Rôm sảy và 6 câu hỏi thường gặp

rôm sảy

Mùa hè, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh ngoài da phát triển, trong đó có rôm sảy

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy (một dạng phát ban do nhiệt) là bệnh lý phổ biến mùa hè, ở nơi có khí hậu nóng ẩm. Bệnh xảy ra khi mồ hôi không thoát ra bên ngoài bề mặt da, do tắc nghẽn các tuyến mồ hôi ở các lớp sâu hơn của da. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm, mẩn đỏ và nổi mụn nước, kèm theo ngứa hoặc cảm giác châm chích, sưng nhẹ; nặng hơn là bội nhiễm vi trùng.

Nguyên nhân gây ra rôm sảy

Rôm sảy là bệnh ngoài da phổ biến có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn.

Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ em:

Ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, lại thêm thời tiết mùa hè nắng nóng cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng mồ hôi và bít tắc tuyến mồ hôi.

Vào mùa hè, nếu cha mẹ cho con mặc những bộ quần áo có chất liệu không thấm hút mồ hôi hoặc mặc tã quá chật và thường xuyên cũng là nguyên nhân phổ biến gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi và khiến bé nổi rôm sảy.

Mùa hè cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn phát triển mạnh. Một số loại vi khuẩn thường trú ngoài da và bài tiết chất nhờn sẽ khiến cho các tuyến mồ hôi của cơ thể trẻ bị bít tắc và gây ra tình trạng rôm sảy.

Nếu trẻ vận động quá nhiều trong thời tiết mùa hè oi nóng, cơ thể sẽ có xu hướng tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt và làm tăng nguy cơ bị rôm sảy.

Nổi rôm sảy ở người lớn thường do những nguyên nhân sau: 

  • Do đổ mồ hôi quá mức

Khi thường xuyên lao động nặng, tập thể dục với cường độ cao,… cơ thể sẽ phải tiết nhiều mồ hôi và có thể gây ra tình trạng rôm sảy. Đây được cho là nguyên nhân phổ biến nhất.

Bên cạnh đó, thời tiết nóng ẩm, không gian sinh sống và làm việc quá chật chội, không thoáng khí,… cũng khiến chúng ta dễ đổ mồ hôi và nổi rôm sảy.

  • Một số nguyên nhân khác

– Một số trường hợp phải nằm quá lâu trên giường cũng rất dễ bị rôm sảy.

– Các trường hợp sử dụng thuốc điều trị có thể gây tăng tiết mồ hôi.

– Bệnh nhân mắc hội chứng ly thượng bì hoại tử nhiễm độc.

– Bệnh nhân ung thư điều trị bệnh bằng phương pháp xạ trị.

– Những người mắc chứng béo phì, thừa cân.

– Người có thói quen mặc quần áo quá chật, bó sát và những trang phục có chất liệu thấm hút kém.

– Ngoài ra, vùng da bị băng bó quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nổi rôm sảy ở người lớn.

Biểu hiện khi bị rôm sảy

  • Rôm sảy thường xuất hiện thành từng đám hoặc mảng lớn ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như cổ, ngực, lưng, trán…, hoặc ở những vùng kẽ lớn như nách, bẹn, trường hợp nặng có thể gần như toàn thân.
  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành đám, trên nền da mẩn đỏ

rôm sảy

  • Khi bị rôm sảy, da của trẻ bị viêm nên trẻ có cảm giác ngứa, bứt rứt, khó chịu. Ngứa khiến trẻ ngủ không ngon, trẻ nhỏ hay quấy khóc. Vì vậy, cần phải phòng tránh rôm sảy cho bé để trẻ ngủ ngon giấc.
  • Khi bị ngứa do rôm sảy, trẻ gãi làm da bị xây xát, dễ dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Tụ cầu trùng vàng là vi khuẩn thường gây bội nhiễm, viêm nang lông, nhọt.
  • Khi trời chuyển mát, rôm sẽ tự lặn và thường để lại các đám vảy da bong mỏng, có màu trắng, trong khoảng vài ngày sau thì da trở lại bình thường và không để lại sẹo. Khi trời nóng trở lại, rôm sảy có thể xuất hiện lại.

Các dạng rôm sảy ở trẻ

Ở trẻ có 3 dạng rôm sảy bao gồm:

  • Rôm dạng tinh thể (miliaria crystalina): Thường xảy ra ở trẻ nhỏ do chậm phát triển các ống tuyến mồ hôi. Là loại rôm sảy nhẹ nhất chỉ ảnh hưởng tới các ống tuyến trên cùng của da bị ảnh hưởng. Loại rôm sảy này không biểu hiện viêm, ngứa hay đau. Thường xảy ra do sốt cao và để lại các mảng da bị bong khi đã dứt bệnh.
  • Rôm đỏ (miliaria rubra) là loại xảy ra sâu trong da. Vùng da bị ảnh hưởng xuất hiện những nốt mụn đỏ, cảm giác ngứa da. Thường xảy ra do thời tiết nóng ẩm.
  • Rôm sâu (miliaria profunda): Loại này tổn thương ở lớp sâu nhất của da, xảy ra do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng, thường sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài. Là loại ít gặp nhất trong các dạng rôm sảy.

Làm gì khi bị rôm sảy

Phần lớn những trường hợp nổi rôm sảy có thể được chăm sóc tại nhà và sẽ khỏi bệnh sau khoảng vài ngày. Trong quá trình chăm sóc con, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên để trẻ nghỉ ngơi và vui chơi trong không gian thoáng đãng, mát mẻ
  • Mặc quần áo mỏng, rộng rãi có chất liệu thấm hút mồ hôi. Tã lót nên dùng loại vải sợi, mỏng, rộng thoáng, thấm mồ hôi, không dùng các loại sợi tổng hợp, bí mồ hôi.
  • Hạn chế để trẻ vận động nhiều ngoài trời nắng nóng
  • Mẹ nên tắm rửa cho con thường xuyên để cơ thể của trẻ luôn đảm bảo làn da của trẻ sạch sẽ, mát mẻ để lỗ chân lông được thông thoáng.  Tắm bằng thuốc tím pha loãng, sữa tắm cho trẻ, không sử dụng loại xà phòng hay sữa tắm có độ pH không phù hợp với da.

rôm sảy

  • Xoa phấn rôm cũng làm cho da được khô, chống viêm và thoáng mát. Tuy nhiên, nên xoa ngay sau khi tắm. Khi trẻ đang bị đổ nhiều mồ hôi, không nên xoa phấn rôm cho trẻ vì lúc này, phấn rôm có thể khiến lỗ chân lông của trẻ dễ bị bít tắc nhiều hơn.

  • Mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nên bổ sung những loại nước có nhiều vitamin C, đồng thời cần hạn chế uống nước nhiều đường.

  • Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung đủ vitamin qua rau xanh, trái cây cho trẻ. Nếu trẻ đang bú mẹ bầu cần hạn chế những thực ẩm, gia vị cay nóng.  Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ và bổ xung thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,…, hạn chế các đồ ăn có nhiều đường để hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng.
  • Nên cắt móng tay cho bé để tránh hiện tượng gãi ngứa làm trầy xước các nốt rôm sảy và gây bội nhiễm da.

  • Không tự ý dùng thuốc trị rôm sảy cho trẻ để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng và tránh các biến chứng nguy hiểm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

  • Khi tắm cho trẻ không vắt chanh vào nước tắm vì axit trong chanh sẽ khiến những tổn thương trên da ngày càng nghiêm trọng hơn.

 Một số biện pháp có thể giúp cải thiện tình trạng nổi rôm sảy ở người lớn: 

  • Nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, được làm từ chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Lưu ý, cần thường xuyên thay quần áo. Dùng bộ ga giường sạch sẽ, giúp thấm hút mồ hôi.
  • Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng để loại bỏ các tế bào da chết và bã nhờn có thể làm tắc nghẽn tuyến mồ hôi.
  • Hạn chế vận động mạnh để hạ nhiệt cơ thể, giảm tiết mồ hôi.

  • Không nên gãi hoặc cọ xát vùng da nổi rôm sảy. Nếu ngứa, hãy vỗ nhẹ lên vùng phát ban thay vì gãi

  • Nếu  tập thể thao, bạn nên chọn địa điểm và thời gian có nhiệt độ mát mẻ, ít độ ẩm, giúp cơ thể giảm tiết mồ hôi. Đồng thời nên dùng quạt, điều hòa nhiệt độ để giảm thân nhiệt.
  • Việc tắm nước mát thường xuyên và vỗ nhẹ cho da khô sẽ giúp da dễ chịu.  Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không nên tắm quá nhiều vì nếu bạn tắm quá nhiều lần trong một ngày, lượng dầu tự nhiên trên da sẽ bị giảm đi và khiến triệu chứng rôm sảy lại càng nghiêm trọng hơn. Bạn cũng cần tránh mặc quần áo ẩm ướt, như sau khi bơi.
  • Khi da phát ban, nên đắp một miếng gạc mát, hoặc khăn ẩm hay túi đá bọc trong khăn lên vùng tổn thương trong tối đa 20 phút mỗi lần.
  • Uống nhiều chất lỏng để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Ngoài ra, trong trường hợp bị rôm sảy dai dẳng, ngứa nhiều, người bệnh có thể sử dụng một số chế phẩm bôi ngoài da không kê đơn như calamine, tinh dầu bạc hà, kem hoặc thuốc mỡ có chứa long não. Người trên 10 tuổi có thể sử dụng kem steroid sẽ giúp làm giảm ngứa và viêm. Các sản phẩm kháng khuẩn khác có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Tránh sử dụng các loại kem và thuốc mỡ chứa dầu hoặc dầu khoáng vì những thứ này có thể làm nghẽn lỗ thoát mồ hôi

Nếu được chăm sóc đúng cách, sau khoảng 2 đến 3 ngày tình trạng nổi rôm sảy ở người lớn sẽ được cải thiện đáng kể. Bạn chỉ cần lưu ý cơ bản là không nên tác động nhiệt lên da và giữ cho vùng da bị bệnh luôn khô thoáng.

Khi nào bạn cần đi gặp bác sĩ?

Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, trẻ bị rôm sảy rất dễ bị nhiễm trùng cũng như có nguy cơ mắc một số biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm da mãn tính,… Trên thực tế, hầu hết trẻ bị rôm sảy đều có thể tự chăm sóc tại nhà nhưng nếu con bị lâu mà chưa khỏi hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hay xuất hiện những dấu hiệu sau đây :

  •  Biểu hiện ớn lạnh và sốt, đau cơ
  • Sưng hạch bạch huyết tại vùng nách, cổ hay háng

  • Có dấu hiệu nhiễm trùng (mụn nước vỡ hoặc tổn thương mụn mủ)
  • Xung quanh vùng da bị rôm sảy bị sưng đỏ và đau rát.
  • Kiệt sức vì nhiệt và không có khả năng đổ mồ hôi…

 Thì bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.  Vì nhiều bệnh gây phát ban, như sởi, thủy đậu, viêm nang lông, HIV cấp… có thể gây nhầm lẫn với rôm sẩy

Phòng ngừa rôm sảy bằng cách nào?

Bệnh rôm sảy ở trẻ em hay ở người lớn đều hay xảy ra ở điều kiện thời tiết nóng, ẩm. Tuy nhiên thường xảy ra ở trẻ em do tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh. Bệnh rôm sảy ở trẻ có thể phòng tránh được nên các bậc phụ huynh cần chủ động thực hiện các biện pháp giúp trẻ phòng tránh bệnh vào thời điểm mùa hè như:

  • Cần mặc quần áo bằng loại vải mềm, nhẹ, thoáng mát, có thể hút ẩm vào mùa hè.
  • Tránh mặc quá nhiều, quá chật, ủ bé quá kỹ.
  • Bên cạnh đó, hãy mặc quần áo, tã lót mặc rộng thoáng cho bé, nên chọn chất liệu cotton mềm mại, dễ thấm hút và thay thường xuyên cho trẻ.
  • Khi thời tiết quá nóng cần tránh cho trẻ chơi ngoài trời,có thể dùng quạt thông khí, máy điều hòa nhiệt độ.
  • Hạn chế không cho bé ra nắng hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Vì đây là khoảng thời gian các tia cực tím (tia UVA và tia UVB) hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát. Ngoài ra nguy hiểm hơn nếu tiếp xúc nhiều với tia cực tím có thể gây ra ung thư da. Nếu phải ra ngoài, phải đội nón mũ rộng vành, mặc áo che kín da của trẻ hoặc bôi kem chống nắng dành cho trẻ em cho bé.
  • Chỗ ngủ phải luôn mát mẻ, thông thoáng và thông khí tốt.
  • Tắm cho trẻ bằng nước mát và không dùng xà phòng loại làm khô da.
  • Bên cạnh đó, cần giữ cho da bé luôn được khô ráo và sạch sẽ. Không nên thoa nhiều kem hay các loại phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi quá đông đúc và ngột ngạt.
  • Cùng với đó là đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, đủ lượng nước, có nhiều vitamin, hạn chế các đồ ăn có nhiều đường.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC