Nhân tuyến giáp-triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

nhân tuyến giáp

Nhân tuyến giáp là một bệnh lý khá thường gặp, khám lâm sàng có thể phát hiện bướu nhân tuyến giáp khoảng 4 – 7% dân số, tỷ lệ phát hiện qua siêu âm tuyến giáp lớn hơn nhiều từ 19% đến 67%, lứa tuổi hay gặp nhất là từ 36 – 55 tuổi, ở phụ nữ gặp nhiều hơn gấp 5 lần so với nam giới

Nhân tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một bộ phận nhỏ nằm phía trước cổ, có hình dạng giống con bướm: phía trước là da và cơ, phía sau là khí quản, thực quản.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, có chức năng sản xuất hormon giáp, giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, giúp não bộ, tim và nhiều cơ quan được hoạt động bình thường. Ngoài ra, tuyến giáp còn bài tiết hormon calcitonin tham gia điều hòa nồng độ calci trong máu.

Đồng thời tuyến giáp cũng là vị trí thường xuyên xuất hiện các khối u, bướu, trong đó có bệnh nhân tuyến giáp.

Nhân tuyến giáp là sự phát triển bất thường của mô tuyến giáp, hình thành một hay nhiều nhân trong tuyến giáp. Những bất thường này làm thay đổi cấu trúc và chức năng nội tiết của tuyến giáp.

Nhân giáp có thể dạng khối đặc hoặc chứa dịch, hoặc nhân hỗn hợp.Hầu hết các trường hợp tuyến giáp có nhân đều thuộc dạng lành tính và một tỷ lệ rất nhỏ các khối u tiến triển thành tế bào ung thư.

Dù chiếm tỷ lệ không cao nhưng vẫn có trường hợp nhân tuyến giáp thuộc dạng ác tính. Do đó mà bất kể khi nào, nếu bạn có những biểu hiện bất thường hay nghi ngờ tuyến giáp có nhân thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị sớm.

Nhân tuyến giáp có dấu hiệu gì?

nhân tuyến giáp

  • Đa số người bị nhân tuyến giáp không có triệu chứng nào khó chịu. Họ thường phát hiện tình cờ khi khám sức khoẻ định kỳ hoặc đi khám vì lý do khác.
  • Đôi khi có người tự phát hiện có khối ở vùng cổ, cổ to ra khi soi gương, khi sờ vùng cổ hoặc khi cài cúc áo thấy chật chội.
  • Khi sờ nhân giáp sẽ thấy khối cứng, hình tròn hoặc hình bầu dục. Có thể một khối hoặc nhiều khối.
  •  Nhân tuyến giáp to hoặc phát triển nhanh gây nuốt nghẹn, nói khàn, khó thở.
  • Nếu thấy đau đột ngột ở nhân tuyến giáp, có thể là triệu chứng chảy máu trong nhân.
  • Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, người bệnh sẽ có các triệu chứng: hồi hộp, run tay, tăng tiết mồ hôi, hồi hộp trống ngực, mất ngủ, lo âu, gầy sút cân…

Nguyên nhân dẫn đến nhân tuyến giáp

Hầu hết các trường hợp bị nhân tuyến giáp đều không rõ nguyên nhân, riêng thiếu hụt iốt đã được xác định là yếu tố gây bệnh.

Tần suất nhân giáp có thể sờ thấy được khi thăm khám bằng tay, với tỷ lệ khoảng 5% ở nữ và 1% ở nam, chủ yếu người bệnh sống ở những vùng thiếu iốt, nhưng trong thực tế đa phần nhân giáp nhỏ, không sờ thấy được. Do đó, khi thăm khám thông thường có thể bỏ sót nhân giáp. Tuy nhiên, với sự phát triển của siêu âm thì hiện nay tần suất phát hiện nhân giáp có thể lên đến 19% – 68%.

Nhiều ý kiến cho rằng tuyến giáp có nhân là do cấu tạo giải phẫu của cơ thể nữ trải qua nhiều cột mốc thay đổi nội tiết tố: dậy thì, kinh nguyệt, mang thai và sinh con, cho con bú và mãn kinh.

Những yếu tố nguy cơ có thể hình thành nhân tuyến giáp

  • Chế độ ăn thiếu iot

Iot là một trong những yếu tố duy trì khả năng hoạt động ổn định của tuyến giáp nên việc cung cấp thiếu hay thừa cũng đều có thể dẫn đến các bệnh lý của tuyến giáp, nhất là việc hình thành thiếu iot gây bướu cổ hiện nay khá phổ biến.

Theo thống kê thì các bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tuyến giáp có nhân do thiếu iot chiếm tỷ lệ cao ở vùng núi, cao nguyên khiến cho trẻ kém phát triển, đần độn,… Với các mẹ bầu, việc cung cấp không đủ iot làm cho việc sản xuất hormone giảm, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ trong bào thai.

  • Di truyền

Hiện nay, đột biến gen được đánh giá là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất và là yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến việc mắc các bệnh tuyến giáp trong đó có nhân tuyến giáp. 70% bệnh nhân bị bệnh bướu nhân tuyến giáp có người thân trong gia đình hoặc bố, mẹ bị mắc bệnh như bướu cổ đơn thuần, viêm giáp, u giáp,…

  • Tuổi và giới tính 

Theo nhiều nghiên cứu thì tuyến giáp có nhân xuất hiện ở bệnh nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam. Nguyên nhân được lý giải cho điều này là do cấu tạo giải phẫu của cơ thể nữ để thực hiện các nhiệm vụ sinh lý đồng thời phải trải qua nhiều cột mốc thay đổi nội tiết tố như dậy thì, kinh nguyệt, mang thai và sinh con, cho con bú, mãn kinh.

Không có giới hạn về độ tuổi mắc bệnh bởi bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của bệnh. Tuy nhiên, những người mắc thường rơi vào độ tuổi cao nhất trung đến cao niên.

  • Bức xạ ion hóa

Các bức xạ ion hóa như: tia X, tia gramma là yếu tố nguy cơ gây ra các u tuyến giáp. Có khoảng 2% người bị nhiễm bức xạ ion hóa có thể phát triển các nốt u tuyến giáp và khoảng 20-50% là các khối u ác tính.

Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

hân tuyến giáp có thể là một nang giáp – nhân giáp lành tính, có thể nhân giáp ác tính. Hầu hết nhân giáp không làm thay đổi chức năng tuyến giáp.

Tuy nhiên một vài nhân giáp có thể gia tăng hoạt động, sản xuất ra một lượng quá thừa hormon giáp gây cường giáp với biểu hiện sụt cân, hồi hộp đánh trống ngực, run tay, yếu cơ,… Một vài trường hợp có xuất huyết trong nang giáp sẽ gây triệu chứng đau vùng cổ, hàm, tai.

Nhân tuyến giáp đủ lớn sẽ gây chèn ép đường thở hoặc thực quản, có thể gây khó khăn khi thở, nuốt nghẹn hoặc ngứa họng, ho. Một số ít trường hợp, nhân giáp chèn ép thần kinh thanh quản gây khàn giọng nhưng thường liên quan đến ung thư tuyến giáp

Nhân tuyến giáp được phát hiện bằng cách nào?

Những xét nghiệm cơ bản được dùng để chẩn đoán nhân tuyến giáp là

 Xét nghiệm hormone tuyến giáp

  • Bạn sẽ được lấy mẫu máu để xét nghiệm định lượng các hormone T3, T4, FT3, FT4, TSH trong máu.
  • Nồng độ các hormone này phản ánh tình trạng hoạt động của tuyến giáp. Bác sĩ sẽ biết tuyến giáp bạn đang hoạt động bình thường hay bị cường giáp, nhiễm độc giáp.

Xạ hình tuyến giáp

Đây là phương pháp dùng đồng vị phóng xạ để đánh giá hoạt động của nhân giáp. Các chất được dùng là Technetium 99 (99mTc); Iod 131 hoặc Iod 123.

Kết quả xạ hình sẽ cho biết nhân giáp hoạt động mạnh hay kém hoạt động.

Siêu âm tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện.

Siêu âm giúp ước lượng thể tích của tuyến giáp, kích thước, số lượng và đặc điểm của nhân giáp.

nhân tuyến giáp

Chọc hút sinh thiết bằng kim nhỏ

Đây là phương pháp có độ chính xác cao, cho biết bản chất của nhân giáp là nhân đặc hay nhân chứa dịch, lành tính hay ác tính.Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim rất nhỏ, dưới hướng dẫn của siêu âm, đi vào đúng vị trí nhân giáp, hút các tế bào từ nhân tuyến giáp. Sau đó, mẫu phết tế bào được soi dưới kính hiển vi để bác sĩ giải phẫu bệnh tìm ra các tế bào ung thư

Các kết quả sinh thiết có thể là:

  • Ác tính (dương tính): Chiếm khoảng 4 – 5% các trường hợp, khối u có thể ở các dạng thể nhú, nang, tủy và ung thư thể không biệt hóa;
  • Lành tính (âm tính): Chiếm khoảng 69 – 74%, bướu nhân ở các dạng như bướu keo, viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp Hashimoto, nang tuyến giáp;
  • Không xác định (nghi ngờ): Quá sản nang, quá sản tế bào Hurthle hoặc có kết quả nghi ngờ (nhưng không khẳng định) ung thư;
  • Không có chẩn đoán hoặc không đầy đủ: Chiếm khoảng 5% trong số các trường hợp sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm. Kết quả đó là do khi thực hiện thủ thuật FNA không lấy được nhiều tế bào nhân tuyến giáp (thường gặp ở nhân giáp dạng nang). Đối với trường hợp này, thường sẽ phải tiến hành FNA lần 2 hay phẫu thuật phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ.

Tirads là gì và mức độ nào là ác tính?

Tirads là hệ thống ghi nhận và đánh giá bướu (nhân) giáp dựa trên siêu âm. Trong đó Tirads 1 là tuyến giáp bình thường, 2 là nhân giáp lành tính, 3 là nhân có khả năng lành tính, 4 là nghi ngờ ác tính, 5 là nghi ngờ ác tính cao.

Lưu ý là phân độ Tirads có tính gợi ý, dựa trên hình thái siêu âm, không phải là chắc chắn một khối u lành tính hoặc ác tính, chắc chắn nhất là dựa trên xét nghiệm khối u. Do đó vẫn có âm tính giả và dương tính giả, và cần bác sĩ chuyên khoa đánh giá, hướng dẫn. Người bệnh không nên tự tra cứu và suy diễn, gây hoang mang không đáng có.

Điều trị nhân tuyến giáp như thế nào?

Điều trị nhân tuyến giáp dựa vào kích thước, bản chất nhân giáp, có sự bất thường nào của hormone tuyến giáp không, để bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị nội, ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân.

Nhân giáp là ung thư

Điều trị phẫu thuật là phổ biến nhất. Cắt tuyến giáp loại bỏ nhân ung thư kèm nạo vét hạch cổ. Tùy thuộc vào kích thước nhân, kết quả FNA nhân giáp mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp cắt bán phần hay cắt toàn phần tuyến giáp. Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được hẹn tái khám để theo dõi, đánh giá kết quả điều trị xem có cần xạ trị tuyến giáp sau mổ hay không.

Nhân giáp kèm sự thay đổi hormone tuyến giáp (cường giáp hay suy giáp)

Điều trị nội khoa là chủ yếu. Nếu nhân giáp lớn, điều trị nội khoa nhiều lần thất bại thì sẽ chỉ định phẫu thuật cắt tuyến giáp.

Nhân giáp lành tính không có sự thay đổi bất thường hormone

  • Theo dõi định kỳ: Với những nhân giáp nhỏ, yếu tố nguy cơ thấp, bác sĩ có thể hẹn bệnh nhân tái khám theo dõi định kỳ mỗi 6-12 tháng.
  • Đốt nhân giáp bằng sóng cao tần (RFA tuyến giáp): Là phương pháp điều trị mới hiện nay, bác sĩ sẽ đốt nhân giáp dưới hướng dẫn siêu âm. Khi đốt nhân giáp bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ không để lại sẹo, có ý nghĩa nhiều về mặt thẩm mỹ cho bệnh nhân.
  • Phẫu thuật: Những nhân giáp to, có triệu chứng chèn ép, phình to vùng cổ gây mất thẩm mỹ thì phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là phương pháp điều trị tốt nhất. Đôi khi có những nhân giáp có yếu tố nguy cơ cao, kết quả FNA không chắc chắn thì phẫu thuật là lựa chọn vừa điều trị vừa chẩn đoán chính xác nhất.

 Dinh dưỡng cho người bị nhân tuyến giáp

Người bị nhân tuyến giáp nên ăn gì?

  • Bổ sung I-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, bằng cách dùng muối I-ốt, nước mắm I-ốt. I-ốt sẽ bị thăng hoa trong quá trình đun nấu. Nên muốn bổ sung I-ốt hiệu quả thì hãy dùng các gia vị này để chấm.
  • Các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích,thịt hộp có sử dụng muối nhưng có thể không chứa I-ốt. Chỉ những loại thực phẩm có ghi rõ I-ốt trong thành phần mới có chứa I-ốt.
  • Các loại rong biển, tảo biển cũng là nguồn cung cấp I-ốt dồi dào mà người bị bướu giáp nên ăn. Nhưng bạn không nên uống các loại thực phẩm chức năng dạng viên tảo biển, viên rong biển bổ sung I-ốt vì có thể bị quá liều I-ốt, gây ngộ độc.
  • Người bị bướu giáp cũng nên ăn đầy đủ dinh dưỡng từ thịt cá, rau củ. Không nên kiêng khem quá mức, trừ những loại thực phẩm ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp dưới đây.

Người bị bướu tuyến giáp kiêng ăn gì?

Một số loại thực phẩm ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp hoặc làm giảm tác dụng của thuốc mà người bị nhân tuyến giáp nên tránh là:

  • Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành có chất làm giảm khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp.
  • Sữa động vật, sữa chua, phô mai có nhiều canxi làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.
  • Một số loại rau củ: sắn, rau su su, họ cải như bắp cải, củ cải,…làm giảm hấp thu I-ốt, người bệnh nên hạn chế ăn.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC