HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CHÂM CỨU TRONG BỆNH LIỆT BELL’S (LIỆT MẶT)

Liệt Bell’s (hay còn là liệt mặt) là bệnh được đặt theo tên của tiến sĩ Charles Bell, một bác sĩ phẫu thuật người Scotland, người đã mô tả chứng rối loạn này vào năm 1821.

Bác sĩ Bell đã tập trung mô tả dây thần kinh mặt (còn được gọi là dây thần kinh sọ số VII) cho sự rối loạn này. Bệnh liệt Bell’s là do mất chức năng thần kinh mặt đột ngột, dẫn đến liệt nửa mặt cấp tính và có thể kèm theo các triệu chứng khác.

Không có nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh liệt Bell’s. Hầu hết mọi người tin rằng nó là kết quả của nhiễm vi-rút dẫn đến viêm dây thần kinh, thường xảy ra trong giai đoạn căng thẳng, bệnh tật hoặc thiếu ngủ.

Liệt Bell’s là một tình trạng yếu hoặc liệt cơ mặt không giải thích được. Nó bắt đầu đột ngột và trở nên tồi tệ hơn trong 48 giờ (do tổn thương dây thần kinh mặt). Đau và khó chịu thường xảy ra ở một bên mặt hoặc đầu.

Liệt Bell’s ảnh hưởng đến khoảng một trong số 5.000 người mỗi năm. Liệt Bell’s có thể tấn công bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi.

  Liệt bell's xảy ra ở mọi độ tuổi

Nó xảy ra thường xuyên nhất ở phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh tiểu đường, cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm các bệnh đường hô hấp trên khác. Liệt Bell’s ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ như nhau, và nó ít phổ biến hơn trước 15 tuổi hoặc sau 60 tuổi.

Liệt Bell’s và sự phục hồi của bệnh

Cơ hội hồi phục sau liệt Bell’s là khá tốt, sự hồi phục thường bắt đầu từ 2 tuần đến 6 tháng kể từ khi bắt đầu các triệu chứng.

Nhiều người khỏi bệnh ngay sau 14 ngày. Khoảng 85% mọi người sẽ hồi phục trong vòng ba tuần, mặc dù sự phục hồi có thể mất vài tháng trong một số trường hợp.

Chỉ có khoảng 5% bệnh nhân phục hồi kém. Bệnh nhân trẻ tuổi có xu hướng hồi phục tốt hơn bệnh nhân lớn tuổi. Chỉ có khoảng 7% số người bị bệnh liệt Bell’s sẽ bị một tái viêm khác.

Khoảng 12% – 30% số bệnh nhân mắc bệnh liệt Bell’s có các di chứng kéo dài liên quan sau đó.

Một số bệnh nhân có thể bị đau hoặc co thắt cơ mặt ngay cả khi khả năng cử động hồi phục, cũng có thể mất vị giác, mắt bị ảnh hưởng do trạng thái mở liên tục khi bệnh (trừ khi được bảo vệ mắt bị ảnh hưởng cẩn thận).

 Đôi khi trong quá trình dây thần kinh mặt tái tạo, các nhánh có thể phát triển thành các điểm đến khác với các điểm mà chúng kết nối ban đầu, đây được gọi là hiện tượng “Synkinesis” (đồng động), xảy ra khi cố gắng di chuyển một phần của khuôn mặt.

Chẳng hạn như khi miệng cử động dẫn đến chuyển động của một phần khác của khuôn mặt, chẳng hạn như mí mắt.

Trong hội chứng nước mắt cá sấu, dây thần kinh tái tạo kết nối việc chảy nước mắt với các cơ của miệng, do đó gây chảy nước mắt bất cứ khi nào ăn.

Mặc dù cơ hội hồi phục sau liệt Bell’s là tốt, nhưng điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy khuôn mặt chảy xệ, bởi vì bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm và tố nhất nếu đó có thể là đột quỵ.

Liệt Bell’s là một chẩn đoán loại trừ, có nghĩa là phải loại trừ các rối loạn nghiêm trọng hơn trước khi có thể đưa ra chẩn đoán.

Khi một nửa khuôn mặt mất khả năng cử động, đó thường là dấu hiệu của đột quỵ. Một bên miệng xệ xuống và có thể cũng không thể nhắm hoàn toàn mắt ở bên đó. Một nụ cười tươi biến đổi trông giống như một nụ cười nhếch mép hơn.

Bác sĩ thăm khám cho bạn để kiểm tra, phân biệt các triệu chứng của đột quỵ với liệt mặt đơn thuần.

Sự phân biệt này chủ yếu là do đường dây thần kinh chạy từ não đến mặt. Về cơ bản, trán của bạn nhận được kết nối từ cả hai bên não, trong khi phần dưới của khuôn mặt chỉ nhận kết nối từ một bên não.

Điều này có nghĩa là một người có vấn đề về não (đột quỵ) sẽ duy trì được cử động của trán trong khi một người có vấn đề với dây thần kinh mặt (liệt của Bell) sẽ bị mất cử động của trán.

Liệt mặt kiểu của hệ thống thần kinh ngoại vi (ví dụ: Bell’s Palsy)

  • Yếu 1/4 dưới và 1/4 trên của khuôn mặt
  • Mất cử động trán

Liệt mặt kiểu của hệ thần kinh trung ương (ví dụ: Đột quỵ)

  • Yếu 1/4 dưới của khuôn mặt
  • Cử động di chuyển trán vẫn thực hiện được.

Liệt Bell’s có thể được điều trị bằng châm cứu không?

Theo Y học cổ truyền, liệt Bell’s được mô tả tương ứng với chứng “Khẩu nhãn oa tà”.

Nguyên nhân gây ra đứng đầu là do phong tà. Sự thiếu hụt của khí hay cụ thể hơn là chính khí dẫn đến sự xâm nhập của phong tà vào kinh lạc vùng mặt mà gây bệnh.

Châm cứu là một phần của nền Y học cổ truyền và có từ hàng nghìn năm trước. Việc đưa các cây kim nhỏ vào các điểm huyệt đạo trên da hoặc áp dụng các kỹ thuật khác để kích thích các huyệt đạo, mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Châm cứu được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau trong cơ thể, một số nghiên cứu cho rằng châm cứu có thể làm giảm viêm bằng cách ức chế ở mức độ phân tử, gây ra thay đổi chất dẫn truyền thần kinh, hormon hoặc giúp nới lỏng mô liên kết, làm giãn cơ…

Trong bệnh liệt Bell’s, điều trị bằng châm cứu được cho là điều chỉnh hoạt động của kinh lạc và tạng phủ, điều hòa khí và huyết, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.

Châm cứu điều trị Liệt Bell's

Ngoài ra còn tăng khả năng hưng phấn của thần kinh, thúc đẩy tái tạo các sợi thần kinh và hình thành các nhánh phụ của nó, tăng cường sức mạnh cơ và lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và phục hồi các chức năng của cơ thể.

Một số nghiên cứu đặc biệt là ở Trung Quốc đã cho thấy hiệu quả điều trị tốt của châm cứu đối với bệnh liệt mặt.

Các tài liệu báo cáo tỷ lệ chữa khỏi thấp nhất là 37% và cao nhất là 100%, và trung bình là 81% (He 1995). Kết luận này là từ một đánh giá không có hệ thống của hơn 50 bài báo. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét một cách hệ thống về châm cứu trong điều trị bệnh liệt Bell’s.

Trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp (2021) so sánh hiệu quả và an toàn của châm cứu trong giai đoạn cấp tính và giai đoạn không cấp tính của bệnh liệt Bell’s ghi nhận trong 17 RCT đủ điều kiện, với tổng số 2644 bệnh nhân.

Kết quả phân tích tổng hợp cho thấy rằng châm cứu và xoa bóp bấm huyệt an toàn và hiệu quả đối với bệnh liệt Bell’s trong giai đoạn cấp tính so với giai đoạn không cấp tính, cải thiện tỷ lệ chữa khỏi liệt Bell’s, rút ​​ngắn thời gian chữa khỏi và giảm xuất hiện di chứng.

Tương tự một nghiên cứu can thiệp sớm bệnh nhân liệt Bell’s  bằng châm cứu thu thập dữ liệu lâm sàng từ Bệnh viện liên kết thứ ba của Đại học SUN-YAT SEN từ năm 2016 đến năm 2021.

345 bệnh nhân được chia thành hai nhóm có hay không điều trị châm cứu ban đầu trong vòng 7 ngày kể từ khi bắt đầu bị liệt mặt. Các yếu tố đánh giá bao gồm thời gian để phục hồi hoàn toàn chức năng khuôn mặt, tỷ lệ hồi phục hoàn toàn và sự xuất hiện của các di chứng trong 24 tuần.

Trong nhóm được can thiệp châm có tỷ lệ kết cục thuận lợi sau 12 tuần cao hơn nhóm không được can thiệp (93,4 so với 80,3%, p = 0,032), và sự xuất hiện của di chứng sau 24 tuần cho thấy xu hướng giảm nhiều hơn ở nhóm được can thiệp châm so với nhóm không châm (6,6 so với 16,4%, p = 0,088).

Vì vậy, châm cứu can thiệp ở giai đoạn cấp của liệt Bell’s có thể rút ngắn thời gian hồi phục và cải thiện kết quả.

Một nghiên cứu khác được công bố năm 2019 cho thấy hiệu quả của châm cứu trong điều trị di chứng liệt Bell’s.

Trong nghiên cứu này, bốn mươi bệnh nhân bị di chứng liệt của Bell được phân bổ ngẫu nhiên vào nhóm châm cứu hoặc nhóm chứng.

Kết quả lâm sàng trước và sau khi điều trị được đánh giá bằng các xét nghiệm về điện thế hoạt động của hợp chất dẫn truyền thần kinh mặt và thang phân loại HouseeBrackmann (HB) và Sunnybrook (SB).

Các huyệt đạo trong nhóm châm cứu bao gồm:

– Bên bị ảnh hưởng: Tứ bạch (ST2), Giáp xa (ST 6), Ế phong (TE17), Ấn đường (Ex-HN5, Giản sử (PC5), Nội quan (PC6), Thần môn (HT7), Hành gian (LR2), Thái xung (LR3).

– Châm hai bên: Địa thương (ST4), Hạ quan (ST7), Túc tam lý (ST 36), Hợp cốc (LI4), Thủ tam lý (LI10), Dương bạch (GB14).

– Các huyệt khác: Bách hội (GV20), Thần đình (GV24), Ấn đường (Ex-HN3), Thừa tương (CV24).

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả nhận thấy rằng điều trị bằng châm cứu có hiệu quả trong việc cải thiện di chứng liệt Bell’s.

Huyệt Hợp cốc

Ngoài hiệu quả lâm sàng và tính an toàn của châm cứu ra, thì năm 2019 trong một nghiên cứu khác (mù, ngẫu nhiên, có đối chứng) nhóm tác giả người Hàn quốc đã sử dụng kết hợp cấy chỉ để điều trị di chứng của bệnh liệt Bell’s .

Các triệu chứng di chứng của bệnh liệt Bell’s thường biểu hiện như hội chứng co thắt, co cứng, co thắt và nước mắt cá sấu, và hiếm khi biểu hiện bằng giảm tiết nước mắt, rối loạn vị giác và suy giảm thính lực.

Ngoài ra các đặc điểm lâm sàng phức tạp kết hợp với các vấn đề về ngoại hình khuôn mặt, cảm giác cứng đơ chủ quan, mất biểu hiện cảm xúc…

Khoảng năm mươi sáu bệnh nhân từ 19-65 tuổi, người đã trải qua di chứng của bệnh liệt Bell’s trong hơn 3 tháng, sẽ được tuyển chọn và sàng lọc dựa trên các tiêu chí.

Sau khi sàng lọc, họ sẽ được phân bổ ngẫu nhiên vào nhóm cấy chỉ hoặc nhóm cấy chỉ giả. Cả hai nhóm sẽ được điều trị trên mười vị trí huyệt mỗi tuần một lần, liên tiếp trong 8 tuần.

Ngoài ra, cả hai nhóm sẽ được điều trị châm cứu giống nhau hai lần một tuần, trong 8 tuần như một phương pháp điều trị đồng thời.

Đối với điều trị bằng châm cứu, một kim châm cứu dùng một lần 0,20 × 30 mm (Dongbang) sẽ được đưa vào ở độ sâu 5 mm và sẽ được giữ lại trong 30 phút trên các huyệt sau:

Nhân trung (GV26), Thừa tương (CV24) và châm cả hai bên các huyệt Cự liêu (ST3), Địa thương (ST4), Giáp xa (ST6), Hạ quan (ST7), Nghinh hương (LI20), Toản trúc (BL2), Dương bạch (GB14), Ty trúc không (TE23), Đồng tử liêu (GB1), Ế phong (TE17), Hợp cốc (LI4) và Chương môn (LR3).

Nhóm tác giả hy vọng kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp bằng chứng lâm sàng về những thay đổi trong việc đánh giá toàn diện di chứng của bệnh liệt Bell’s trong khoảng thời gian 8 tuần.

Những phát hiện này sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng hiểu biết về cấy chỉ và cân nhắc lựa chọn cấy chỉ như là một điều trị cho những bệnh nhân bị di chứng của bệnh liệt Bell’s.

Vào mùa thu đông, nhiệt độ giảm xuống và gió mạnh hơn. Do sinh hoạt và bảo vệ sức khỏe không đúng cách, trái gió trở trời có thể gây liệt mặt.

Bệnh nhân liệt mặt không nhắm được mắt, cơ một bên mặt xệ xuống, miệng méo, chảy nước miếng, chảy nước mắt, không nhấc được lông mày, thậm chí đau vùng sau tai.

Liệt mặt tuy không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Vì vậy, không thể bỏ qua việc điều trị và phòng ngừa bệnh liệt mặt. Bệnh liệt mặt cần được phát hiện và điều trị ngay từ sớm. Châm cứu và thuốc đông y đã ghi nhận tác dụng điều trị liệt mặt rất hiệu quả.

Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế

Kính chào Quý Khách hàng,

Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMClogo

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC