Bệnh lao phổi là gì?
Bệnh lao phổi (tiếng Anh là Pulmonary Tuberculosis) là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, xảy ra khi vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi và phá hủy các mô tế bào của cơ quan này. Nếu không sớm được chữa trị, vi khuẩn có thể lây sang nhiều cơ quan khác, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Sau khi xâm nhập cơ thể, không phải lúc nào vi khuẩn lao cũng lập tức gây bệnh. Do đó, tình trạng nhiễm khuẩn lao thường được chia thành hai giai đoạn gồm:
- Bệnh lao tiềm ẩn: người khỏe mạnh mang mầm bệnh trong người nhưng không xuất hiện triệu chứng lao phổi do hệ miễn dịch đủ mạnh để kìm chế vi khuẩn.
- Bệnh lao phổi hoạt động: 5 – 10% người nhiễm khuẩn M. tuberculosis sẽ bị bệnh lao phổi nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. 50% trong số trên sẽ phát bệnh sau 2 – 5 năm kể từ thời điểm nhiễm trùng. Giai đoạn này gọi là thời gian ủ bệnh lao.
Thực trạng bệnh lao phổi tại Việt Nam
Theo văn phòng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, mỗi năm nước ta có đến 180.000 ca bệnh và khoảng 17.000 trường hợp tử vong do lao, cao gấp 2 lần so với số người tử vong tai nạn giao thông.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn nằm trong nhóm 27 quốc gia có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc (MDR-TB) cao, chiếm khoảng 85% số ca bệnh kháng thuốc ước tính trên toàn cầu (3.500 ca lao kháng đa thuốc/năm).
Nguyên nhân gây ra lao phổi?
Lao (còn gọi là TB) là một bệnh lý do vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra. Vi trùng gây bệnh lao là một trong những loại gây hại. Nếu vi trùng lao thâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể và sinh sôi, đồng thời cơ thể không thể tự chống lại nó, bạn có thể sẽ mắc bệnh lao.
Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn này có thể tồn tại từ 3 – 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn lao có thể được bảo quản trong nhiều năm. Nếu ở dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn này sẽ chết trong vòng 1,5 giờ và sống được 5 phút khi bị chiếu tia cực tím.
Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis là một vi khuẩn ái khí vì vậy vi khuẩn ưa cư trú trong môi trường có nhiều oxy, vì đặc tính này mà vi khuẩn lao thường khu trú ở phổi và số lượng vi khuẩn có nhiều nhất trong các hang lao có phế quản thông.
Bệnh lao là bệnh lây lan qua không khí, mầm bệnh không tồn tại trong tự nhiên và không có vật trung gian truyền bệnh. Nguồn lây bệnh chủ yếu là người hoặc động vật mắc vi khuẩn lao, bệnh dễ lây truyền khi người hoặc động vật nhiễm bệnh ho, hắt hơi tạo ra những hạt nước bọt rất nhỏ chứa nhiều vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí. Người ta có thể hít những hạt này vào phổi và mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lao phổi
Phụ thuộc vào sức đề kháng của bệnh nhân mà lao tiềm ẩn có thể tiến triển thành lao thực tổn hay không. Đối với lao tiềm ẩn thì sẽ không bộc lộ các triệu chứng bất thường. Do vậy nếu không đi khám thì rất khó để phát hiện bệnh. Đồng thời lao tiềm ẩn không gây lây nhiễm.
Sang đến thời kỳ tiến triển, tùy vào cơ quan mà vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh mà bệnh nhân sẽ bộc lộ các triệu chứng khác nhau. Nếu bị lao phổi thì các biểu hiện của bệnh sẽ bao gồm:
-
Đau tức ngực, đôi khi là bị khó thở;
-
Ho kéo dài, ho khan hoặc có trường hợp bị ho có đờm, ho ra máu. Thời gian ho kéo dài từ 3 tuần đến vài tháng
-
Chiều tối thường hay bị sốt nhẹ và ớn lạnh;
-
Hay ra nhiều mồ hôi vào ban đêm;
-
Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, sức khỏe kém;
-
Chán ăn, sụt cân, suy nhược.
Những người bị lao tiềm ẩn có thể tiến triển thành thể bệnh lao phổi thực tổn và lây lan cho những người xung quanh. Tính chất lây truyền của lao phổi rất nhanh và nguy hiểm, dễ phát tán trên diện rộng và khó kiểm soát. Ngay cả khi đã có biện pháp phòng ngừa thì nguy có lây nhiễm vẫn có thể xảy ra.
Những ai có nguy cơ dễ mắc lao phổi?
Lao dễ lây từ người sang người qua đường hô hấp, vì thế những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc lao phổi:
- Người có tiếp xúc, nói chuyện, chăm sóc gần gũi với người mắc bệnh lao
- Người sống và làm việc tại vùng có tỷ lệ mắc lao cao, hay nơi có bệnh nhân lao sinh sống
- Người bị mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh gan, lách…
- Nguy cơ chuyển lao tiềm ẩn thành bệnh ho lao
- Người nhiễm HIV
- Sử dụng ma túy dạng chích
- Sụt cân (10%)
- Bệnh bụi phổi silic
- Suy thận hay chạy thận
- Đái tháo đường
- Cắt dạ dày hay ruột non
- Ghép tạng
- Dùng thuốc corticoid kéo dài hay thuốc ức chế miễn dịch
- Ung thư đầu cổ.
Lao phổi được chẩn đoán bằng cách nào?
Trước tiên, các bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử cũng như những triệu chứng lao phổi mà bạn gặp phải. Bạn nên mô tả thật chi tiết những đặc tính của cơn ho, đờm, cường độ đau tức ngực cũng như những biểu hiện khác (sốt nhẹ về chiều hoặc tối, gầy sút cân…)
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát, đồng thời yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm lao nhằm xác nhận liệu bạn có đang nhiễm khuẩn lao hay không. Các thủ thuật này có thể gồm:
- Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB
- Xét nghiệm Xpert MTB/RIF
- Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao
- Chụp X-quang phổi
Lao phổi được điều trị ra sao?
Phương pháp điều trị bệnh lao phổi chủ yếu hiện nay là sử dụng các thuốc kháng lao.
Mục đích của việc điều trị lao là tiêu diệt hết vi khuẩn lao ở nơi tổn thương để khỏi bệnh và tránh tái phát, hạn chế các biến chứng và tử vong, dập tắt các nguồn lây lan cho cộng đồng. Giai đoạn đầu điều trị thì nguy cơ lây bệnh cao hơn giai đoạn sau. Khi nào còn vi khuẩn lao trong đàm (AFB dương tính) thì trong dịch tiết đường hô hấp có nhiều vi khuẩn lao, khả năng lây nhiễm lao cao hơn người đã hết vi khuẩn lao trong đàm (AFB âm tính).
Hầu hết các trường hợp lao phổi đều có thể chữa khỏi được khi điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc.
Các phác đồ điều trị lao được phân ra điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể. Sử dụng loại thuốc nào và điều trị trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Sức khỏe người bệnh.
- Vị trí nhiễm lao.
- Độ tuổi.
- Khả năng đề kháng với thuốc.
Các phác đồ hiện nay có thời gian điều trị dao động từ 6 – 20 tháng. Điều này tuỳ vào phác đồ và đáp ứng của người bệnh.
Lưu ý trong thời gian điều trị:
- Uống thuốc đúng phác đồ
- Tuân thủ liệu trình, uống thuốc đủ thời gian
- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đều đặn tránh việc bỏ thuốc, gián đoạn trong điều trị
- Tái khám định kỳ mỗi tháng.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia trong thời gian điều trị.
- Không cần phải kiêng cữ, ngoại trừ trường hợp có bệnh tiểu đường kèm theo.
- Thường xuyên xét nghiệm đờm để đánh giá đáp ứng với điều trị.
Bên cạnh đó, nên phòng ngừa lây nhiễm cho người xung quanh:
- Che miệng và quay mặt về phía khác khi ho, khi hắt hơi.
- Không khạc nhổ đờm bừa bãi.
Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, phần lớn các bệnh nhân lao phổi đều khỏi bệnh mà không chịu biến chứng.
Những biến chứng có thể gặp phải khi mắc lao phổi
Bệnh nhân mắc lao phổi là nguồn lây vi khuẩn cho người lành nhiều nhất, đặc biệt thể lao ở phổi có vi khuẩn AFB dương tính trong đờm. Nếu không điều trị sớm và dùng thuốc không đúng phác đồ, bệnh có thể gây nguy hại tới tính mạng bởi những biến chứng sau:
- Tràn dịch, tràn khí màng phổi: Tràn dịch màng phổi có nước dịch vàng chanh, dịch tiết chứa nhiều protein và lympho bào, đôi khi là dịch hồng hoặc đỏ.
Tràn khí màng phổi xảy ra khi vỡ một hang lao thông với hang màng phổi, triệu chứng chủ yếu là đau ngực đột ngột bên có tràn khí và khó thở. Khi khí và dịch tràn ra nhiều quá sẽ ép phổi lại còn một thể tích rất nhỏ. Thể tích này không thể cung cấp đủ khí khiến người bệnh bị ngạt thở và tử vong. Do vậy, cần xử lý ngay tràn dịch và khí để khai thông sự dễ thở cho bệnh nhân.
- Lao thanh quản: Thường biểu hiện bằng khàn tiếng, thay đổi giọng nói, nuốt đau, đau tai. Khám thường thấy loét ở dây thanh âm hoặc những nơi khác thuộc đường hô hấp trên, cần xét nghiệm đờm trực khuẩn Koch khi bệnh nhân đang bị lao phổi tiến triển.
- Nấm Aspergillus phổi: Có những trường hợp bệnh lao đã được chữa khỏi nhưng vẫn để lại các hang. Các hang này sau đó có thể bị nhiễm nấm Aspergillus fummigatus. Nhiễm nấm có thể dẫn tới ho ra máu nặng thậm chí là tử vong.
- Rò thành ngực: Nếu không được điều trị, hoặc điều trị không đủ thuốc, không đủ thời gian hoặc lao kháng thuốc có thể gây ra rò thông phế quản và thành ngực.
Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân lao phổi
Bệnh lao phổi là một bệnh lây truyền qua không khí. Vì thế khi chăm sóc bệnh tại nhà cần lưu ý:
- Cách ly người bệnh với những thành viên khác trong gia đình
- Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người thân trong gia đình
- Không tiếp xúc với trẻ em hay những người có hệ miễn dịch kém
- Không đến những nơi công cộng, đông người, hạn chế các cuộc gặp gỡ không thật sự cần thiết.
- Nghỉ ngơi: Ngủ đủ mang lại hiệu quả nghỉ ngơi tốt nhất. Thời gian ngủ lý tưởng của bệnh nhân lao phổi là trưa ngủ 1-2 tiếng, tối ngủ 7-8 tiếng.
- Cần phải cho bệnh nhân tắm giặt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày.
- Có thể hỗ trợ nếu người bệnh không làm được nhưng cần đeo khẩu trang cẩn thận để tránh lây nhiễm.
- Khi đã vào giai đoạn ổn định, có thể thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng như tập thể dục, đọc sách, đi dạo nhưng tránh nơi đông người.
- Khi chăm sóc người bệnh tại nhà các bạn cần phải đưa bệnh nhân đi khám bệnh định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra tình trạng của bệnh lý.
Việc kiểm tra tình trạng bệnh lý chủ yếu dựa vào kiểm tra xét nghiệm đờm là chủ yếu. Thời gian xét nghiệm đờm để kiểm tra theo các mốc đó là sau 2-3 tháng, sau 4 tháng và sau 6-8 tháng điều trị tùy theo phác đồ.
Người bệnh phải tuân thủ điều trị lao theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả điều trị. Tránh lây nhiễm lao cho người xung quanh bằng cách:
- Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi hắt hơi, ho;
- Không khạc nhổ bừa bãi. Khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở của người bệnh: thông khí tự nhiên (cửa ra vào, cửa sổ, ô thoáng), có ánh nắng. Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn.
Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người mới bệnh thì mới giúp tăng hiệu quả điều trị và đẩy mạnh tiến độ hồi phục. Các chất dinh dưỡng sau cần thường xuyên có mặt trong bữa ăn của người bệnh Lao như bổ sung:
- Kẽm từ thịt bò, gan, hạt bí ngô. ngũ cốc, hạt hướng dương…
- Vitamin A, E, C: trong rau, củ, quả, cá biển, thịt, gan;
- Sắt có trong mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành hay lòng đỏ trứng…;
- Vitamin K, B6 có nhiều trong rau xanh, gan, thịt lợn, đậu, đỗ, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt…
Người bệnh lao phổi có thể trạng kém, chán ăn do tác dụng phụ từ thuốc do vậy cần phải đa dạng các món ăn, lựa chọn những món ăn mà người bệnh thích đồng thời chia nhỏ các bữa ăn.
Cách phòng ngừa bệnh lao phổi
Hiện nay, biện pháp hàng đầu để ngừa lao là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin lao khi vào cơ thể giúp tạo miễn dịch chủ động phòng lại sự tấn công của vi khuẩn lao. Ở nước ta đang sử dụng chủ yếu vắc xin BCG để tiêm phòng lao cho trẻ em.
Bên cạnh tiêm vắc xin phòng lao, người dân cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn lao như (nếu thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh lý này):
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao.
- Thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng.
- Đeo khẩu trang thường xuyên
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC