Hiện nay, tỷ lệ người bệnh bị rối loạn mỡ máu ngày càng tăng cao. Tuy không gây tử vong ngay, nhưng rối loạn mỡ máu gây nhiều tác hại xấu với sức khỏe như gây nên tình trạng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường,…
Rối loạn mỡ máu là gì?
Rối loạn mỡ máu hay rối loạn lipid máu là tình trạng nồng độ của một hoặc nhiều chất béo (lipid) trong máu không ổn định, quá cao hoặc quá thấp.
Máu gồm 3 loại chất béo chính:
- Lipoprotein mật độ cao – cholesterol “tốt” (HDL)
- Lipoprotein mật độ thấp – cholesterol “xấu” (LDL)
- Triglyceride – chất béo trung tính
Nếu bạn bị rối loạn lipid máu, nghĩa là mức LDL hoặc triglyceride có khi là cả 2, quá cao và mức HDL quá thấp.
Cholesterol LDL được coi là loại cholesterol xấu vì nó có thể tích tụ và hình thành các khối hoặc mảng bám trong các thành động mạch. Quá nhiều mảng bám trong động mạch tim có thể gây ra nhồi máu cơ tim.
HDL là cholesterol tốt vì nó giúp loại bỏ LDL khỏi máu.
Triglyceride tạo ra từ lượng calo bạn ăn vào nhưng vẫn chưa được dùng. Triglyceride được lưu trữ trong các tế bào chất béo. Nó sẽ giải phóng năng lượng khi bạn cần. Tuy nhiên, nếu nạp nhiều calo hơn mức đốt cháy, bạn có thể tích tụ triglyceride.
Bình thường, nồng độ cholesterol máu < 5,2 mmol/l, Triglycerides trong máu <2.3 mmol/l, HDL-C >= 1 mmol/l và LDL-C <3,4 mmol/l. Mức LDL và triglyceride cao khiến bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao hơn.
Nguyên nhân nào dẫn đến mỡ máu?
Yếu tố di truyền
Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn mỡ máu nguyên phát, rối loạn mỡ máu ở loại này chủ yếu là do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc bệnh khá hiếm và thường xuất hiện ở độ tuổi trước thiếu niên. Thế nhưng, đây lại chính là yếu tố gây ra rất nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch nghiêm trọng từ sớm và có thể làm cho tuổi thọ của người bệnh bị hạn chế.
Ít vận động
Tình trạng ít hoạt động thể chất, thậm chí không tập thể dục, lười vận động làm gia tăng các axit béo bão hòa trong cơ thể, dẫn đến tăng mức cholesterol xấu.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Nếu có chế độ ăn uống thiếu khoa học, không chỉ những người thừa cân béo phì, mà ngay cả những người thiếu cân cũng sẽ bị rối loạn lipid máu.
Mức cholesterol tăng trong máu đến từ một số loại thực phẩm rất giàu cholesterol xấu như bơ thực vật, thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng, tôm… Đặc biệt, những người gầy không thực sự quan tâm đến các loại thực phẩm họ tiêu thụ. Tuy họ ăn ít và không tăng cân nhưng đôi khi, thức ăn họ dung nạp lại chứa nhiều cholesterol xấu.
Lạm dụng rượu bia
Tiêu thụ lượng rượu quá mức cho phép sẽ dẫn đến sự gia tăng các lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C).
Một số bệnh lý:
Một số bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn mỡ máu như: suy giáp, hội chứng thận hư, hội chứng Cushing, đái tháo đường,…
ngoài ra, do một số thuốc ( corticoid, ức chế miễn dịch, thuốc ngừa thai…) có thể dẫn đến rối loạn mỡ máu.
Dấu hiệu nào cho biết có thể bạn đang bị rối loạn mỡ máu ?
Hầu hết những người có cholesterol máu cao đều không có dấu hiệu gì báo trước và cách duy nhất để phát hiện ra bệnh là làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, một số biểu hiện lâm sàng sau có thể giúp cảnh báo bạn cần gặp bác sĩ ngay
-
Cung giác mạc: có màu trắng hơi nhạt, hình tròn, được định vị xung quanh mống mắt. Đây là triệu chứng nhận biết bệnh có giá trị cao đối với những bệnh nhân dưới 50 tuổi.
-
Ban vàng: tập trung ở mí mắt phía dưới hoặc phía trên, đồng thời chúng cũng có thể phân tán rải rác xung quanh hoặc khu trú tại một vị trí.
-
U vàng gân: chủ yếu xuất hiện ở gân dũi của gót chân hoặc các ngón chân và bàn ngón tay ở các khớp đốt.
Hậu quả của rối loạn mỡ máu
Rối loạn lipid máu gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Theo nghiên cứu rối loạn lipid máu, chủ yếu là nồng độ cholesterol cao, góp phần gây ra khoảng 56% bệnh tim thiếu máu cục bộ và 18% đột quỵ, dẫn đến tử vong hơn 4,4 triệu người hàng năm trên thế giới.
Tăng cholesterol máu đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được đối với các bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Thông thường có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hay đi kèm nhau và thúc đẩy nhau tiến triển. Khi một người có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp sẽ làm nguy cơ bệnh tim mạch tăng lên gấp nhiều lần.
Những hậu quả mà rối loạn mỡ máu thường gây ra như:
Xơ vữa động mach
Khi có quá nhiều LDL cholesterol lưu thông trong máu, sẽ từ từ lắng đọng vào thành các mạch máu. Cùng với một số chất khác, nó sẽ hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm lòng mạch bị hẹp dần hoặc tắc hoàn toàn.
Đột quỵ, nhồi máu cơ tim
Rối loạn lipid máu là nguyên nhân dẫn tới quá trình xơ vữa động mạch làm hẹp lòng động mạch. Lượng máu không đủ cung cấp cho tim và não – hai cơ quan quan trọng của cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não…
Tăng huyết áp
Bên cạnh đó các mảng xơ vữa gây ra do rối loạn mỡ máu khiến mạch máu bị thu nhỏ lại, thành mạch bị xơ vữa, không đàn hồi. Vì vậy lượng máu lưu thông chảy qua sẽ khó khăn đòi hỏi tim phải tăng co bóp dẫn tới huyết áp tăng cao.
Viêm tụy cấp
Mức độ triglycerides cao (> 500 mg/dL [> 5,65 mmol/L]) có thể gây viêm tụy cấp. Nồng độ triglyceride rất cao cũng có thể gây ra gan lách to, dị cảm, khó thở và lú lẫn, u vàng phát ban trên thân, lưng, khuỷu tay, mông, đầu gối, bàn tay và bàn chân.
Những biến chứng khác
Ngoài các biến chứng nguy hiểm kể trên, rối loạn mỡ máu còn gây ra các biến chứng như gan nhiễm mỡ, béo phì, hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ bệnh lý đái tháo đường…
Rối loạn lipid máu là một bệnh lý diễn biến từ từ, ít có biểu hiện và cần phát hiện sớm nhằm ngăn ngừa những biến chứng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Rối loạn mỡ máu được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Chẩn đoán
Vì rối loạn mỡ máu thường không biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng nên xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán rối loạn mỡ máu. Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra LDL, HDL và triglyceride sẽ cho thấy mức độ của các chất béo trong cơ thể. Dựa vào đó, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có bị rối loạn mỡ máu không.
Bên cạnh những con số này bác sĩ có thể hỏi them bạn về những yếu tố nguy cơ để có phương pháp điều trị thích hợp.
Những chỉ số của mỡ máu có thể thay đổi từ năm này sang năm khác, vì vậy tốt nhất bạn nên làm xét nghiệm máu hàng năm.
Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, bác sĩ có thể đề nghị làm xét nghiệm máu thường xuyên hơn.
Điều trị
Việc điều trị rối loạn mỡ máu thường kết hợp cả 3 phương pháp: điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường vận động và sử dụng thuốc (nếu cần). Tùy theo mức độ rối loạn mỡ máu và các yếu tố nguy cơ khác của bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng thuốc hay không dùng thuốc.
Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu. Lựa chọn loại nào phụ thuộc vào thể trạng người bệnh, mức độ tăng cholesterol, các biến chứng trên mạch máu và các bệnh lý nền khác. Bạn cần đi khám để bác sĩ đánh giá toàn diện, từ đó có chỉ định thuốc phù hợp.
Cần làm gì để hạn chế biến chứng rối loạn mỡ máu?
Để hạn chế các biến chứng cũng như điều trị rối loạn mỡ máu, chúng ta cần
Hạn chế ăn các chất béo bão hòa gây tăng cholesterol máu.
Hạn chế các thức phẩm có nhiều chất béo bão hòa như: sữa chưa tách béo, thịt mỡ, bơ, dầu dừa, dầu cọ, các loại thức ăn rán,nội tạng động vật, thịt đỏ, các loại bánh như bích quy và ga tô…
Hạn chế thức ăn có cholesterol: có nguồn gốc từ động vật và có nhiều trong lòng đỏ trứng, nội tạng động vật…
Thay thế các thức ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa bao gồm: dầu hướng dương, sữa đậu nành, cá, một số loại quả, củ… Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một số ít các sản phẩm từ tự nhiên có hiệu quả làm giảm cholesterol. Theo khuyến nghị của bác sĩ, bạn hãy xem xét bổ sung các sản phẩm làm giảm cholesterol bao gồm:
- Lúa mạch;
- Beta-sitosterol (trong các thực phẩm bổ sung và một số bơ thực vật);
- Blond psyllium (có trong vỏ hạt);
- Bột yến mạch (trong bột yến mạch và yến mạch nguyên vẹn);
- Sitostanol (có trong các thực phẩm bổ sung và một số bơ thực vật).
Hạn chế rượu, thuốc lá
Hãy bỏ ngay hút thuốc lá vì thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hình thành xơ vữa động mạch của bạn mà còn ảnh hưởng đến rối loạn mỡ máu hoặc thông qua các nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…
Nếu bạn uống rượu, không nên uống quá nhiều. Tốt nhất nếu uống thì bạn nên uống rượu vang đỏ với số lượng không nên quá 142 ml mỗi ngày.
Tập thể dục thường xuyên và giảm cân nếu bạn bị thừa cân.
Ngoại trừ trường hợp rối loạn mỡ máu do khiếm khuyết di truyền, các trường hợp rối loạn mỡ máu khác đa phần đều gây ra do béo phì, ít vận động. Đặc biệt, hàng ngày, nên dành 30 phút tập thể dục, đi bộ (nên dành 150 phút đi bộ cho một tuần).
Người cao tuổi, tập thể dục bằng cách đi bộ buổi chiều là tốt nhất. Ngoài ra, cần sắp xếp thời gian học tập, lao động hợp lý.
Giảm cân nặng nếu bạn thừa cân/béo phì: hãy giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức lí tưởng (BMI từ 19 – 23) và vòng bụng không quá 90 ở nam giới và 75 ở nữ giới
Ngủ sớm, ngủ đủ giấc
Cần đảm bảo giấc ngủ tối thiểu từ 6 đến 7 tiếng/ngày. Đối với người cao tuổi không ngủ được nhiều, cũng có thể bù vào giấc ngủ trưa…
Những thói quen tốt này nếu được duy trì ngay từ lúc trẻ sẽ giúp phòng tránh được các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì khi lớn tuổi. Khi sử dụng các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, bạn nên tham vấn chi tiết với bác sĩ về thời gian điều trị cũng như tác dụng phụ của thuốc.
Biện pháp phòng ngừa rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu là một căn bệnh đáng lo ngại do những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, dù có những dấu hiệu rối loạn lipid máu hay không thì mọi người vẫn nên thực hiện những biện pháp sau đây để đẩy lùi hoặc hạn chế khả năng mắc bệnh:
-
Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh: ngủ đủ giờ – đúng bữa, ăn đủ bữa, tham gia các hoạt động giải trí – thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh.
-
Luyện tập thể dục mỗi ngày và từ bỏ những thói quen không tốt cho sức khoẻ như uống nhiều bia rượu hoặc hút thuốc lá. Nhằm nâng cao sức đề kháng, đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể.
-
Điều chỉnh hàm lượng mỡ trong khẩu phần ăn: Hạn chế ăn những thức ăn có chất béo bão hòa đã ở kể trên và thức ăn có cholesterol: có nguồn gốc từ động vật và có nhiều trong lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật…,
Ăn nhiều rau, hoa quả (nhiều lần trong ngày), ăn các loại ngũ cốc thay đổi và chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…), uống sữa không béo,thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da ,cá béo (nhiều dầu), ăn ít nhất 2 lần/tuần, đậu và đậu Hà lan, các loại hạt (số lượng hạn chế 4 – 5 lần/tuần)
- Dùng dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng
-
Nên duy trì cân nặng phù hợp dựa trên chỉ số khối cơ thể lý tưởng (BMI từ 19 đến 23). Không nên thừa cân quá mức vì dễ dẫn đến rối loạn lipid trong máu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC