực bản thân vào những chế độ ăn uống hà khắc. Thay vào đó, bạn thay đổi cách chế biến món ăn cùng với việc sử dụng ít gia vị trong các món ăn hơn.

Chế biến thực phẩm một cách lành mạnh: Đồ ăn dầu mỡ làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, gây quá tải cho gan và gia tăng nguy cơ mắc ung thư, các bệnh lý tim mạch. Do đó, bạn nên ưu tiên chế biến thực phẩm bằng cách nướng, hấp, ninh hoặc quay

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC