Như thế nào gọi là kinh nguyệt ra ít?
Thường thì chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thường trong khoảng 28 – 32 ngày với số ngày hành kinh khoảng 3 – 7 và lượng máu mất đi khoảng 60 – 80ml/chu kỳ.
Những người bị kinh nguyệt ra ít tức là lượng máu kinh chỉ khoảng 20 – 30ml/chu kỳ và số ngày hành kinh < 2. Hiện tượng này có thể quan sát bằng cách theo dõi sự thay đổi số lượng băng vệ sinh dùng mỗi tháng, nếu nhận thấy số lượng băng vệ sinh dùng càng ngày càng ít tức là kinh nguyệt ra ít.
Dấu hiệu của kinh nguyệt ra ít
Sau đây là những dấu hiệu cho thấy bạn gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít:
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (trên 30 ngày).
- Kinh nguyệt xuất hiện 2 lần 1 tháng.
- Số ngày hành kinh chỉ 1 – 2 ngày.
- Lượng máu kinh ra mỗi lần rất ít, không đầy băng vệ sinh.
- Kinh nguyệt cũng có thể kéo dài nhiều ngày nhưng lượng máu ít, ra rải rác.
- Máu kinh có màu sắc bất thường.
- Chị em cũng xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi…
Nguyên nhân nào dẫn đến kinh nguyệt ra ít?
Hầu hết nữ giới gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra ít là do:
- Cơ thể đang căng thẳng
Nội tiết của cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tâm lý như: căng thẳng, stress trong công việc hoặc cuộc sống, hoặc thậm chí là vận động quá mức. Khi đó, não của bạn sẽ định hướng cho nội tiết trong cơ thể hoạt động theo một trình tự khác với bình thường. Điều đó dẫn đến kinh nguyệt của bạn bị ảnh hưởng, có thể số lượng sẽ ít hơn so với thông thường.
Những lúc như vậy, điều quan trọng là chị em phụ nữ phải nghỉ ngơi và thư giãn. Khi bạn trải qua được các áp lực, chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng sẽ trở về bình thường ngay thôi.
- Do cân nặng thay đổi
Tình trạng cân nặng thay đổi có thể làm chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc kinh nguyệt ra ít hơn bình thường rất nhiều. Khi bạn tăng cân, lượng chất béo tích tụ trong cơ thể có thể khiến hormone mất cân bằng. Tương tự, chế độ ăn kiêng giảm cân bằng cách hạn chế calo có thể khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái căng thẳng và tạo ra sự mất cân bằng hormone.
Tiến sĩ Akopians, một bác sĩ sản khoa tại Hoa Kỳ cho biết rằng cơ thể bạn cần một sự cân bằng giữa protein, carbohydrate, chất béo và vitamin để có thể hoạt động bình thường.
- Tuổi tác
Trong giai đoạn dậy thì, các bé gái thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn. Bởi vì, nồng độ hormone dao động theo chu kỳ hàng tháng, phải mất một vài năm để các hormone này phát triển một cách đều đặn. Điều đó có thể làm cho các bé gái có kinh nguyệt ít hoặc dài bất thường.
Bên cạnh đó, kinh nguyệt ra ít cũng có thể do mãn kinh. Bạn cần để ý tới độ tuổi của mình khi bắt gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít vì đây có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang dần thay đổi khi số tuổi tăng dần. Có rất nhiều phụ nữ ra rất nhiều kinh nguyệt ở độ tuổi từ 20 đến 30 nhưng lại có ít kinh nguyệt hơn khi 40 tuổi.
- Kinh nguyệt ra ít do biện pháp tránh thai
Một trong những lý do phổ biến nhất khiến kinh nguyệt ra ít là các phương pháp tránh thai nội tiết như thuốc viên uống tránh thai, miếng dán tránh thai, que cấy tránh thai hoặc vòng tránh thai nội tiết. Những phương pháp này không những có thể khiến kinh nguyệt ra ít mà còn làm kinh nguyệt có màu tối hoặc thậm chí là mất kinh.
Nếu bạn thấy các phương pháp tránh thai nội tiết không phù hợp với mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng những cách tránh thai không chứa hormone.
- Thai kỳ
Nếu có thai, bạn sẽ không có kinh. Phụ nữ có thể nhận thấy một số đốm máu và nghĩ rằng đó là kỳ kinh nhưng nó thực sự có thể là chảy máu do cấy ghép. Điều này có thể xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung. Máu cấy thường kéo dài trong hai ngày hoặc ít hơn
- Cho con bú
Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, kinh nguyệt có thể không trở lại ngay sau khi sinh. Hormone sản xuất sữa ngăn cản quá trình rụng trứng và khiến kinh nguyệt bị chậm lại. Tuy nhiên, có thể có kinh vài tháng sau khi sinh khi vẫn đang cho con bú.
Do vậy, phụ nữ vẫn có thể mang thai khi đang cho con bú, ngay cả khi kinh nguyệt chưa trở lại. Đó là bởi vì phụ nữ sẽ rụng trứng hai tuần trước kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh. Nếu đã quan hệ tình dục không an toàn khi đang cho con bú và bị ra máu, nên thử thai hoặc đi khám bác sĩ để xác nhận rằng ra máu không phải do chảy máu trong quá trình cấy ghép.
- Kinh nguyệt ra ít do mang thai ngoài tử cung
Một trong những dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất là mất kinh nguyệt. Tuy nhiên, chuyên gia sản khoa Janet Choi, giám đốc y tế tại CCRM in New York cho biết một số phụ nữ vẫn tiếp tục ra kinh nguyệt với lượng ít khi đang mang thai.
Tình trạng kinh nguyệt ra ít trong thai kỳ có thể là dấu hiệu cho thấy có thể bạn mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng trứng được thụ tinh bên ngoài tử cung do bạn gặp một số viêm nhiễm ở ống dẫn trứng, đặt vòng tránh thai hoặc có sẹo ở tử cung.
Tình trạng mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm nên nếu nghi ngờ, bạn cần thử thai và gặp bác sĩ ngay.
- Máu kinh ra ít do buồng trứng đa nang
Nếu bị kinh nguyệt không đều hoặc đã ngừng kinh nguyệt, đó có thể là kết quả của Hội chứng buồng trứng đa nang. Điều này gây ra sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến trứng ngừng trưởng thành. Sự thay đổi nội tiết tố này cũng có thể thay đổi cân nặng của phụ nữ và dẫn đến béo phì, gây mụn, khiến lông mặt mọc hoặc dẫn đến vô sinh.
Bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang thông qua việc sử dụng siêu âm. Đó là do hội chứng buồng trứng đa nang gây ra các u nang hình thành trong buồng trứng của phụ nữ.
Nếu bị hội chứng buồng trứng đa nang, bác sĩ có thể sẽ khuyên giảm cân và uống thuốc tránh thai để giúp kinh nguyệt trở lại bình thường. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc. Thuốc thường được kê đơn cho những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2, nhưng đôi khi nó được sử dụng ngoài nhãn hiệu để điều trị những người bị hội chứng buồng trứng đa nang. Nó giúp kiểm soát mức độ insulin và có thể giúp cải thiện sự rụng trứng, có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.
- Hẹp cổ tử cung
Tình trạng cổ tử cung thu hẹp hoặc đóng hoàn toàn rất hiếm nhưng cũng có thể xảy ra và khiến kinh nguyệt ra ít. Tình trạng có thể xảy ra sau khi bạn trải qua một số phẫu thuật cổ tử cung như thủ thuật khoét chóp cổ tử cung để loại bỏ tổn thương ở cổ tử cung hoặc cắt bỏ nội mạc tử cung. Hẹp cổ tử cung cũng có thể là do nồng độ estrogen thấp trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Khi cổ tử cung hẹp, kinh nguyệt vẫn bị giữ lại trong tử cung hoặc chỉ có thể chảy ra từ từ khiến kinh nguyệt ra ít. Nếu bạn bị đau bụng kinh nhưng kinh nguyệt lại ra ít thì nên đi khám ngay.
- Kinh nguyệt ra ít do tử cung có sẹo
Hầu hết phụ nữ đã từng trải qua các thủ thuật nong và nạo tử cung (dilation and curettage procedures) để chẩn đoán và điều trị một số bệnh tử cung hoặc bỏ thai mà không gặp bất kỳ biến chứng gì. Tuy nhiên, đôi khi thủ thuật này cũng để lại sẹo nghiêm trọng khiến kinh nguyệt bị ảnh hưởng.
Nếu hiện tượng kinh nguyệt ra ít xuất hiện sau khi bạn thực hiện thủ thuật nong và nạo tử cung, bạn có thể cần gặp bác sĩ để loại bỏ mô sẹo.
- Kinh nguyệt ra ít do bạn mất nhiều máu
Tuy rất hiếm nhưng tình trạng mất nhiều máu trong hoặc sau khi sinh có thể khiến cơ thể thiếu oxy làm ảnh hưởng tới tuyến yên và gây hội chứng Sheehan. Hội chứng này làm giảm đáng kể việc sản xuất tất cả các loại hormone, bao gồm cả những hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.
Mất máu quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt mà còn có thể gây ra rất nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Chị em phụ nữ cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời.
- Kinh nguyệt ra ít do mắc bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Bệnh cường giáp có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối với cơ, huyết áp và tim mạch… Một trong những triệu chứng của bệnh cường giáp là kinh nguyệt ra ít.
Do đó, nếu thấy kinh nguyệt ra ít cùng các dấu hiệu khác của bệnh cường giáp như: người mệt mỏi, thường xuyên lo lắng, đi tiểu nhiều… thì nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Kinh nguyệt ra ít khi nào cần gặp bác sĩ ?
Bạn nên gặp bác sĩ nếu bạn gặp các tình trạng sau đây liên quan đến kinh nguyệt ra ít:
- Kinh nguyệt ra ít kéo dài trong hơn 3 tháng liên tục.
- Kinh nguyệt thường xuyên bị bất thường, không đều hoặc bất thường.
- Kinh nguyệt ra ít liên quan đến một số triệu chứng khác như đau bụng cực mạnh, trầm cảm, mất cân bằng hormone hay các triệu chứng khác không bình thường.
- Bạn hoặc gia đình có tiền sử bệnh về hormonal như rối loạn tuyến yên, rối loạn tuyến vú hoặc rối loạn tuyến thượng thận.
- Đã có sự thay đổi đột ngột trong kinh nguyệt của bạn sau một thời gian ổn định.
Trong trường hợp bạn gặp những tình trạng trên, hỏi ý kiến bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra và lên phương án điều trị phù hợp.
Điều trị kinh nguyệt ra ít
Kinh nguyệt ra ít do nhiều nguyên nhân. Muốn khắc phục tình trạng máu kinh ra ít cần tìm được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Vì vậy cần đi khám để xử trí thích hợp bởi bác sĩ chuyên khoa.
Nếu do nội tiết thì việc điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định là điều hòa nội tiết tố nữ thích hợp, kiểm tra lại các cách tránh thai xem có phù hợp hay không.
Nếu kinh nguyệt ra ít kèm dấu hiệu bất thường khác như màu máu, có mùi hôi, khó chịu… thì sẽ kiểm tra xem nguyên nhân do bệnh gì và cách chữa trị phù hợp.
Cần làm gì khi kinh nguyệt ra ít?
Ngoài việc đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, để khắc phục hiện tượng này, chị em cũng cần:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh lý phụ khoa. Đặc biệt vấn đề này cần chú ý vào các thời điểm: trong kỳ kinh, trước và sau khi có quan hệ tình dục. Nếu đang trong chu kỳ kinh, cần nhớ thay băng sau mỗi 3 – 4 giờ để không tạo môi trường cho vi nấm, vi khuẩn phát triển.
- Bổ sung đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng sẽ giúp khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít . Theo đó, nữ giới cần tăng cường bổ sung chế độ ăn giàu sắt, vitamin và đạm đồng thời hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích và thức ăn quá mặn.
- Có lối sống khoa học, thoải mái sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn. Muốn vậy chị em phụ nữ hay cố gắng để cho đầu óc luôn trong trạng thái thoải mái, thư giãn chứ không nên căng thẳng, âu lo.
- Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên và vừa sức cũng là điều nên làm với những ai đang bị kinh nguyệt ra ít vì nó giúp cho máu được lưu thông tốt hơn.
- Không nên quá lo lắng khi kinh nguyệt ra ít, thậm chí một khoảng thời gian ngắn từ hai đến ba ngày được coi là bình thường. Nếu bị chậm kinh và nghĩ rằng có thể mang thai, hãy thử thai. Đảm bảo theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và đi khám bác sĩ khi cần thiết.
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC