So đũa – Tuổi thơ của chúng ta (1)

so đũa

So đũa hay điền thanh hoa lớn:  là một cây nhỏ thuộc chi Sesbania trong họ Đậu (Fabaceae). Người ta tin nó có nguồn gốc từ Ấn Độ hay Đông Nam Á và mọc ở những nơi nóng ẩm.

Tổng quan về so đũa

Mô tả

Là cây thân gỗ cao 4–10 m, mọc rất nhanh, vỏ tiết mủ đỏ. Lá kép lông chim chẵn, dài 15–30 cm, lá do 50-60 phụ hợp thành.

Lá chét rất nhiều, tới 30 đôi, hình bầu dục, thuôn dài 25mm, rộng 8-10mm thường các lá ở giữa dầy hơn các lá ở ngọn, lá bẹ rụng sớm xếp thành chùm ở nách, thõng.

Chùm hoa to, dài 7–8 cm, màu trắng đôi khi hồng hay cam tím. Quả dài 30–35 cm, thẳng, thót lại ở gốc và đỉnh, thu hẹp và dẹp ở khoảng cách giữa các hạt, nhưng không chia thành đốt.

Hạt rất nhiều hình bầu dục, dẹt màu vàng sậm hoặc nâu. Vỏ có chất màu đỏ và vàng.

so đũa

Phân bố

So đũa có nguồn gốc từ Đông Nam Á hoặc Ấn Độ, thường sinh sống và phát triển ở những vùng đất có khí hậu nóng ẩm. Ở nước ta, cây thường được trồng để làm thức ăn hoặc làm cảnh.

Bộ phận dùng

Nhựa mủ, hạt, hoa, lá, rễ và vỏ cây so đũa đều được dùng để làm thuốc.

Thu hái, sơ chế, bảo quản

Có thể thu hái quanh năm. Sau khi hái về, rửa sạch và dùng sống hoặc phơi khô, để dùng dần. Bảo quản nơi thoáng mát

Thành phần dinh dưỡng

Vỏ cây chứa gôm nhựa, agathin (màu đỏ), xanthoagathin (màu vàng), basorin, tannin.

Hoa, lá, quả non so đũa chứa nhiều đường.

Hoa so đũa có vitamin C 0,1%, vitamin B1 và B2, protein, acid amin, sắt, canxi…

Lá so đũa chứa các vitamin B1, B2, B3, vitamin A, vitamin C, sắt, canxi, phospho, iod, pectin, saponin, grandiflorol và nhiều protein khác (phenylalanin, tryptophan, valin, histidin, isoleucin, leucin, arginin, cystin, lysin, methionin)

Trong hạt so đũa có carbohydrate toàn phần, protein thô và chất béo. Trong đó, vỏ hạt chiếm 20% khối lượng hạt (chứa phần lớn là carbohydrate, pentosan, đường khử, sucrose, chất béo).

Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền

Vỏ cây so đũa có vị đắng, hơi chát, mang tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, lưu thông khí huyết. Do vậy, vỏ so đũa được sử dụng để trợ tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng, dùng làm thuốc bổ, điều trị tiêu chảy, viêm ruột, viêm họng, viêm miệng, nhức răng…

Hạt và quả so đũa giúp tăng cường sức khỏe, trị thiếu máu, đau đầu, cảm cúm…

Hoa so đũa vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng trị đau đầu, cảm cúm, nhiễm giun sán…

Trong y học dân tộc Ấn Độ, so đũa với thành phần tăng lực, giàu calcium, sắt, phosphor và beta caroten, được sử dụng trong các bài thuốc trị các bệnh thông thường.

Các loại nước sắc từ vỏ cây, lá, nhựa hay hoa đều có tác dụng chống tiêu chảy, làm sạch vết thương và vết loét nhầy nhụa, rối loạn chức năng gan.

Gỗ so đũa có khả năng chống côn trùng tốt. Hạt hình quả thận, chứa nhiều a xít béo không bão hòa, tốt cho sức khỏe.

Đặc biệt, hai sắc tố là agathin màu đỏ và xanthoagathin màu vàng trong bông so đũa, là những thành phần có tác dụng chống ô xy hóa cao. Ngoài ra, so đũa còn có các thành phần khác như vitamin nhóm B, C, kali, sắt, chất xơ, đường bột.

Theo y học hiện đại

Nước ép từ lá so đũa có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận. In vivo, lá so đũa còn có hiệu quả bảo vệ gan khỏi thuốc gây độc gan (erythromycin) nhờ chiết xuất ethanolic.

Công dụng bông so đũa

Bài thuốc giúp cơ thể khỏe mạnh, khí huyết lưu thông và tăng cường tiêu hóa

Chuẩn bị: Vỏ so đũa 40g và 1 lít rượu ngon.

Thực hiện: Xắt mỏng vỏ, sau đó phơi khô và ngâm trong rượu từ 15 – 30 ngày. Mỗi ngày dùng từ 15 – 30ml trước khi ăn cơm.

Bài thuốc chữa đau răng và viêm họng

Chuẩn bị: 1 ít vỏ cây so đũa.

Thực hiện: Thêm ít muối và ngậm trong khoảng 5 – 10 phút, thực hiện từ 2 – 3 lần.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: Bột rễ cây so đũa.

Thực hiện: Trộn với nước và chà xát lên khớp sưng đau.

Bài thuốc chữa lang ben

Chuẩn bị: 1 ít lá so đũa.

Thực hiện: Rửa sạch, để ráo và xát lá lên vùng da bị lang ben. Để trong 30 phút và rửa sạch lại với nước. Thực hiện 2 lần/ ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Bài thuốc tẩy giun bằng bông so đũa

Chuẩn bị: 10 – 30g bông so đũa.

Thực hiện: Phơi khô và đem sắc uống.

Bài thuốc chữa ho

Chuẩn bị: 1 ít rễ tươi, khoảng 6 – 18g.

Thực hiện: Giã nát, cho thêm nước, gạn bỏ bã và rồi lấy nước uống. Nếu bị đờm, có thể thêm mật ong vào để giảm ho và long đờm.

Những lưu ý khi dùng so đũa

Nước sắc từ vỏ cây so đũa có thể gây nôn nếu dùng liều lượng lớn.

Khi sử dụng hoa để chế biến món ăn, nên loại bỏ phần quả non bên trong cánh hoa để không bị đắng.

So đũa không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn có công dụng bồi bổ sức khỏe và trị bệnh. Vì vậy bạn có thể tận dụng thảo dược này để chữa trị các vấn đề sức khỏe thường gặp.

Các món ăn từ so đũa

Gỏi bông so đũa

Nguyên liệu

200gram tép đồng

8 ngó bông súng

100gram bông điên điển

200gram bông so đũa

1 củ hành tím thái lát

Gia vị: Dầu ăn, đường, muối, hạt nêm, nước mắm, bột ngọt

Các bước thực hiện

Bước 1 : Tép rửa sạch để ráo nước. Bắc chảo lên cho vào 1 thìa canh dầu ăn phi thơm 1 củ hành tím. Cho tép đồng vào đảo săn lại. Nêm nếm 1 thìa cà phê hạt nêm đảo đều. Tép chín đỏ thì tắt bếp. (Nếu tép to hơn bạn nên chiên giòn ăn sẽ không bị đầu tép đâm vào miệng)

Bước 2 : Bông súng tước bỏ vỏ ngoài, ngắt khúc vừa phải, chẻ làm bốn ngâm vào nước muối loãng. Bông so đũa ngắt bỏ nhụy bên trong ngâm vào nước muối loãng với bông súng, bông điên điển. Sau đó vớt chúng lên rửa sạch vài lần nước, để ráo.

Bước 3 : Pha vào chén 2 thìa canh nước mắm, 2.5 thìa canh đường, 1.5 thìa canh nước cốt canh, 1 thìa canh tương ớt khuấy đều (bạn có thể nấu sôi nước mắm đường rồi để nguội cho nước cốt chanh vào).

Bước 4 : Bỏ bông súng, bông điên điển, bông so đũa vào thau. Rưới lên phần nước sốt trộn gỏi trộn đều (không bóp làm dập hoa). Bỏ chúng ra đĩa để tép khô lên phía trên.

Như vậy bạn đã hoàn thành cách làm gỏi so đũa bông súng điên điển với tép đồng. Món ăn có hương vị chua ngọt, giòn rụm, tép ngọt tự nhiên cực cuốn. Thỉnh thoảng bạn có thể thực hiện món gỏi dân dã vào các bữa tiệc nho nhỏ trong gia đình chiêu đãi mọi người.

so đũa

Canh chua bông so đũa

Nguyên liệu

150gram tôm thẻ

200gram bông so đũa

100gram me

1 thìa canh tỏi băm

2 quả cà chua

Ít ngò gai, ngò om

Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, bột ngọt.

Các bước thực hiện

Bước 1 : Tôm thẻ bóc vỏ, bỏ chỉ đen, rửa sạch, để ráo bỏ vào chén. Ướp tôm với 1 thìa cà phê hạt nêm trộn đều.

Bước 2 : Bông so đũa ngắt bỏ nhụy bên trong, ngâm vào chậu nước muối loãng, rửa sạch, để ráo. Ngò om, ngò gai rửa sạch, thái nhỏ. Me ngâm cùng ít nước nóng, dầm nát, lọc lấy nước cốt me. Cà chua rửa sạch, thái múi cau nhỏ.

Bước 3 : Bắc nồi lên bếp cho vào 1 thìa canh dầu ăn phi thơm tỏi băm. Kế đến thả cà chua vào xào mềm thì cho tôm vào xào săn lại. Đổ vào nồi 1 lít nước nấu sôi.

Bước 4 : Nêm nếm vào nồi 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa canh nước mắm, nước cốt me, 2 thìa canh đường, 1/2 thìa cà phê bột ngọt. Tiếp theo cho hết bông so đũa vào, nêm nếm lại vừa miệng. Cho rau om, ngò gai, ít tiêu xay vào rồi tắt bếp.

Như vậy chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có món canh chua tôm bông so đũa thơm ngon. Món ăn có vị chua ngọt kích thích khẩu vị tuyệt vời. Ngày nắng nóng được thưởng thức tô canh chua mát lành thì còn gì tuyệt vời hơn.

Bông so đũa xào thịt bò

Nguyên liệu

500gram thịt bò

100gram bông so đũa

1 thìa canh tỏi băm

Gia vị: Dầu ăn, đường, hạt nêm, tiêu xay, muối, nước mắm

Các bước thực hiện

Bước 1 : Thịt bò ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch lại, chần thịt bò để khử hôi. Thái thịt bò thành các miếng vừa ăn bỏ vào tô.

Bước 2 : Ướp thịt bò với 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa canh dầu hào, 2 thìa canh nước tương, 1 thìa cà phê dầu ăn trộn đều. Ướp thịt khoảng 15 phút cho thấm gia vị.

Bước 3 : Bắc chảo lên bếp cho vào 1 thìa canh dầu ăn phi thơm tỏi băm. Bỏ thịt bò vào xào săn lại vừa chín tới thì cho ra đĩa riêng.

Bước 4 :

Lấy chảo bắc lên bếp cho vào 1 thìa canh dầu ăn phi thơm ít tỏi còn lại. Bỏ bông so đũa đã bỏ nhụy, rửa sạch vào đảo đều. Thêm 2 thìa canh nước lọc, 1 thìa cà phê hạt nêm.

Đảo đều khoảng 30 giây cho thịt bò xào cùng. Nêm nếm gia vị vừa miệng thì tắt bếp cho ra đĩa.

Bông so đũa là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của người dân Tây Nam Bộ. Món ăn quen thuộc gợi nhớ những ngày sáng tinh mơ đi học hái hoa so đũa húp mật ngọt ngon.

Đây là lý do khiến người ta dù xa cách bao lâu vẫn nhớ về hương vị quen thuộc của loài bông kỷ niệm.

>> Xem thêm Kỹ thuật trồng cây so đũa

 Bước 1: Làm đất
– Đập vụn đất thịt nhưng không vỡ vụn ra như cát sẽ phản tác dụng. Trộn vôi bột, khoảng 20kg/1ha. Nếu trồng tại nhà thì trộn 1 vốc tay/thùng xốp.
– Phơi ải đất, thời gian ít nhất từ 5 -7 ngày để diệt trùng một số mầm bệnh có trong đất như ấu trùng, kén, nhộng, nấm bệnh.
– Trộn hỗn hợp đất thịt đã phơi ải trên với giá thể tơi xốp như mùn dừa, xơ dừa, tro trấu, trấu hun với phân chuồng hoai mục (phân gà, phân chuồng, phân cá,…) hoặc phân trùn quế. 1 thùng xốp khoảng 30kg đất trộn với 1-3kg phân chuồng hoai mục. Tỉ lệ tốt nhất khoảng 70% đất + 30 tro trấu, phân hoai mục.
Bước 2: Gieo hạt
– Ngâm ủ hạt bằng cách: Ngâm hạt trong nước 2 sôi 3 lạnh (khoảng 40 độ C) trong 3 tiếng.
– Vớt ra, rửa sạch, để ráo nước.
– Lấy miếng vải cotton thấm nước tốt, nhúng nước, vắt kiệt rồi bọc hạt vào.
– Cho miếng vải đã bọc hạt vào túi nilon bịt kín, đem cất chỗ thoáng mát hoặc tủ lạnh – ngăn mát (khoảng 20 độ C).
– Sau 2 – 5 ngày hạt sẽ nứt nanh, mọc mầm.
– Đào các hố nhỏ khoảng 5 – 20 cm nếu trồng ngoài đất; cách nhau 40 – 50 cm để gieo hạt trực tiếp hoặc tốt nhất là gieo hạt vào bầu, khay ươm tiện chăm sóc.
– Để hạt phát triển tốt thành cây con khoẻ mạnh, cần trộn đất với phân chuồng hoai mục. Nếu gieo trên đất sạch, cần bổ sung lượng tro trấu, xơ dừa để giữ ẩm cho tốt.
– Độ sâu gieo hạt: 2-3 cm.
Bước 3: Chăm sóc
Khi cây con ra 2 – 5 lá thật, tiến hành lấy cây từ bầu, khay ươm ra đất đã chuẩn bị sẵn nếu ươm từ bầu, khay ươm.
Bón phân: Cần bón cả phân chuồng hoai mục và phân vô cơ để đạt hiệu quả cao nhất
Thời gian đầu mới trồng ngày tưới nước 1 – 2 lần cho cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Sau đó 1 tuần chỉ cần tưới nước 1 – 2 lần.
Bước 4: Thu hoạch
Nếu chăm sóc tốt, cây so đũa sẽ cho thu hoạch hoa sau khoảng 2,5 tháng sau khi trồng và ra hoa liên tục trong năm. Sau khi thu hoạch lứa đầu tiên thì khoảng 7 – 10 ngày ta sẽ thu hoạch được lứa hoa tiếp theo.
Khi cây phát triển lớn thì phải cắt bỏ bớt những nhánh bên dưới để tập trung nuôi dưỡng những cành nhánh bên trong. Vào mùa mưa bão thì nên mé một số nhánh lớn hoặc hãm độ cao của cây tránh bị đổ ngã.
Hàng tháng, bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng việc bón phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Thường xuyên làm cỏ, vun xới cho cây.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC