Mất ngủ hậu COVID-19 thì nên làm gì?

mất ngủ hậu COVID-19

Ngoài những triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, đau ngực…thì mất ngủ hậu COVID-19 cũng là một triệu chứng thường gặp và gây nhiều khó chịu cho người bệnh

Triệu chứng của mất ngủ

Mất ngủ thường biểu hiện rõ ở sự giảm sút về cả thời gian và chất lượng ngủ

  • Thời gian : khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức giấc giữa đêm, thức dậy sớm hơn mong đợi và không ngủ lại được.
  • Chất lượng : sau khi ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, tinh thần không tỉnh táo

Nguyên nhân gây mất ngủ hậu COVID-19

Khó ngủ, mất ngủ hậu COVID-19 là tình trạng mà hầu hết bệnh nhân sau khi mắc COVID-19 gặp phải. Có khoảng 40% bệnh nhân mất ngủ hậu COVID-19 hoặc trong lúc mắc COVID-19. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Tác động trực tiếp của nCoV, đặc biệt virus đã được tìm thấy trong nhu mô não ở vùng vận động, hồi hải mã, hành khứu giác.

Khi bị nhiễm COVID-19, hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất cytokine, chemokine và những thứ khác thúc đẩy quá trình viêm chống lại vi-rút.

Nếu hệ miễn dịch của cơ thể không kiểm soát đúng cách, nó sẽ gây hại cho chính tế bào thần kinh của người bệnh. Khi hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương sẽ gây nên các chứng đau đầu, mất ngủ hậu COVID…

Giảm lưu lượng máu lên não, đặc biệt ở hệ viền – cơ quan kiểm soát cảm xúc của não bộ do tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương, hình thành cục máu đông, cũng là một trong những nguyên nhân gây nên mất ngủ hậu COVID-19.

Mất ngủ hậu COVID-19 cũng được cho là có liên quan đến một số loại thuốc điều trị COVID-19 như thuốc corticoide, kháng sinh… Sử dụng những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ là mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn…

Bên cạnh đó sau khi điều trị khỏi COVID-19, bênh nhân có thể gặp nhiều nhiều vấn đề bất ổn trên các cơ quan trong cơ thể hay vấn đề về thần kinh đều có thể gây ra hội chứng mất ngủ hậu COVID ví dụ như:

  • Biến chứng ho, khó thở kéo dài do COVID tấn công trực tiếp vào hệ hô hấp nên phổi vẫn còn bị tổn thương sau khi hết bệnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do COVID-19 đặc biệt là những gia đình bị COVID-19 cướp đi mạng sống của người thân, điều đó cũng góp phần gây mất ngủ hậu COVID , từ đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày.

Thói quen ngủ của người bệnh sau khi khỏi COVID-19 cũng thay đổi do liên quan đến giãn cách xã hội, các vấn đề tâm lý trong cuộc sống thường ngày, về thu nhập hoặc lo  sợ bị biến chứng hậu COVID-19.

Mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Mất ngủ gây ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày và làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày, khó tập trung… Mất ngủ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự điều hòa thần kinh của não bộ, do đó có thể không điều chỉnh được sự thằng bằng, gây té ngã khi vận động hoặc gặp phải tai nạn giao thông khi lưu thông trên đường, hoặc bị tai nạn lao động và làm giảm hiệu suất công việc một cách đáng kể…

Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch và toàn thân:

  • Rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp.
  • Các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm, suy nghĩ tự sát.
  • Hệ miễn dịch suy yếu, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn.
  • Hệ chuyển hóa bị rối loạn, tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường.
  • Phụ nữ có thai có nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non.

Mất ngủ  hậu COVID-19 có thể kéo dài bao lâu?

Khó ngủ, mất ngủ hậu COVID-19 có thể kéo dài đến 12 tháng hoặc lâu hơn nhưng nếu xây dựng chu kỳ ngủ – thức đều đặn, bổ sung dưỡng chất… sẽ cải thiện sớm.

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet, có 70% bệnh nhân bị mất ngủ hậu COVID-19 và 45% bệnh nhân vẫn tiếp tục có rối loạn giấc ngủ sau 6 tháng nhiễm COVID trong số hơn 3.760 người ở 56 quốc gia. Một báo cáo khác cho thấy tình trạng khó ngủ, mất ngủ hậu COVID còn tồn tại ở 17% bệnh nhân sau một năm khỏi COVID. Tình trạng khó ngủ, mất ngủ hậu COVID là rất thường gặp.

Điều trị mất ngủ hậu COVID-19 như thế nào?

Liệu pháp nhận thức – hành vi

  • Tránh sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ như cafe, trà (6h -8h trước khi ngủ, hay thuốc lá, vì chúng sẽ khiến thần kinh của bạn hưng phấn.)
  • Việc uống rượu bia trước giờ ngủ chỉ “hạ gục” bạn, chứ không mang lại giấc ngủ tự nhiên, bạn sẽ bị thức giấc nhiều lần trong đêm (đôi khi không tự nhận ra được) nên hãy tránh xa chúng.

mất ngủ hậu COVID-19

  • Tránh xem laptop, điện thoại, tivi, … trong vòng 1 giờ trước khi ngủ, vì ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
  • Tránh ăn no hay quá no trước khi đi ngủ, nếu bạn lỡ ăn quá no cũng chỉ nên vận động nhẹ nhàng, không nên vận động quá mạnh trước khi ngủ.
  • Nếu bạn có khả năng bị tiểu đêm thì không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ, tránh việc tiểu đêm gây mất giấc ngủ.
  • Bạn có thể nghe “tiếng ồn trắng” (white noise) hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng trước giờ ngủ, nó sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần.
  • Một căn phòng yên tĩnh, nhiệt độ thích hợp kết hợp với nệm gối thoải mái cũng sẽ gia tăng chất lượng chất ngủ của bạn.
  • Hàng ngày nên đi ngủ sớm, nên đi ngủ trước 23h và tuyệt đối tránh thức khuya
  • Có thói quen ngủ và thức dậy đều đặn, sử dụng báo thức nếu cần thiết để nhắc nhở bạn .Thức dậy cùng 1 thời điểm vào buổi sáng, cho dù là cuối tuần. Thói quen này sẽ giúp ổn định đồng hồ sinh học.
  • Tránh ngủ trưa quá nhiều (20-30 phút là đủ). Không nên ngủ bù cho dù đêm trước mất ngủ, vì ngủ bù nhiều vào ban ngày, chắc hẳn đêm hôm sau bạn sẽ lại mất ngủ.
  •  Tập thể dục thay vì xem điện thoại để ngủ lại: Nếu không thể ngủ lại khi bị mất ngủ, thay vì cố nằm trên giường để xem điện thoại, hãy đứng dậy thể dục nhẹ nhàng. Tập thể dục sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn, khí huyết lưu thông, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Có thể các cách trên không giúp bạn ngủ ngay, nhưng nếu kiên trì thực hành, bạn sẽ có được giấc ngủ khỏe mạnh lâu dài. Ngoài ra, với bệnh nhân mất ngủ hậu COVID-19, việc duy trì các thói quen này cũng góp phần giúp ổn định tâm lý, giúp người bệnh bớt lo lắng, căng thẳng.

Một số điều cần lưu ý cho bệnh nhân mất ngủ hậu COVID-19:

Ngoài liệu pháp nhận thức-hành vi thì bạn cần chú ý một số điều sau để cải thiện giấc ngủ:

  • Thư giãn sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn: bạn có thể thư giãn bằng cách ngồi thiền, tập trung vào hình ảnh, tắm liệu pháp thảo dược, Thái cực uyền, yoga, âm nhạc…hay những công việc tạo sự hứng thú cho bản thân như cắm hoa, chăm sóc cây cảnh…
  • Giữ kết nối với xã hội cũng hết sức quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của bạn, nói chuyện với người khác giúp bạn giảm căng thẳng, và được giải tỏa. Mặc dù kết nối với xã hội nhưng bạn vẫn nên dừng các tin tức về COVID-19 vì việc liên tục cập nhật các tin tức vào buổi tối lại gây ra sự phản tác dụng. Các tin tiêu cực khiến người đọc càng thêm lo lắng, làm tệ thêm tình trạng mất ngủ hậu COVID.
  • Nên tiếp xúc với ánh nắng: tiếp xúc với ánh sáng vào buổi sáng là việc vô cùng tốt cho nhịp sinh học, thế nhưng nhiều người hạn chế đến mức tối đa việc tiếp xúc ánh sáng. Bạn nên tận hưởng một chút ánh sáng mặt trời để cải thiện tình trạng mất ngủ hậu COVID.
  • Nên tắm rửa bằng nước ấm vì nước ấm có thể làm dịu cơn đau nhức cơ, xương (vì một số người bị hậu COVID-19 còn mắc thêm chứng đau nhức cơ xương kéo dài) do mạch máu giãn ra làm cho máu lưu thông dễ dàng hơn gọi là “khí huyết lưu thông”. Tắm, rửa nước ấm cũng là một biện pháp tốt để thư giãn, để thoải mái tinh thần trước khi lên giường đi ngủ.
  • Cần uống đủ lượng nước hàng ngày (1,5-2,0 lít), bên cạnh đó cần bổ sung nước trái cây ép như nước cam, xoài, dưa hấu, lê…
  • Một chế độ ăn uống hợp lý là điều không thể thiếu để cơ thể hồi phục sau trận chiến với COVID-19 : cần ăn thức ăn có nhiều chất xơ, đủ lượng protein, tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương. Cần chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
  • Thành phần bữa ăn cần có đủ rau xanh, thịt nạc và có ít nhất 3 lần trong một tuần ăn cá thay thịt. Lượng thức ăn hàng ngày nên dễ tiêu, ăn vừa đủ không nên ăn no quá vì hệ tiêu hóa hậu COVID-19 còn yếu. Nên ăn thêm các loại hạt như lạc, đỗ, đậu (đậu đũa, đậu côve…)
  • Chia sẻ với người thân và tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần khi có các vấn đề như mệt mỏi kéo dài, lo lắng hoặc buồn chán quá mức, mất hứng thú với mọi việc, mất ngủ kéo dài, hay có những suy nghĩ tiêu cực
  • Bởi mất ngủ gây ảnh hưởng đến tâm lý, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để được giao tiếp, tư vấn, giải thích và hiểu rõ về các triệu chứng COVID-19, các biện pháp, cách đối mặt và khắc phục ảnh hưởng của COVID-19.

Thuốc điều trị mất ngủ

Đối với bệnh nhân mất ngủ hậu COVID-19 thể nhẹ hoặc trung bình, có thể tự xử trí tại nhà với các liệu pháp nhận thức hành vi. Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số thảo dược có thành phần gây ngủ, an thần như liên tâm ( tâm sen), bình vôi, lạc tiên,… Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên nên chúng ít gây ra tác dụng phụ.

mất ngủ hậu COVID-19

Có rất nhiều loại thuốc được chỉ định điều trị mất ngủ hậu COVID 19, tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ có tác dụng khác nhau. Nhưng đặc điểm chung của chúng đều gây buồn ngủ, giảm lo lắng cũng như căng thẳng của người bệnh trước giờ đi ngủ.

  • Melatonin: Đây là loại thuốc được xếp vào nhóm hormon của giấc ngủ. Thuốc có thể được chỉ định cho bệnh nhân mất ngủ hậu COVID 19 có kèm theo hội chứng rối loạn nhịp sinh học. Đối với những người có thói quen ngủ muộn và cần điều chỉnh thời gian ngủ thì Melatonin phát huy tác dụng khác tốt. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, khó chịu ở dạ dày…
  • Thuốc kháng histamin – thuốc chống dị ứng, thường được chỉ định điều trị dị ứng và có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Thuốc phù hợp với những trường hợp mất ngủ kèm theo ngứa và bị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tình trạng khô miệng, chóng mặt.. cho người sử dụng

Đối với bệnh nhân mất ngủ hậu COVID-19 thể nặng là mất ngủ hoàn toàn, mất ngủ kéo dài, có dấu hiệu suy nhược thần kinh, thì bắt buộc phải sử dụng thuốc tân dược dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân nên tránh tự sử dụng, lạm dụng các loại thuốc ngủ thuộc nhóm benzodiazepine vì chúng có nhiều tác dụng phụ, dễ gây nghiện khiến việc điều trị rối loạn giấc ngủ khó khăn hơn.

Y học cổ truyền trong điều trị mất ngủ hậu COVID-19

Theo y học cổ truyền, âm dương không cân bằng, ngũ tạng thất hoà, tinh khí hư tổn là nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ (thất miên). Người bị mất ngủ hậu COVID-19 là do sức suy, khí huyết hư tổn, dưỡng khí không thông, khí của ngũ tạng đảo lộn, âm huyết suy yếu, tinh thần bất an…

Tùy vào nguyên nhân gây mất ngủ hậu COVID-19 theo y học cổ truyền, mà thầy thuốc sẽ lựa chọn bài thuốc cũng như phương pháp điều trị thích hợp như:

  • Sử dụng bài thuốc cổ phương với các vị thuốc bổ âm huyết, an thần mà không gây tác dụng phụ như: Thiên vương bổ Tâm đan, Lục vị địa hoàng hoàn, Dưỡng tâm thang, Quy tỳ thang, Hoàng liên a giao thang, A giao thang, Toan táo nhân thang,…
  • Châm cứu các bộ huyệt an thần: An miên, Tam âm giao, Nội quan, Thần môn, Ấn đường, Bách hội, Tứ thần thông,…
  • Xoa bóp bấm các huyệt có tác dụng bổ âm dưỡng huyết, lợi cho ba tạng tâm, can, tỳ, tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng lên tâm não phòng trị chứng mất ngủ.Tập luyện khí công dưỡng sinh, thư giãn và thả lỏng cơ thể.

Buổi tối trước khi ngủ, người bệnh có thể massage đầu, mặt, cổ, gáy, điều này có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ hậu COVID.
Người bệnh ngồi tư thế hoa sen, thở tự nhiên. Hai lòng bàn tay úp vào nhau và xát chúng cho mạnh và nhanh để hai bàn tay thật nóng. Đầu ngửa về sau, hai tay đặt dưới cằm áp vào mặt, xoa mặt từ dưới lên đến đỉnh đầu, đồng thời dần dần cúi đầu về phía trước. Hai tay xoa từ đỉnh xuống vùng chẩm, rồi xoa hai bên cổ, áp vào cằm đầu ngửa hẳn về phía sau. Tiếp tục xoa lại như trước từ 10-20 lần.

 Ngoài ra, để cải thiện tình trạng mất ngủ hậu COVID-19, người bệnh cũng có thể sử dung một số bài thuốc đông y đơn giản hỗ trợ ngủ ngon có thể thực hiện ngay tại nhà như: mua thảo quyết minh, hòe hoa sau đó sao cháy lên rồi pha uống như nước chè hàng ngày. Hoặc có thể cho thêm cúc hoa hãm uống hàng ngày để an thần, có giấc ngủ tốt. Chú ý mua thuốc ở những nơi uy tín.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC