Glaucoma (cườm nước)- căn bệnh nguy hiểm cho thị lực

glaucoma

Glaucoma là bệnh gì?

Glaucoma, cườm nước, hay chứng tăng nhãn áp xảy ra khi áp lực trong mắt tăng cao làm dây thần kinh thị giác kết nối mắt với não bị tổn thương.

Thông thường mắt của chúng ta có dạng một quả cầu với đường kính khoảng 2cm, chứa một loại nước gọi là thủy dịch được lưu thông thường xuyên để nuôi dưỡng nhiều bộ phận bên trong. Sự lưu thông này luôn được giữ ở trạng thái cân bằng, khi thủy dịch được sản xuất và thoát ra khỏi mắt qua những lỗ nhỏ ở phía trước để vào cơ thể. Nếu những lỗ thông này bị hẹp hay bít kín thì thủy dịch sẽ ứ lại làm tăng nhãn áp, làm tổn thương thần kinh thị giác dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

glaucoma

Bệnh cườm nước khá phổ biến và không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, vì thế rất khó nhận ra. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, bệnh nhân có thể tránh khỏi mất thị lực và thị trường nghiêm trọng.

Phân loại glaucoma

Bệnh Glaucoma được chia thành hai loại: Glaucoma góc mở và Glaucoma góc đóng.

Glaucoma góc đóng

Trong bệnh Glaucoma góc đóng các ống dẫn vùng bè bị tắc hoặc bị che do góc giữa mống mắt và giác mạc quá hẹp. Sự tắc nghẽn có thể xảy ra đột ngột (được gọi là Glaucoma góc đóng cấp), áp lực trong mắt sẽ tăng lên nhanh chóng hoặc từ từ (được gọi là Glaucoma góc đóng mãn tính), áp lực trong mắt tăng chậm như trong bệnh tăng nhãn áp góc mở

Glaucoma góc mở

So với Glaucoma góc đóng thì bệnh Glaucoma góc mở phổ biến hơn. Trong bệnh Glaucoma góc mở, các ống dẫn trong vùng bè dần dần bị tắc nghẽn với các cặn nhỏ li ti trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, dù góc tiền phòng vẫn mở nhưng sự thoát thủy dịch vẫn không đầy đủ. Áp lực trong mắt tăng chậm vì thủy dịch được sản xuất với tốc độ bình thường nhưng thoát chậm.

Triệu chứng của bệnh Glaucoma

Có 2 loại glaucoma: Loại tiến triển nhanh (cấp tính) và loại tiến triển âm thầm, chậm chạp (mạn tính). Có trường hợp bệnh nhân bị cườm nước ở một mắt nhưng cũng có người bị bệnh ở cả hai mắt.

Ở dạng tiến triển cấp tính, người bệnh thấy nhức mắt, nhức nửa đầu, đôi khi rất dữ dội, có thể kèm theo buồn nôn hay nôn mửa, đau bụng, nhìn thấy các màu giống “cầu vồng”, hay thị lực giảm sút (nhìn mờ), mắt đỏ, cảm giác căng cứng, đồng tử giãn (con ngươi nở lớn).

Dạng tiến triển âm thầm thì rất khó nhận biết, thường người bệnh chỉ có cảm giác hơi xốn, mắt mỏi, đôi khi cảm thấy mắt mờ. Cả hai trường hợp cấp tính hoặc mãn tính, bệnh nhân đều bị tổn thương thần kinh thị giác. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm là điều cực kỳ quan trọng.

Trẻ em bị bệnh cườm nước có các biểu hiện: Sợ ánh sáng, khi bật đèn bé sẽ khóc thét lên, nếu bé còn bú mẹ thì lúc bú no bé vẫn úp mặt vào ngực mẹ, chảy nước mắt sống ròng rã ở cả hai bên mắt và hay nheo mắt. Trẻ bị bệnh cườm nước, từ 6 tháng trở lên, thị lực sẽ giảm dần, gia đình dễ phát hiện qua hội chứng “mắt trâu”, tức mắt của bé sẽ nở to tròn, con ngươi to như mắt trâu.

Nguyên nhân gây ra bệnh cườm nước

Bệnh Glaucoma (cườm nước) không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng nhưng bệnh có liên quan đến sự tăng áp lực trong mắt hoặc giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác.

Tăng áp suất thủy dịch có thể dẫn tới bệnh cườm nước, tuy nhiên không phải ai cũng bị bệnh cườm nước khi mắc chứng tăng áp suất thủy dịch.

Một vài nguyên nhân có thể dẫn đến glaucoma thứ phát (bệnh Glaucoma là hậu quả của một bệnh khác) như:

  • Nhiễm trùng.
  • Viêm.
  • Khối u.
  • Đục thủy tinh thể lớn.
  • Người phẫu thuật điều trị bệnh đục thủy tinh thể.

Một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Glaucoma bao gồm:

  • Do tuổi tác: Những người trên 60 tuổi (Trên 75 tuổi: Khoảng 10 người có 1 người bị mắc bệnh Glaucoma)
  • Do thuộc nhóm dân tộc: Có nguồn gốc Châu Phi, Caribbean hoặc Châu Á có nguy cơ cao bị bệnh Glaucoma hơn những người ở nơi khác
  • Do di truyền
  • Có tiền sử bị chấn thương mắt
  • Cận thị nặng
  • Cao huyết áp
  • Hút thuốc lá nhiều
  • Bề dày giác mạc giảm.

Các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh Glaucoma

Một số đối tượng nguy cơ cao cao có thể kể đến:

  • Người trên 40 tuổi nhưng phổ biến nhất là độ 70 – 80 tuổi. Ở người lớn tuổi, những triệu chứng của glaucoma dễ nhầm lẫn với hiện tượng lão thị. Do đó bệnh thường được phát hiện muộn khi mắt đã mờ hẳn và các tổn thương thần kinh thị giác không thể phục hồi.
  • Người có bệnh sử gia đình mắc glaucoma. Bệnh không lây từ người sang người nhưng có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình đã có người mắc cườm nước thì tỉ lệ mắc bệnh của người thân cao cấp 5 – 6 lần bình thường.
  • Phụ nữ hay lo nghĩ và căng thẳng.
  • Người cận hoặc viễn thị.
  • Người mắc bệnh đái tháo đường hoặc huyết áp cao.
  • Người có tiền sử sử dụng thuốc nhóm steroid trong thời gian dài.
  • Người từng có chấn thương tại mắt và phẫu thuật.

Glaucoma được chẩn đoán bằng phương pháp nào?

khám mắt chẩn đoán glaucoma

Dựa vào tiền sử bệnh tật, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt toàn diện. Glaucoma có thể được phát hiện thông qua:

  • Đo nhãn áp: Là phép đo áp lực bên trong mắt bằng cách sử dụng một dụng cụ đặc biệt giúp phát hiện bệnh tăng nhãn áp (bình thường từ 11 đến 21mmHg)
  • Đánh giá dây thần kinh thị giác
  • Test thị trường
  • Soi góc tiền phòng
  • Đo độ dày giác mạc:

Chỉ đo nhãn áp là chưa đủ vì 1/3 số bệnh nhân có nhãn áp ở mức bình thường, và một số người có chỉ số nhãn áp cao mà không phải do Glaucoma. Vì vậy, bác sĩ cũng sử dụng kính soi đáy mắt và đôi khi các dụng cụ khác (chẳng hạn như chụp cắt lớp quang học) để tìm kiếm những thay đổi trong dây thần kinh thị giác cho thấy tổn thương do bệnh tăng nhãn áp gây ra.

Ngoài ra, kiểm tra thị trường cho phép bác sĩ phát hiện các điểm mù, bằng một máy xác định khả năng nhìn thấy các chấm sáng nhỏ trong tất cả các khu vực của trường thị giác.

Soi góc tiền phòng cho phép bác sĩ xác định xem bệnh tăng nhãn áp thuộc loại góc mở hay góc đóng.

Các bác sĩ cũng đo độ dày của giác mạc. Nếu giác mạc mỏng, bệnh Glaucoma có nhiều khả năng phát triển. Tuy nhiên, giác mạc mỏng không có nghĩa là bị Glaucoma.

Điều trị bệnh Glaucoma như thế nào?

Mất thị lực vì Glaucoma là vĩnh viễn. Nhưng nếu Glaucoma được phát hiện, điều trị thích hợp có thể ngăn ngừa mất thị lực thêm. Vì vậy, mục tiêu của điều trị Glaucoma là ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh thị giác và mất thị lực bằng cách giảm nhãn áp.

Điều trị Glaucoma là suốt đời. Giảm nhãn áp bằng cách tăng thoát thủy dịch ra khỏi nhãn cầu hoặc giảm sản xuất bên trong nhãn cầu. Một số người bị nhãn áp cao không có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh thị giác (được gọi là “Nghi ngờ Glaucoma”) có thể được theo dõi chặt chẽ mà không cần điều trị.

Sử dụng thuốc thường ở dạng thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật là những phương pháp điều trị chính cho bệnh. Loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh xác định phương pháp điều trị thích hợp.

Hầu hết những người bị Glaucoma góc mở đều đáp ứng tốt với các loại thuốc được sử dụng để điều trị.

Những loại thuốc này cũng được sử dụng cho những người bị bệnh tăng nhãn áp góc đóng, nhưng phẫu thuật là phương pháp điều trị chính.

Thuốc

Thuốc nhỏ mắt có chứa chất chẹn beta (chẳng hạn như timolol), các hợp chất giống như prostaglandin, chất chủ vận alpha-adrenergic, hoặc chất ức chế anhydrase carbonic thường được sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp. Thuốc cholinergic (chẳng hạn như pilocarpine) đã được sử dụng trong quá khứ nhưng không còn được sử dụng phổ biến nữa.

Thuốc nhỏ mắt thường an toàn nhưng chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Bệnh nhân cần sử dụng chúng trong suốt đời còn lại, và cần phải đi khám định kỳ để theo dõi nhãn áp, thần kinh thị giác và thị trường.

Glaucoma góc đóng cấp là một cấp cứu, vì vậy bác sĩ có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc rất mạnh và tác dụng nhanh làm hạ nhãn áp nhanh chóng.

Bệnh nhân nhận nhiều loại thuốc cùng một lúc, bắt đầu bằng thuốc nhỏ mắt (chẳng hạn như timolol, brimonidine và pilocarpine). Sau đó, các bác sĩ sẽ cho uống thuốc acetazolamide và thuốc lợi tiểu như glycerin hoặc isosorbide (bằng đường uống) hoặc mannitol (bằng đường tĩnh mạch) nếu nhãn áp quá cao khi đã dùng thuốc nhỏ mà không hiệu quả.

Điều trị laser được thực hiện cho cả hai mắt càng sớm càng tốt. Cả hai mắt đều được điều trị vì mắt lành có khả năng bị ảnh hưởng sau này.

Phẫu thuật

Cần phẫu thuật cho những người có nhãn áp quá cao, không được kiểm soát hiệu quả bằng thuốc nhỏ mắt, người không thể dùng thuốc nhỏ mắt, những người bị các tác dụng phụ không thể dung nạp được từ thuốc nhỏ mắt, hoặc những người đã bị tổn thương thị trường nghiêm trọng ngay khi phát hiện bệnh.

Tạo hình vùng bè bằng laser ở bệnh nhân Glaucoma góc mở hoặc để tạo lỗ rìa mống mắt (cắt mống chu biên bằng laser) ở những người bị bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính hoặc mãn tính. Kỹ thuật laser được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám. Bệnh nhân có thể về nhà ngay sau thủ thuật.

Biến chứng phổ biến nhất của kỹ thuật laser là làm tăng nhãn áp tạm thời, được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hạ nhãn áp. Hiếm khi tia laser có thể làm bỏng giác mạc, nhưng những vết bỏng này thường nhanh chóng lành lại.

Phẫu thuật cắt bè củng mạc: thường được thực hiện trong bệnh viện, có thể về nhà ngay trong ngày.

Việc điều trị bệnh tăng nhãn áp do các rối loạn khác gây ra tùy thuộc vào nguyên nhân.

Đối với nhiễm trùng hoặc viêm, thuốc nhỏ mắt kháng sinh, kháng vi-rút hoặc corticosteroid có thể giúp chữa khỏi.

Cần điều trị khối u làm tắc nghẽn dẫn lưu thủy dịch. Đục thủy tinh thể quá lớn sẽ làm tăng nhãn áp, loại bỏ đục thủy tinh thể có thể giúp ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp thứ phát nhưng đôi khi làm tăng nhãn áp. Nhãn áp cao do phẫu thuật đục thủy tinh thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt.

Làm sao để phòng ngừa bệnh glaucoma?

Theo dõi thường xuyên

Hầu hết trường hợp mắt bị glaucoma thường không có dấu hiệu cảnh báo sớm. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu không được chữa trị kịp thời, thị lực sẽ mất dần theo thời gian và cuối cùng dẫn đến mù vĩnh viễn.

Vì vậy, cách duy nhất để bảo vệ chính mình và người thân trước nguy cơ này là khám mắt định kỳ đầy đủ.Các bác sĩ cũng khuyến khích người từ 40 tuổi trở lên nên đi khám mắt mỗi năm 1 lần. Nếu có người thân bị glaucoma, tần suất khám mắt định kỳ nên là 6 tháng/lần. Với những trường hợp dưới 40 tuổi và không có vấn đề về mắt, thời gian khám mắt định kỳ thường là mỗi 1-2 năm.

Các biện pháp khác

  • Lưu tâm đến sức khỏe của gia đình vì bệnh glaucoma có tính di truyền. Nếu gia đình bạn có người xuất hiện triệu chứng, bên cạnh chấn đoán cho họ, những người còn lại cũng cần được tư vấn và thăm khám sàng lọc bệnh.
  • Tập thể dục. Vận động thường xuyên, vừa phải có thể giúp giảm áp lực mắt. Từ đó ngăn ngừa tăng nhãn áp dẫn đến glaucoma. Hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn một chế độ tập thể dục phù hợp.
  • Đối với những người đang mắc bệnh tăng nhãn áp nhưng chưa tiến triển thành glaucoma, thuốc nhỏ mắt có thể là một cách phòng ngừa. Cần dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất và tránh tác dụng phụ.
  • Đeo kính bảo hộ để tránh chấn thương mắt khi lao động,…

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC