Đau dây thần kinh liên sườn là hội chứng bệnh lý phổ biến hiện nay, nó không gây tử vong nhưng lại tao ra các cơn đau khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người.
Đau dây thần kinh liên sườn là gì?
Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh cảnh xuất hiện khi dây thần kinh liên sườn bị tổn thương (viêm nhiễm, chèn ép) tuỳ vào vị trí mức độ, số lượng dây thần kinh liên sườn bị tổn thương trên lâm sàng mà bệnh nhân có biểu hiện khác nhau.
Các dây thần kinh liên sườn nằm ở tủy sống, dưới mỗi xương sườn. Dây thần kinh liên sườn xuất phát từ đoạn tủy ngực (lưng) từ đốt sống D1 – D12. Sau khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch – thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn.
Vì mối liên quan như vậy nên các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn và thành ngực đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Hơn nữa các dây thần kinh liên sườn cũng là các dây thần kinh nằm ở vị trí nông nên dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Đau dây thần kinh liên sườn bao gồm tất cả những cơn đau tại vị trí này do nguyên nhân thần kinh.
Triệu chứng của đau dây thần kinh liên sườn
Đau dây thần kinh liên sườn là một bất thường có thể gặp trong nhiều bối cảnh bệnh lý khác nhau ở mọi độ tuổi
Triệu chứng thường gặp là cảm giác đau ngực, tức ngực, đau lan ra các khu vực xung quanh từ cột sống đến cạnh sống. Người bị đau dây thần kinh liên sườn thường chỉ đau một bên (trái hoặc phải) đau từ trước ngực (xương ức) lan theo mạn sườn ra phía sau cạnh cột sống hoặc lan từ lưng ra phía trước ngực.
Một số người cảm thấy đau dọc theo các xương sườn. Mức độ đau thường dữ dội hơn khi hít thở sâu, nâng đồ vật, xoay/ vặn người hay khi ho, hắt hơi, cười. Bệnh thường gây đau về đêm. Trong một số trường hợp, khi bạn đang nghỉ ngơi, thư giãn, không phải vận động mạnh, cơn đau cũng xuất hiện và gây ra cảm giác khó chịu
Những cơn đau dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, khó chịu. Thông thường, cơn đau sẽ kéo dài âm ỉ khiến mọi sinh hoạt hàng ngày của bạn bị đảo lộn. Bên cạnh cảm giác đau buốt, khó chịu ở lồng ngực, tùy vào dây thần kinh liên sườn bị tổn thương và các bệnh lý liên quan mà đặc điểm triệu chứng của người bệnh cũng khác nhau
Các triệu chứng khác có thể xuất hiện là:
- Đau bụng
- Sốt, mệt mỏi
- Ngứa, tê rần, đau châm chích ở xương sườn, ngực hay bụng
- Đau và hạn chế khả năng vận động ở cánh tay, vai, lưng nếu nặng
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân
- Đau dây thần kinh liên sườn do thoái hóa cột sống ngực
Hầu hết những người mắc chứng đau dây thần kinh liên sườn thuộc nhóm này là những người cao tuổi. Đặc điểm bệnh gây đau âm ỉ ở vùng cột sống, cơn đau tăng khi người bệnh cử động hoặc ấn vào giữa cột sống. Theo thời gian, đau dây thần kinh liên sườn do thoái hóa cột sống ngực sẽ ngày càng tăng lên gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động thường ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Đau dây thần kinh liên sườn do zona
Đây là nguyên nhân nhiễm khuẩn thường gặp nhất gây đau dây thần kinh liên sườn. Người bệnh cảm giác đau kiểu bỏng rát nhiều vùng da tương ứng theo khoanh tủy trong giai đoạn cấp tính, đau nhiều hơn khi tiếp xúc với áo quần hoặc khi chạm vào.
Một vài ngày sau, các mụn nước nhỏ trên nền ban đỏ bắt đầu xuất hiện dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn, sau khoảng một tuần mụn nước sẽ bong vảy và có thể để lại sẹo. Biểu hiện toàn thân thấy được ở người bệnh trong giai đoạn này là sốt nhẹ, mệt mỏi. Triệu chứng đau có thể kéo dài dai dẳng sau khi các mụn nước biến mất, thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi.
- Bệnh lý tủy sống: Đau dây thần kinh liên sườn thường là triệu chứng sớm của u rễ thần kinh và u ngoại tủy. Bệnh nhân có cảm giác đau một bên, khu trú rõ, đau kiểu đánh đai ở một bên sườn
- Đau dây thần kinh liên sườn do ung thư hoặc lao cột sống
Cơn đau cột sống do lao cột sống hoặc ung thư cột sống ngực dữ dội và cục bộ hơn so với tình trạng thoái hóa. Với trường hợp này, bệnh nhân cần được can thiệp điều trị sớm bởi bệnh có thể dẫn đến biến dạng cột sống nguy hiểm.
Ngoài đau dây thần kinh liên sườn, bệnh còn gây các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi thường xuyên, sụt cân, sốt nhẹ,…
- Do nhiễm khuẩn
Nếu bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn, và người bệnh sẽ cảm thấy đau ở khu vực này, kèm theo đó là các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ. Khi các mụn nước vỡ, khô, bong vảy và để lại sẹo thì cảm giác đau ở sườn cũng sẽ biến mất.
- Chấn thương cột sống
Chấn thương cột sống do lực tác động mạnh hoặc vận động sai tư thế với cường độ mạch có thể gây đau dây thần kinh liên sườn. Cơn đau thường khá cục bộ tại vị trí cột sống bị tổn thương.
- Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát
Phân nhóm này chỉ những trường hợp không có nguyên nhân thực thể gây bệnh. Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát thường do thời tiết quá lạnh hoặc sau một vận động quá tầm. Đau khu trú ở vùng cạnh sống hoặc bả vai lan dọc theo khung sườn tương ứng với đường đi của dây thần kinh liên sườn. Đặc điểm đau bao gồm âm ỉ liên tục, đau khi thay đổi tư thế hoặc khi hít thở sâu.
- Một số nguyên nhân toàn thân gây đau dây thần kinh liên sườn khác:
Đau sau phẫu thuật lồng ngực, vú và bụng
Đái tháo đường,viêm đa rễ thần kinh, viêm đa dây thần kinh, nhiễm độc,… bệnh nhân thường phải trải qua các triệu chứng của bệnh lý nền trước sau đó mới xuất hiện dấu hiệu đau lan dọc khung xương sườn theo đường đi của các dây thần kinh liên sườn.
- Đau dây thần kinh liên sườn trong thai kỳ
Phụ nữ mang thai đôi khi có thể bị đau dây thần kinh liên sườn. Tình trạng này là do trong thời gian mang thai với nhiều sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh của thai phụ.
Như một nghiên cứu giải thích có một số nguyên nhân gây ra tình trạng này, ví dụ như tử cung ngày càng lớn có thể gây áp lực lên các dây thần kinh liên sườn dưới, có thể gây kích thích các dây thần kinh giữa các đốt sống của một người.
Chứng đau dây thần kinh liên sườn không thật sự phổ biến trong thai kỳ. Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai thường thuyên giảm sau khi sinh.
Chẩn đoán:
Đau dây thần kinh liên sườn là một hội chứng xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thế chẩn đoán một tình trạng đau dây thần kinh liên sườn cần chẩn đoán nguyên nhân nền bên dưới mới giúp tăng hiệu quả của việc điều trị.
Triệu chứng lâm sàng đau tức ngực lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn đến vùng lưng cạnh sống đủ để gợi ý tình trạng đau dây thần kinh liên sườn. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp với các phương tiện cận lâm sàng mới có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn như:
- Chụp Xquang cột sống ngực trong chấn thương và thoái hoá cột sống ngực
- MRI cột sống ngực trong u tủy, các xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh lý nội khoa như đái tháo đường, nhiễm độc,…
Phương pháp điều trị:
Do đau dây thần kinh liên sườn có nhiều nguyên nhân với những triệu chứng không giống nhau nên cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Trước hết, thường thì bác sĩ sẽ kết hợp điều trị giảm đau với điều trị nguyên nhân gây đau. Trong trường hợp đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát, người bệnh có thể được giảm đau bằng cách kết hợp các phương pháp sau:
- Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac. Nếu đau nặng có thể dùng opioid.
- Thuốc điều trị đau thần kinh nhóm gabapentin
- Thuốc giãn cơ vân như myonal, mydocalm. Thuốc chỉ dùng cho các trường hợp đau nhiều, có cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Bệnh nhân có bệnh nhược cơ không dùng thuốc này.
- Vitamin nhóm B như B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên dùng các loại vitamin này theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định phong bế dây thần kinh liên sườn. Đây là một phương pháp điều trị giảm nhẹ. Bác sĩ sẽ gây tê vùng xương sườn, sau đó sử dụng tia X hướng dẫn để tìm vị trí đâm kim và bơm thuốc giảm đau steroid. Hiệu quả của phong bế thần kinh liên sườn có thể kéo dài trong vài tháng. Nếu bạn phù hợp, bác sĩ sẽ khuyên tiêm thuốc định kỳ để tránh đau đớn. Phương pháp này rất phù hợp với bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn do zona hoặc sau phẫu thuật.
Ngoài ra, phương pháp kích thích thần kinh điện qua da (TENS) cũng là liệu pháp bổ trợ để điều trị.
Một lựa chọn khác là cắt dây thần kinh, cắt đốt sống lưng hoặc hạch giao cảm của các dây thần kinh liên sườn tương ứng. Tuy nhiên, chúng không được áp dụng thường xuyên vì sau phẫu thuật, không thể khôi phục lại cảm giác, hiệu quả cũng không thể đoán trước được. Bệnh nhân còn có thể gặp phải rối loạn tiêu hóa.
Phòng ngừa
Đau dây thần kinh liên sườn có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc phòng tránh có thể gặp nhiều khó khăn.
Khi nguyên nhân của đau dây thần kinh liên sườn có thể là do phẫu thuật mở lồng ngực, việc phòng ngừa hiệu quả nhất là giảm nguy cơ bằng cách ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.
Với đau dây thần kinh liên sườn do zona, chiến lược phòng ngừa hiệu quả nhất là giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này ngay từ đầu. Ví dụ, nên chủng ngừa bệnh zona, nghiên cứu cho thấy làm giảm khả năng mắc bệnh zona xuống 51%. Thuốc chủng ngừa bệnh zona cũng làm giảm 66% nguy cơ bị đau do bệnh zona.
Y học cổ truyền trong điều trị đau dây thần kinh liên sườn
Theo đông y, đau thần kinh liên sườn thường do 2 nguyên nhân chính: một là do can khí uất kết, kinh mạch khí huyết trì trệ, bế tắc. Hai là do phong hàn lưu trú làm cho khí huyết trở trệ, gây đau đớn, các bộ phận lân cận bị ảnh hưởng, sinh ra một loạt những triệu chứng: đau tức, trướng đầy, chân tay lạnh, cử động khó khăn, tinh thần dễ căng thẳng, ăn uống kém, khả năng lao động bị giảm sút… trong đó biểu hiện rõ nhất là đau, đau tức 2 bên sườn, khi ho, khi nấc thì đau tăng lên.
Chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng đông y chủ yếu dựa vào phương pháp thông kinh hoạt lạc . Một số bài thuốc có tác dụng Khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, sơ can lý khí thường được sử dụng như:Tiểu sài hồ thang gia giảm, Tiêu dao tán gia giảm… tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh mà thầy thuốc sẽ ra phương thuốc phù hợp.
Ngoài phương pháp sử dụng thuốc thì châm cứu cũng là một liệu pháp hiệu quả giúp giảm nhanh cơn đau bằng cách sử dụng kim châm tác động vào các huyệt, hệ thống kinh lạc, mạch máu chi phối dây thần kinh liên sườn.
Khi kim được châm đúng huyệt giúp giải phóng cơ, rễ thần kinh, lưu thông khí huyết, khu tà, bổ chính, kích hoạt hormone giảm đau nội sinh và cơ chế tự phục hồi của cơ thể.
Theo cơ chế đó, châm cứu giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau dây thần kinh vùng liên sườn. Các cơ về hệ thần kinh được giải phóng giúp giảm căng thẳng, lo âu. Đồng thời, châm cứu giúp nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị khác.
Một số huyệt thường được sử dụng như: châm các huyệt A thị, vùng rễ nơi thần kinh xuất phát, có thể châm huyệt Nội quan, Dương lăng tuyền…
Ngoài ra, để tăng hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định thêm xoa bóp, bấm huyệt miết dọc theo liên sườn, ấn day vùng rễ nơi thần kinh xuất phát, bấm huyệt ở các huyệt giống khi châm cứu
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC