Gai gót chân là bệnh gì?
Gai gót chân còn được gọi bằng những tên gọi khác như đau cựa gót chân hay viêm cân gan bàn chân.
Thực chất gai gót chân là hệ quả của viêm cân gan chân/viêm cân mạc gan bàn chân. Phần chân của chúng ta có một lớp cân (gân) bám từ xương gót kéo dài ra năm ngón. Nơi bám của lớp cân này là nơi chịu lực căng lớn khi bạn vận động chạy nhảy. Do nhiều nguyên nhân chỗ bám này bị suy yếu, viêm mãn tính, rồi ngấm đọng chất canxi.
Khi chụp X-quang phần chân, chúng ta sẽ thấy có nốt vôi hóa chỗ đầu cân bám vào xương gót nhìn như gai gót chân chứ thực tế đây không phải là xương gót mọc gai. Do vậy, nguyên nhân bạn thấy đau có thể là do đầu cân bị viêm mãn tính chứ không phải gai xương đâm vào làm bạn đau.
Dấu hiệu nhận biết gai gót chân
-
Bệnh nhân bị đau nhức toàn bộ mặt dưới của gót chân, nhất là ở chỗ cách gót chân 4cm về phía trước
- Người bệnh thường đau lúc sáng sớm vì bàn chân giữ ở tư thế gấp về phía gan bàn chân trong suốt một đêm, khiến cân gan chân bị co ngắn lại. Lúc thức giấc, người bệnh đặt bước chân đầu tiên xuống đất, khiến cân gan chân bị kéo căng, gây đau nhiều cảm giác như có cái gai hoặc như đạp lên vỏ sầu riêng, thốn lên tới tim óc khiến cho người bệnh rất sợ. Giống như câu “bệnh khớp đớp vào tim”, người ta hay bảo hay là bị đau tim nhưng không phải
Đi một hồi khoảng 15 phút sau đó thì triệu chứng này giảm lại, có nhiều người sẽ hết hoàn toàn, cũng có những người đau âm ỉ, nhưng với cường độ dễ chịu hơn so với lúc ban đầu khi đặt chân xuống giường rất nhiều.
-
Sau khi vận động nhanh, mạnh, đột ngột cũng sẽ khiến gót chân bị đau. Cảm giác này càng tăng nặng khi mang vác đồ vật nặng hoặc di chuyển trên bề mặt cứng.
- Khi dùng tay đè ấn quanh gót chân hay đứng bằng gót chân cũng có thể gây ra đau nhói.
Nguyên nhân gây gai gót chân
Thường thì tình trạng gai gót chân không có nguyên nhân rõ ràng, đặc biệt ở người già. Tuy nhiên, những chấn thương nhỏ lặp lại nhiều lần như căng cơ và dây chằng xảy ra khi chạy nhảy, đi bộ lâu ngày trên địa hình cứng gây viêm hoặc đứt gân cơ vùng gan bàn chân được cho là nguyên nhân chính gây gai gót chân
Cơ thể đã tự hình thành một cơ chế phản vệ với tình trạng này đó là tăng sinh các tổ chức canxi vùng xương gót chân tạo ra các gai xương nhọn.
Những yếu tố khác thúc đẩy phát triển bệnh gai gót chân bao gồm:
-
Mắc phải những bệnh lý như viêm cân gan chân, viêm khớp, bàn chân bẹt;
- Bị căng gân Achilles: điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng duỗi mắt cá chân và dễ tổn thương cân mạc gan bàn chân.
-
Thừa cân làm gia tăng áp lực lên phần gót chân;
-
Gặp phải một số chấn thương như rách, bầm gót chân;
-
Giày dép chật, hay đi giày cao gót hoặc không sử dụng miếng lót đệm gót chân để hỗ trợ.
- Tác động lên bàn chân một thời gian dài, hoặc đi bộ, chạy, đứng nhiều v.v, đặc biệt khi bạn không quen hoặc trước đó bạn ít vận động
- Căng đột ngột ở gan bàn chân do đi bộ lên cầu thang hoặc đi nhón chân
- Gai gót chân do bệnh gout.
- Do người bệnh bị lupus ban đỏ: Khi bị lupus ban đỏ, các cơn đau sẽ xuất hiện vào buổi sớm và thuyên giảm dần vào trong ngày.
- Do hệ thống tĩnh mạch của phần xương ở gót chân bị tắc nghẽn máu. Đây là nguyên nhân khiến cho máu không thể di chuyển đến gót chân và khiến cho chân bị đau và sưng.
Những ai dễ bị gai gót chân
- Gai gót chân thường xảy ra ở cả hai giới và thường ở độ tuổi trung niên (trên 40 tuổi). Những người độ tuổi 40 – 45 trở lên hoặc phụ nữ lớn tuổi. Cấu trúc giải phẫu vùng xương, vùng cân gan chân sẽ có lớp mô đệm. Khi lớn tuổi, lớp mô đệm mỏng lại, sự đàn hồi giảm đi, gót chân sẽ dễ bị chấn thương hơn
- Người có thói quen nhảy từ trên cao xuống, đi chân không trên những vùng đất không được bằng phẳng, có sỏi đá.
- Người thừa cân béo phì
-
Mắc phải những bệnh lý như viêm cân gan chân, viêm khớp, bàn chân bẹt;
-
Gặp phải một số chấn thương như rách, bầm gót chân;
-
Giày dép chật, hay đi giày cao gót hoặc không sử dụng miếng lót đệm gót chân để hỗ trợ.
Điều trị gai gót chân như thế nào?
Sử dụng thuốc:
- Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm triệu chứng cho bệnh nhân. Một số thuốc được dùng trong điều trị gai gót chân bao gồm: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen, Celecoxib, Acetaminophen,…
- Một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể tư vấn tiêm Corticoid vào vùng viêm. Khi điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định từ nhân viên y tế.
Điều trị phẫu thuật:
Gai gót chân hoàn toàn có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, dù sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội nhưng việc mổ gai gót chân thường không được khuyến khích bởi bệnh dễ có nguy cơ bị tái phát trở lại. Có những người có thể khỏi hoàn toàn sau khi mổ nhưng cũng có người lại rất dễ dàng bị lại.
Việc chỉ định phẫu thuật chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh đã kéo dài và các phương pháp khác đều không mang lại hiệu quả.
Khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cắt một bên của cân gan chân chứ không loại bỏ đi phần gai chân. Từ đó sẽ khiến cho phần cân gan chân giảm bớt sức căng và tình trạng viêm một cách rõ rệt. Mổ gai gót chân được xem là phương pháp khá đơn giản và để lại rất ít biến chứng. Các bác sĩ có thể lựa chọn mổ nội soi hoặc mổ mở. Tuy nhiên, phương pháp mổ nội soi thường được sử dụng phổ biến hơn do chúng thường có ưu điểm là ít xâm lấn và giảm đau hiệu quả.
Tập vật lý trị liệu:
Bệnh nhân gai gót chân có thể sử dụng các phương pháp như siêu âm điều trị, hồng ngoại, sóng ngắn, các bài tập cho bệnh lý gai xương gót,… Bệnh nhân cũng có thể chườm đá lên vùng gót chân 4 lần mỗi ngày, mỗi lần duy trì từ 15 đến 20 phút để giảm đau.
Một số bài tập cho gai gót chân như:
Bài tập 1:
- Bắt đầu với tư thế nghiêng người về trước, hai bàn tay chống vào tường, đầu gối bên chân đau duỗi thẳng hoàn toàn, gấp đầu gối chân còn lại.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây.
- Thư giãn và đứng thẳng người lên, thực hiện 20 lần mỗi bên.
Bài tập 2
- Bắt đầu với tư thế ngồi gác chân đau lên chân lành.
- Dùng tay nắm lấy ngón chân cái kéo nhẹ về phía mình, giữ trong khoảng 15 – 30 giây.
- Lặp lại động tác này 3 lần rồi thực hiện tương tự với chân còn lại
Bài tập 3:
- Chuẩn bị 1 chiếc khăn lông dài 80cm để làm dây tập.
- Ngồi trên ghế, nhẹ nhàng luồn khăn qua vòm bàn chân.
- Hai tay giữ hai đầu khăn, rướn các ngón chân về phía cơ thể.
- Giữ nguyên tư thế trên khoảng 15 – 30 giây, lặp lại 3 lần.
Châm cứu chữa gai gót chân
Phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh khác nhau, mà các y bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình, công thức huyệt châm cứu chữa gai gót chân, phù hợp cho từng người.
Thông thường vị trí huyệt được lựa chọn là:
- Thực chứng (châm tả): huyệt tại chỗ (đau và khó chịu nhiều).
- Hư chứng: ngoài châm tả các huyệt ở thực chứng còn châm bổ.
- Can hư: Thái xung, Tam âm giao.
- Thận hư: Thận du, Thái khê, Quan nguyên.
- Tỳ hư: Thái bạch, Tam âm giao.
- Ngoài ra, còn có thể gia thêm một số huyệt lân cận vùng gót như: Côn lôn, Thái khê, Đại chung, Thủy tuyền, Thừa sơn…hoặc Dương lăng tuyền, Túc tam lý.
Nếu sử dụng máy điện châm thì: Tần số tả là 5-10 Hz và bổ là 1-3 Hz. Cường độ từ 0-150 microAmpe, tùy theo mức chịu đựng của người bệnh. Thời gian châm khoảng 20-30 phút/ngày, kéo dài khoảng 10-15 lần.
Gai gót chân có nên đi bộ không?
Mỗi khi chúng ta bước đi, phần trọng lực của cơ thể sẽ bị dồn nén vào một bên gót chân. Lúc này, phần gót chân sẽ phải gánh khối lượng gấp 20 lần so với trọng lượng của cơ thể.
Khi bạn thả lỏng cơ thể, phần cơ nơi bàn chân sẽ được co lại và không phải chịu nhiều áp lực. Lúc này, các cơn đau sẽ được thuyên giảm một cách rõ rệt. Tuy nhiên, mỗi khi đứng lên cử động, phần lòng bàn chân lại phải gánh chịu áp lực. Càng để lâu, cơ thể sẽ tiết ra một hoạt chất và bao bọc lại những phần gân bị tổn thương. Đây chính là tác nhân tạo nên các gai xương và khiến các cơn đau xảy ra dữ dội hơn.
Thông thường, tần suất các cơn đau sẽ tăng lên khi vận động và dịu đi khi cơ thể bạn được nghỉ ngơi. Đặc biệt, khi người bệnh mang vác vật nặng hoặc di chuyển trên bề mặt gồ ghề thì tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Chính vì vậy, khi bị gai gót chân, bệnh nhân không nên đi bộ nhiều.
Gai gót chân thì có cần ăn kiêng gì không?
Nhiều người nghĩ bệnh gai gót đó là canxi nên nếu ăn gì nhiều canxi thì sẽ đọng lại chỗ đó. Nhưng mà không phải. Bạn nên ăn làm sao cho mình vẫn giữ được trọng lượng cơ thể cho phù hợp vì bàn chân mình phải chịu toàn bộ lực cơ thể đặt lên trên đó, nên nếu càng thừa cân thì gót chân sẽ càng làm việc nhiều hơn, khả năng bị sang chấn nhiều hơn chứ không có chế độ ăn nào bắt buộc cả.
Người bị gai gót chân thì cần chú ý những gì?
- Tránh đi chân trần hay mang những loại giày dép có phần đế cứng, không nâng đỡ chân tốt. Thay vào đó, người bệnh nên chọn giày dép vừa vặn, đế mềm, miếng lót dày, độ cao khoảng 3cm để hỗ trợ nâng đỡ vòm chân và nên đi dép trong nhà.
- Buổi sáng thức dậy, chúng ta còn đang ngái ngủ thì các bạn nên cử động các khớp, tránh trường hợp thức dậy trễ, đột ngột nhảy tót ra khỏi giường sẽ không tốt cho bàn chân.
- Ở vùng bàn chân bạn có thể tập những động tác: dựng đứng bàn chân lên, kéo căng hết sức, cố gắng bẻ ngược bàn chân về phía mình, làm các động tác từ 5 – 10 lần nếu có thời gian, sau đó tiếp tục xoay trong, xoay ngoài hai bàn chân, lắc một hồi, giống như làm nóng vùng cân cơ đó lên
- Nghỉ ngơi, tránh mang vác vật nặng. Bạn cũng không nên đứng hoặc di chuyển nhiều nhưng cũng đừng nên nằm hay ngồi một chỗ quá lâu bởi vì sẽ khiến cho bệnh nhân càng đau đớn.
- Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách gác chân cao, mang băng thun, chườm lạnh,…
- Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, đặc biệt là khởi động cổ chân và bàn chân.
- Tập luyện và xoa bóp gót chân.
- Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung các loại vitamin và các khoáng chất cần thiết.
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định.
Cần làm gì để phòng ngừa gai gót chân
- Tránh những chấn thương trên vùng gót chân như đi chân không, đi trên nền đất cứng, không bằng phẳng, không mang giày dép để bảo trợ hoặc những em nữ mang giày búp bê quá thấp làm giảm độ đàn hồi. Trong nhà cũng nên có một đôi dép
- Các bạn chơi thể thao cố gắng mang đôi giày phù hợp với các môn thể thao của mình, nên khởi động thật kỹ vùng cổ chân để tránh những tổn thương.
- Mang giày có kích cỡ vừa vặn với bàn chân, đế giày không nên quá cứng hoặc quá mềm;
-
Không nên mang vác vật nặng quá sức chịu đựng, tránh đứng lâu một chỗ trong thời gian dài;
-
Có một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng giữa vitamin và các khoáng chất cần thiết;
-
Trọng lượng cơ thể nên được duy trì ở mức ổn định, chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để giúp củng cố sự dẻo dai của bàn chân, nhất là vùng gót chân và gan bàn chân.
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC