Tăng huyết áp- những điều cần biết

tăng huyết áp

Tăng huyết áp (THA) là nguy cơ hàng đầu gây ra biến cố và tử vong do các bệnh tim mạch trên thế giới, được xem như “kẻ giết người thầm lặng”. Vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Việt Nam hiện có khoảng 17 triệu người bị THA, tức là cứ bốn người trưởng thành thì có một người mắc. Đặc biệt, trong 17 triệu người mắc THA ở cộng đồng thì có tới trên 50% chưa được phát hiện

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp. Huyết áp có hai chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu thể hiện ở chỉ số trên, là huyết áp khi tim co bóp
  • Huyết áp tâm trương thể hiện ở chỉ số dưới, là huyết áp khi tim bạn được thư giãn

Ví dụ: Huyết áp 130/80mmHg: 130 là huyết áp tâm thu, 80 là huyết áp tâm trương. Vì vậy khi bác sĩ hoặc y tá cho bạn biết huyết áp của bạn, thì họ sẽ nói 2 con số.

Như thế nào là tăng huyết áp?

Tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao.

Nếu mức huyết áp tăng cao trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều áp lực cho tim, trở thành căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,…
Một người được chẩn đoán là bị tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu thường lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg, (huyết áp bình thường ở mức dưới 120/80 mmHg).

Phân loại tăng huyết áp

  • Tăng huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp
  • Tăng huyết áp thứ phát(Tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường
  • Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.

Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, theo đó chia thành hai loại chính, đó là:

Tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp vô căng

Khoảng 90 – 95% là tăng huyết áp nguyên phát mà các nguyên nhân không xác định được.

 Ngoài ra, một số yếu tố cũng góp phần gây ra huyết áp cao như: ăn nhiều muối, uống bia rượu hay hút thuốc lá nhiều, vận động thể lực ít, béo phì hoặc thừa cân, chịu nhiều áp lực từ cuộc sống,…

Tăng huyết áp thứ phát

Đây là những trường hợp xác định được nguyên nhân tăng huyết áp, chiếm khoảng 10% bệnh nhân và nếu tìm ra đúng nguyên nhân để điều trị thì bệnh có thể được chữa khỏi.

  • Bệnh thận.
  • Bệnh tuyến thượng thận.
  • Bệnh lý nội tiết: suy giáp, cường giáp, Cushing,…
  • Hội chứng ngưng thở lúc ngủ.
  • Dùng một số loại thuốc như: thuốc kháng viêm, thuốc corticoides, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai,…
  • Bệnh tim: với người trẻ và trẻ em, cần phải loại trừ nguyên nhân tăng huyết áp do hẹp eo động mạch chủ tim gây tim bẩm sinh. Trường hợp này đo huyết áp ở hay tay rất cao nhưng đo ở chân lại thấp hoặc không đo được.
  • Tăng huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần nhưng thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Trong khi đó, tiền sản giật cũng xảy ra sau khi thai nhi được 12 tuần tuổi, nhưng kèm theo phù và có đạm trong nước tiểu. Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai này có thể là do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,…

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp

yếu tố nguy cơ tăng huyết ap

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác. Càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này
  • Chủng tộc. Huyết áp cao đặc biệt phổ biến hơn ở người da đen, bệnh thường phát triển ở độ tuổi sớm hơn so với người da trắng.
  • Lịch sử gia đình. tăng huyết áp thường có tính gia đình, nếu người thân trong gia đình bị mắc tăng huyết áp, thì bạn cũng có nguy cơ bị tăng huyết nhiều hơn.
  • Thừa cân hoặc béo phì. Cần lưu lượng máu tăng để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các mô ở người thừa cân có thể làm tăng áp suất máu lên thành động mạch, tương tự những người không hoạt động, người có nhịp tim cao hơn.
  • Chế độ ăn uống không đầy đủ. Quá nhiều muối, thuốc lá, rượu hoặc quá ít kali, vitamin D là lý do dẫn các bệnh khác và ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Lối sống tĩnh tại, lười vận động
  • Các nguyên nhân khác. Stress hay bệnh mạn tính nào đó như bệnh thận, bệnh tiểu đường, ngưng thở khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp .

Những dấu hiệu cho biết bạn có thể đang bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường không có biểu hiện, hoặc các biểu hiện rất mơ hồ như:

  • Nhức đầu,
  • Dễ mệt,
  • Chóng mặt
  • Nóng phừng mặt
  • Nặng đầu
  • Đau ngực, tim đập nhanh, đánh trống ngực, khó thở…

Trên thực tế các dấu hiệu và triệu tăng huyết áp  không rõ ràng và thường không xảy ra cho đến khi bệnh đã đạt đến giai đoạn nghiêm trọng hay có thể đe dọa tính mạng. Có rất nhiều trường hợp bị tăng huyết áp nhưng không biết, vì không có biểu hiện nào khác thường. Tuy bệnh tăng huyết áp diễn biến âm thầm nhưng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân và để lại hậu quả nặng nề.

Tăng huyết áp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

biến chứng tăng huyết áp

  • Tại tim: tăng huyết áp diễn ra thường xuyên khiến tim tổn thương ngày càng nặng và có thể làm tim to dẫn tới suy tim, có thể nhồi máu cơ tim dẫn tới đột tử.
  • Tại não: Nếu nặng gây tai biến mạch máu não như: Đột quỵ, nhũn não, xuất huyết não; tai biến nhẹ thì suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ.
  • Tại thận: Gây bệnh thận dẫn tới suy thận.
  • Tại mắt: Gây mờ mắt, mù mắt.
  • Tại các mạch máu: Gây phồng động mạch chủ, xơ vữa, hẹp, tắc nghẽn động mạch ngoại biên.

Làm sao để chẩn đoán tăng huyết áp

Để chẩn đoán tăng huyết áp chỉ có cách duy nhất là đo huyết áp. Hiện nay, có 3 cách đo huyết áp để chẩn đoán bệnh gồm:

  • Đo huyết tại phòng khám: HA ≥ 140/90 mmHg
  • Đo huyết áp tại nhà: HA ≥ 135/85 mmHg
  • Máy theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ (máy Holter huyết áp): HA ≥ 130/80 mmHg

Bệnh nhân tăng huyết áp cần làm các xét nghiệm gì?

Đối với người bệnh tăng huyết áp cần làm 2 nhóm xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm tìm nguyên nhân khiến cho huyết áp tăng cao. Ví dụ: hẹp động mạch thận, u tuyến thượng thận, hẹp eo động mạch chủ,…
  • Xét nghiệm đánh giá ảnh hưởng của huyết áp lên các cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, não, thận và mắt.

Xét nghiệm tìm nguyên nhân tăng huyết áp

  • Siêu âm bụng tổng quát: tìm bệnh lý thận, tuyến thượng thận
  • Siêu âm động mạch thận: tìm hẹp động mạch thận
  • Siêu âm động mạch chủ: tìm bệnh hẹp eo động mạch chủ
  • Xét nghiệm chức năng thận (creatinine máu, albumin niệu, tổng phân tích nước tiểu), hormone tuyến thượng thận (aldosterone máu, renin huyết tương, metanephrine máu, niệu), tuyến giáp (TSH), tuyến yên (cortisol máu, ACTH),…
  • Chụp CT hoặc MRI bụng tìm u tuyến thượng thận
  • Đa ký giấc ngủ: tìm bệnh ngưng thở khi ngủ

Xét nghiệm thường quy đánh giá ảnh hưởng của huyết áp lên các cơ quan trong cơ thể

  • Đo điện tim: phát hiện dày giãn buồng tim, rối loạn nhịp hoặc thiếu máu cơ tim
  • Siêu âm tim: đánh giá chức năng tim, dày giãn buồng tim, hở van tim
  • Xét nghiệm máu: công thức máu, đường huyết đói, HbA1c, chức năng thận, điện giải đồ, acid uric máu, chức năng tuyến giáp (TSH), mỡ máu, men gan
  • Tổng phân tích nước tiểu, tỷ lệ microalbumin/creatinine niệu: đánh giá ảnh hưởng của huyết áp lên chức năng thận như gây tiểu đạm ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra, tổng phân tích nước tiểu còn giúp phát hiện bệnh lý cầu thận, ống thận, nhiễm trùng tiểu hay đái tháo đường đi kèm
  • Đo vận tốc sóng mạch nhằm đánh giá độ cứng của mạch máu;
  • Đo chỉ số huyết áp cổ chân/cánh tay (ABI): để tìm bệnh hẹp hoặc tắc động mạch ngoại biên ở 2 chân
  • Chụp võng mạc: phát hiện tổn thương mạch máu đáy mắt do huyết áp cao lâu ngày

Biện pháp điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp thứ phát

Những trường hợp đã xác định được nguyên nhân huyết áp cao là do một bệnh lý nào đó thì việc điều trị cần tập trung vào việc khắc phục bệnh lý đó. Ví dụ như tăng huyết áp do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc đổi loại thuốc khác vẫn có hiệu quả tương đương nhưng không gây ra tác dụng phụ là làm huyết áp cao. Hoặc trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật đặt stent động mạch thận.

Tăng huyết áp nguyên phát (hay tăng huyết áp cô căn)

Mục tiêu điều trị cao huyết áp là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu chung.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo các bệnh liên quan như đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị một liệu trình điều trị nghiêm ngặt hơn để giữ cho huyết áp ổn định ở mức dưới 130/80 mmHg. Lưu ý, các mức huyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.

Điều trị tăng huyết áp cần sự tuân thủ lâu dài của người bệnh. Thông qua việc theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà và ở phòng khám, chỉnh liều thuốc hạ áp một cách thích hợp, để đạt mục tiêu huyết áp chấp nhận được.

Thay đổi lối sống 

Thay đổi lối sống lành mạnh cũng là một yếu tố quan trọng tác động lớn đến sự chuyển biến của bệnh cao huyết áp. Để kiềm soát mức huyết áp tốt hơn, người bệnh nên:

Duy trì cân nặng lý tưởng.

  • Các nhà nghiên cứu cho thấy, nếu thay đổi lối sống ở người béo phì, nếu giảm 4,5kg có thể giúp hạ huyết áp, chế độ ăn nhiều hoa quả, ít đạm muối có thể giúp hạ huyết áp (ăn ít hơn 6g muối/ngày rất tốt cho tim mạch).

Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý:

  • Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, rau xanh, quả chín.
  • Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ.
  • Nên ăn các loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3 như cá hồi, cá thu,…
  • Đặc biệt, không nên ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn: Cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, rim, muối, các loại nước sốt, nước chấm mặn…
  • Chế độ ăn dùng ít muối: dưới 6g/ngày
  • Không uống và sử dụng các loại đồ uống có cồn: bia, rượu, thuốc lá, các loại chất kích thích,…

Nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, vừa sức.

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần, tăng cường vận động thể lực, chơi thể thao. Việc tập luyện thể dục giúp giảm huyết áp, giảm cân hoặc giữ cho bạn cân nặng phù hợp, và giảm stress

Dùng thuốc

Nếu như thay đổi lối sống không đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo toa.

Mặc dù các phác đồ điều trị cao huyết áp đã được đưa ra và thử nghiệm rất nhiều lần. Tuy nhiên, trong suốt quá trình diễn tiến của bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi và có thể thay đổi, tăng giảm liều, phối hợp thêm thuốc hoặc bỏ bớt thuốc cho đến khi xác định được phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với bệnh nhân.

Hãy lưu ý về tình hình sức khỏe trước và sau khi dùng thuốc để thông báo cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn trong khi dùng thuốc theo phác đồ. Dùng thuốc thường xuyên để bình ổn huyết áp.

Điều trị tăng huyết áp là điều trị cả đời. Không tự ý ngừng điều trị, cần phải tham vấn bác sĩ chuyên khoa.

Những thay đổi lối sống kết hợp dùng thuốc là 2 biện pháp song song không thể tách riêng. Theo nghiên cứu với những bệnh nhân tiền tăng huyết áp (nằm giữa 120/80 và 140/90 mmHg) việc thay đổi lối sống đã được khuyến cáo để ngăn ngừa sự tiến triển thành tăng huyết áp thực sự.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC