Sỏi tụy có nguy hiểm không?

sỏi tụy

Sỏi tụy là gì?

Sỏi tụy hình thành và phát triển từ các phân tử canxi lắng đọng trong tuyến tụy. Khi kích thước sỏi tụy lớn dần, chúng có thể ngăn chặn dòng bài tiết của các enzyme tiêu hóa từ tuyến tụy đến ruột non, gây ứ trệ và gây ra viêm tụy. Sỏi tụy là nguyên nhân chủ yếu ở những người bị viêm tụy mãn tính, một tình trạng viêm thường liên quan đến việc uống rượu quá mức trong thời gian dài.

sỏi tụy

Nguyên nhân gây sỏi tụy

3 nguyên nhân thường gặp gây bệnh sỏi tụy gồm:

  • Biến chứng của bệnh viêm tụy mạn tính: Bệnh viêm tụy mạn tính có thể hình thành sỏi tụy. Nguyên nhân này chiếm phần lớn trong các trường hợp bệnh sỏi tụy. Viêm tụy mạn tính gây vôi hóa nhu mô tụy và tạo ra sỏi trong tuyến tụy. Sỏi tụy cũng có thể khiến tình trạng viêm tụy mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn, làm tái phát các cơn đau viêm tụy cấp nhiều hơn.
  • Biến chứng của bệnh sỏi mật: Vị trí của đoạn cuối ống mật chủ và ống tụy nằm kế nhau khi đổ vào tá tràng. Sỏi đoạn cuối ống mật chủ có thể chèn ép và gây tắc nghẽn ống tụy, từ đó gây ra sỏi tụy.
  • Dư thừa lượng canxi trong thời gian dài: Sỏi tụy hình thành và phát triển từ những phân tử canxi lắng đọng. Khi cơ thể liên tục nạp lượng canxi lớn hơn mức cần thiết sẽ tạo ra sự dư thừa canxi. Những phân tử canxi dư thừa này bị lắng đọng bên trong tụy, lâu dần sẽ tích tụ lại thành sỏi tụy.

Do vậy, chế độ ăn uống mất cân bằng, dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu canxi trong thời gian dài sẽ là một yếu tố rủi ro của bệnh sỏi tụy.

Một số yếu tố thuận lợi gây sỏi tụy khác gồm:

  • Nồng độ canxi trong máu tăng cao
  • Nồng độ triglyceride trong máu tăng cao
  • Gen di truyền các thành viên trong gia đình
  • Các bệnh rối loạn tự miễn dịch
  • Thói quen hút thuốc lá

Sỏi tụy có nguy hiểm không?

Tuyến tụy là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, nằm ở vị trí phía sau dạ dày, có hình dạng như cái búa dài khoảng 15 cm. Tuyến tụy đóng vai trò cần thiết trong quá trình tiêu hóa, phân hủy thức ăn thành những chất cơ bản bằng enzyme khi đi đến ruột non.

Cụ thể, tuyến tụy tiết ra dịch tụy là các enzyme để tiêu hóa thức ăn thành các nhóm chất chính để hấp thu vào cơ thể. Khi thức ăn từ dạ dày được chuyển đến ruột non sẽ đi qua nơi đổ vào của kênh mật tụy (thường là 1 kênh chung kết hợp giữa ống tụy và ống mật chủ đổ vào tá tràng). Tại đây, tụy sẽ tiết ra 3 loại enzyme để phân hủy thức ăn thành 3 dưỡng chất chính của cơ thể.

  • Enzyme lipaza phân hủy chất béo
  • Enzyme protease phân hủy protein (đạm)
  • Enzyme amylase phân hủy tinh bột

Ngoài ra, tuyến tụy cũng có chức năng duy trì mức đường huyết ổn định cho cơ thể. Thông quan việc sản xuất các loại hormone để duy trì nồng độ đường huyết trong cơ thể: hormone insulin giúp giảm đường huyết khi quá cao và hormone glucagon để tăng lượng đường huyết khi nồng độ ở mức thấp.

Do đó, sỏi tụy có thể gây ra:

  • Hấp thụ dinh dưỡng kém: sỏi tụy ngăn tiết enzyme tiêu hóa khiến cho các thức ăn khi đi vào trong cơ thể không được phân giải tại ruột non vì thế không thể hấp thụ đủ dinh dưỡng. Điều này dễ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, kiệt sức.
  • Tiểu đường là biến chứng phổ biến nhất của sỏi tụy do tuyến tụy không còn sản xuất insulin như trước để duy trì độ ổn định của đường huyết. Đối với những người mắc bệnh sỏi tụy sẽ có nguy cơ cao bị tiểu đường mặc dù chế độ dinh dưỡng không chứa nhiều tinh bột hoặc đường.
  • Viêm nhiễm các nang tụy: đây là bộ phận chứa các niêm mạc bảo vệ tuyến tụy nếu sỏi phát triển nhanh trong tụy sẽ khiến cho các niêm mạc này bị tổn thương. Từ đó vi khuẩn có hại sẽ tấn công nhanh chóng vào tuyến tụy và gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây hoại tử, chảy máu trong.
  • Thiếu oxy trong máu: do mất cân bằng về chất trong cơ thể do sỏi tụy phát triển dễ khiến cho mạch máu bị thiếu oxy. Chính vì thế nếu trong giai đoạn sỏi tụy phát triển mạnh người bệnh sẽ dễ bị khó thở hoặc thường xuyên thở gấp ngay cả khi vận động nhẹ.

Dấu hiệu của sỏi tụy

Sỏi tụy biểu hiện ở mỗi bệnh nhân khác nhau, Nếu kích cỡ viên sỏi chưa quá lớn, người bệnh có thể không cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu rõ rệt nào. Tuy nhiên nếu tiến triển nặng hơn các triệu chứng điển hình có thể thấy là:

  • Đau bụng: Cơn đau ở thượng vị. Triệu chứng này thường gặp, cơn đau thường xuất hiện khoảng 15-30 phút sau bữa ăn nhiều dầu mỡ hoặc uống nhiều rượu, tư thế giảm đau khi bệnh nhân gập người hoặc ngồi cúi về trước. Đôi khi cơn đau sẽ lan ¼ bụng trên trái, lói ra sau lưng
  • Tiêu chảy: diễn ra khá thường xuyên nên người bệnh thấy khát nước, khô miệng và mệt mỏi. Phân nhạt màu và xuất hiện váng mỡ, mùi khác thường.
  • Sốt: Có thể sốt do đau kèm các giác buồn nôn và nôn mửa.
  • Giảm cân: Người bệnh sẽ bị giảm cân ở giai đoạn nặng
  • Ngoài ra người bệnh còn có thể bị vàng da, vàng ở mắt, tắc ruột, căng chướng bụng, khó thở, nhịp tim nhanh….

Triệu chứng sỏi tụy rất giống với một vài những bệnh tiêu hóa khác nên nhiều khi bệnh nhân lơ là chủ quan không đi khám để được phát hiện và điều trị sớm. Chính vì vậy người bệnh khi thấy các triệu chứng trên cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.

Chẩn đoán sỏi tụy

Chẩn đoán sỏi tụy chủ yếu dựa vào sự kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và kết quả hình ảnh học, thể hiện tình trạng sỏi và tổn thương của tuyến tụy. Ngoài ra, các phương pháp xét nghiệm hình ảnh cũng gợi ý cho bác sĩ biết được nguyên nhân gây sỏi tụy, từ đó chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Đầu tiên, người bệnh cần cung cấp thông tin bệnh sử và các triệu chứng nghi ngờ sỏi tụy cho bác sĩ. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng này, bác sĩ sẽ khoanh vùng được tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân, chỉ định phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng tiếp theo.

Những xét nghiệm chẩn đoán sỏi tụy gồm:

  • Siêu âm qua ổ bụng
  • Nội soi mật tụy ngược dòng
  • Chụp X-quang bụng đứng
  • Xét nghiệm phân
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp cắt lớp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI (nếu bác sĩ cần kiểm tra hình thái tuyến tụy)
  • Siêu âm qua đầu dò nội soi tiêu hóa (EUS)

Sỏi tụy được điều trị như thế nào?

Thay đổi thói quen sinh hoạt kết hợp điều trị bằng thuốc

Đối với các bệnh nhân sỏi tụy trong giai đoạn đầu của bệnh thì việc điều trị khá đơn giản chính là thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày và sử dụng các loại thuốc tan sỏi tụy.

  • Hạn chế sử dụng rượu bia để làm giảm các cơn đau tụy.

  • Nên thực hiện chế độ ăn ít dầu mỡ, nhiều rau xanh để giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

  • Không nên ăn quá nhiều cùng 1 bữa mà nên chia nhỏ bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn.

  • Có thể nhịn ăn 1 – 2 bữa để giảm cảm giác đau và tuyến tụy được nghỉ ngơi để hồi phục trong quá trình sử dụng thuốc.

  • Uống nhiều nước lọc, hạn chế nước ngọt, tinh bột.

  • Sử dụng các loại thuốc có chứa ibuprofen để giảm đau tức thì trong trường hợp người bệnh đau bụng.

  • Sử dụng các loại thuốc bổ sung men tụy để giúp tuyến tụy giảm tải việc sản xuất enzyme trong quá trình hồi phục.

  • Chẹn thần kinh là giải pháp sử dụng thuốc tiêm để giúp giảm biểu hiện đau cho các bệnh nhân đau sỏi tụy nghiêm trọng.

Phương pháp nội soi để tán sỏi tụy 

phẫu thuật nội soi sỏi tụy

Trường hợp đối với những bệnh nhân sỏi tụy không đáp ứng thuốc tán sỏi và xuất hiện tình trạng đau nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp nội soi tán sỏi. Với phương pháp này sẽ giúp làm giảm áp lực trong long ống tụy khi sỏi làm tắc nghẽn. Đồng thời tiến hành tán sỏi để giúp nong rộng ống tụy về trạng thái bình thường.

Nội soi mật tụy ngược dòng có thể tán sỏi tụy khiến các viên sỏi kích thước lớn vỡ thành mảnh nhỏ và được lấy ra khỏi tụy. Nếu sỏi có kích thước dưới 3 mm sẽ thực hiện lấy sỏi bằng rọ qua cắt cơ vòng oddi.

 Kỹ thuật này thường không có tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật cao. Theo thống kê cho thấy hơn 70% bệnh nhân sỏi tụy có cải thiện rõ rệt sau khi nội soi tán sỏi thành công.

Ngoài tỷ lệ tiếp cận và làm sạch ống tụy cao thì phương pháp nội soi còn giúp bệnh nhân mau hồi phục do không cần mổ vết thương hở. Chính vì thế bệnh nhân sỏi tụy nội soi thành công có thể sinh hoạt bình thường ngay khi vết mổ lành trong vòng 7 ngày.

Phẫu thuật giảm áp, cắt bỏ đầu tụy

Nếu bệnh nhân sỏi tụy ở giai đoạn nặng hoặc không đáp ứng đối với các phương pháp điều trị khác thì phẫu thuật giảm áp và phẫu thuật cắt bỏ đầu tụy sẽ là phương án tối ưu hơn. Hoặc đối với những bệnh nhân sau khi phẫu thuật nội soi nhưng thường xuyên tái mắc sỏi tụy thì cần phải xử lý bằng biện pháp này.

  • Phẫu thuật giảm áp: thực hiện sau khi lấy các viên sỏi lớn gây tắc nghẽn sẽ nối thông ống tụy với đoạn đầu ruột non. Nhờ phương pháp này dịch tụy sẽ có thể trực tiếp đến ống tiêu hóa từ đó giúp giảm áp lực cho long ống tụy.

  • Cắt bỏ phần đầu tụy: đối với những bệnh nhân sỏi tụy có dấu hiệu giãn ống tụy thì việc cắt bỏ phần đầu tụy sẽ giúp giải quyết tình trạng đau cũng như giảm nguy cơ hoại tử tụy.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị sỏi tụy

Người bị sỏi tụy hoặc có bệnh sử sỏi tụy cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh để có thể phục hồi chức năng tụy, cũng như duy trì tình trạng hấp thu và trao đổi chất trong cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là chế độ cân bằng 3 nhóm chất chính: Tinh bột, đạm và chất béo tốt. Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung những vitamin và khoáng chất đến từ rau củ quả và trái cây. Uu tiên tự chế biến thức ăn tươi sống tại nhà, hạn chế ăn những thực phẩm ngoài đường hay thực phẩm chế biến sẵn.

Bên cạnh đó, người bị sỏi tụy cũng có những lưu ý sau đây trong dinh dưỡng:

  • Sau điều trị nên bắt đầu ăn lại với các thức ăn lỏng như súp cháo loãng
  • Ăn có kiểm soát, hạn chế ăn quá nhiều các thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, bao gồm cả sữa hạt, cá mòi, cá hồi, các loại đậu, quả sung…
    • Nội tạng động vật
    • Các thức ăn quá nhiều dầu mỡ, chế biến ngập dầu
  • Người bệnh sỏi tụy nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, D, E và K trong chế độ ăn để tối ưu quá trình phục hồi chức năng tụy.
    • Vitamin A: Cà rốt, cà chua, dưa hấu, khoai lang, bí đao,…
    • Vitamin D: Nấm, đậu phụ, trứng,…
    • Vitamin E: Bông cải xanh, tôm, rau bina, bơ, bí đao, bí đỏ, măng tây,…
    • VItamin K: Cải bó xôi, bắp cải, cần tây, quá mận, dưa leo,…

Cách phòng tránh bệnh sỏi tụy

Cách phòng tránh bệnh sỏi tụy tốt nhất là giữ cho sức khỏe hệ tiêu hóa được ổn định, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa, bao gồm sỏi tụy, viêm tụy, sỏi mật,…

Những cách giúp phòng tránh bệnh sỏi tụy mà bạn có thể tham khảo là:

  • Hạn chế tối đa việc uống rượu bia, đồ uống có cồn
  • Hạn chế và không lạm dụng các chất kích thích
  • Hạn chế hút thuốc lá và bị hút thuốc lá thụ động
  • Uống đầy đủ nước để hạn chế hình thành sỏi trong tuyến tụy (trung bình 1 người trưởng thành cần uống 2 lít nước mỗi ngày)
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch cơ thể

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC