Đau đầu Migraine (hay đau nửa đầu Migraine, đau đầu vận mạch, Migraine ) là dạng đau đầu nguyên phát thường gặp nhất chiếm 20% các trường hợp đau đầu với tỷ lệ gặp khoảng 10 – 12% trong dân số.
Đau đầu Migraine là bệnh gì?
Đau đầu Migraine – còn gọi là hội chứng đau nửa đầu – là tình trạng các cơn đau đầu dữ dội, cảm giác nhói theo từng đợt, xuất hiện chỉ ở một bên đầu và đi kèm với cảm giác buồn nôn, rối loạn thị lực, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
Các loại đau đầu Migraine
Khi phân loại theo các triệu chứng cảnh báo sớm, bệnh đau đầu migraine có 02 loại chính, bao gồm:
- Đau đầu Migraine có tiền triệu: Là tình trạng đau đầu migraine có triệu chứng cảnh báo trước – báo hiệu sớm cơn đau đầu sẽ bùng phát sau đó. Các triệu chứng cảnh báo sớm sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 24-48 giờ trước khi cơn đau đầu bùng phát.
- Đau đầu Migraine không có tiền triệu: Là loại đau đầu migraine xảy ra bất ngờ mà không có dấu hiệu cảnh báo cụ thể.Đau đầu migraine không tiền triệu chiếm 75% các cơn đau đầu đến từ hội chứng Migraine đều không hề có triệu chứng báo trước. Chúng thường xảy ra bất ngờ khiến bệnh nhân không kịp chuẩn bị hay lường trước hậu quả.Chứng đau nửa đầu Migraine không có tiền triệu được đặc trưng bởi các cơn đau kịch phát, kéo dài từ 4 đến 72 giờ, kết hợp với một số triệu chứng như buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và sợ âm thanh.
Nguyên nhân bệnh đau đầu Migraine
Cơ chế bệnh sinh: cơ chế bệnh sinh phức tạp đến nay còn chưa được biết rõ, từ trước đến nay ta vẫn coi đau đầu Migraine là do rối loạn vận mạch: tiền triệu là giai đoạn co mạch, giai đoạn toàn phát có hiện tượng giãn mạch. Thực tế yếu tố mạch máu chỉ đóng 1 phần trong bệnh sinh. Trong cơ chế bệnh sinh Migraine còn có liên quan đến bất thường cấu trúc não, bất thường sinh hóa ở não, và có yếu tố di truyền…
Tính chất gia đình: Các nghiên cứu cho thấy có tính chất gia đình trong bệnh Migraine (Trong nhiều nghiên cứu người ta nhận thấy 50% trường hợp có tiền sử gia đình). Khiếm khuyết di truyền (bệnh trên gen trội nhiễm sác thể thường số 19) đã được xác định là nguyên nhân của Migraine liệt nửa người có yếu tố gia đình.
Serotonin: là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kiểm soát tính khí, cảm nhận đau, hành vi tình dục, giấc ngủ, cũng như sự co giãn mạch máu… Nồng độ serotonin thấp trong não có thể dẫn đến quá trình co giãn mạch máu và kích hoạt cơn đau nửa đầu.
Nghiên cứu thấy khởi đầu cơn đau đầu Migraine nồng độ serotonin trong máu có xu hướng giảm hơn so bình thường. Các thuốc làm giảm nồng độ serotonin có xu hướng làm nặng tình trạng Migraine sẵn có, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptylin tăng nồng độ serotonin cũng được đưa vào điều trị đau đầu Migraine
Estrogen: estrogen tăng ở phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ và giao động trong chu kỳ kinh nguyệt, điều này giải thích đau đầu Migraine thường gặp phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và giảm dần sau mãn kinh
Yếu tố bên ngoài: Ánh sáng, tiếng ồn lớn, mùi (thức ăn, phấn hoa ..), căng thẳng stress, chấn thương vùng đầu, chất kích thích, thay đổi thời tiết là các yếu tố thúc đẩy cơn đau đầu Migraine
Triệu chứng của đau đầu Migraine
Đau:
Đau của Migraine thường bắt đầu từ từ, đau tăng dần qua từng phút cho đến hơn 1 giờ và giảm từ từ về cuối cơn. Cơn đau điển hình âm ỉ, liên tục, đau sâu và ổn định ở mức đau nhẹ đến mức vừa; thường một bên nhưng có thể hai bên, thường gặp nhất ở vùng trán-thái dương, nó trở nên đau nhói hoặc như nhịp mạch đập khi đau nặng.
Đau đầu Migraine nặng thêm khi gắng sức, hắt hơi, hoạt động thể lực, đi lại nhiều, xoay lắc đầu nhanh hoặc tiếp xúc nhiều với ánh sáng. Nhiều người khi đau muốn nằm nghỉ trong phòng tối, yên tĩnh. Ở 60-70% số người, đau chỉ ở 1 bên đầu. Đối với người lớn, đau đầu Migraine thường kéo dài vài giờ, dù nó có thể lâu hơn đến 72 giờ.
Các triệu chứng khác:
Đau đầu Migraine thường kèm với buồn nôn, nôn cũng như khó chịu với ánh sáng và tiếng ồn. Từ 10 đến 20% số người khi có cơn Migraine thấy ngạt mũi, chảy mũi hoặc chảy nước mắt.
Các triệu chứng của Migraine có thể nặng nề và đáng báo động, nhưng ở hầu hết các trường hợp không thấy có hậu quả gì để lại sau khi kết thúc cơn. Khi hết đau, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể uể oải, không còn tỉnh táo và cần nghỉ ngơi cả ngày. 80% bệnh nhân có cảm giác nôn nao 1 – 2 ngày sau đó. Thế nhưng, một số người lại cho biết họ cảm thấy phấn chấn hơn.
Các triệu chứng báo trước:
Khoảng 20% số người bị Migraine có triệu chứng báo trước khi đau đầu xuất hiện; dấu hiệu này còn gọi là triệu chứng báo trước. Triệu chứng báo trước có thể gồm:
- Khát dữ dội, thèm ăn một số nhất định hoặc chán ăn.
- Thay đổi tâm trạng, dễ nổi nóng và cáu kỉnh.
- Mệt mỏi và ngáp nhiều hơn.
- Cảm thấy cứng cơ, đặc biệt là cơ ở vùng cổ.
- Bị táo bón hoặc tiêu chảy, cần đi tiểu thường xuyên hơn.
- Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi.
Trong khoảng 25% bệnh nhân, aura xuất hiện trước các cơn đau. Aura là những bệnh lý thần kinh tạm thời có thể ảnh hưởng đến cảm giác, thăng bằng, sự phối hợp cơ, nói hoặc thị lực; kéo dài phút cho tới một giờ. Aura có thể tồn tại sau khi khởi phát đau đầu.
Thông thường, aura liên quan tới các triệu chứng:
- Rối loạn thị giác: ánh sáng lấp lóe hai mắt, các quầng sáng hồ quang, các đường zigzags sáng, ám điểm trung tâm..
- Di cảm và tê bì: thường bắt đầu ở một tay và lan đến mặt và cánh tay cùng bên.
- Rối loạn ngôn ngữ và rối loạn chức năng thân não thoáng qua: gây ra chứng mất ngủ, nhầm lẫn, thậm chí là lú lẫn. It gặp hơn so với aura thị giác.
- Rối loạn vận động: liệt khu trú ở mức độ nhẹ, thoáng qua, yếu ngọn chi hơn gốc chi, đôi khi có liệt tạm thời ½ người, một vài trường hợp rối loạn vận động kiểu lộ trình cơn động kinh BJ. Cơn kéo dài phút đến vài chục phút và mất dần khi đau đầu xuất hiện.
Một số bệnh nhân có aura kèm theo đau đầu ít hoặc không đau đầu.
Với Migraine không có tiền triệu thì cơn đau xuất hiện đột ngột và không có triệu chứng nào rõ ràng báo trước cơn đau, người bệnh có thể chỉ có biểu hiện lo lắng, chán ăn trước khi cơn đau xuất hiện. Cường độ cơn đau cũng ít hơn so với Migraine tiền triệu. Người bị bệnh đau đầu Migraine có thể gặp cùng lúc 2 dạng của bệnh.
Những yếu tố góp phần kích hoạt cơn nhức đầu Migraine
- Thần kinh bị căng thẳng, mất ngủ.
- Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, đến chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ trong máu bị thay đổi.
- Nồng độ estrogen thay đổi bất thường trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, tuổi dậy thì ở nữ giới có thể gây nên chứng Menstrual Migraine – đau nửa đầu do kinh nguyệt.
- Thời tiết thay đổi: thời tiết thay đổi bất ngờ có thể ảnh hưởng đến áp suất và lưu lượng máu lên não, cũng như hệ thống xoang thái dương và góp phần gây nên hội chứng migraine.
- Môi trường sống nhiều tiếng ồn, có ánh sáng chói, ánh sáng nhấp nháy liên tục, khói thuốc lá, một số mùi hương nồng nặc như nước hoa đậm đặc.
- Người bệnh đã từng bị chấn thương đầu.
- Sử dụng thức ăn đóng hộp, nhiều gia vị như bột ngọt, đường hóa học, thức ăn lên men, ủ chua, muối mặn để qua đêm, socola, phô mai, rượu, caffein…
- Ăn uống thất thường, bỏ bữa
- Thuốc giãn mạch có chứa nitroglycerin có thể khiến chứng đau đầu migraine nặng hơn.
Biến chứng nguy hiểm của đau nửa đầu Migraine cần lưu ý
Bệnh đau đầu Migraine tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể đem lại các biến chứng nghiêm trọng khiến bạn cần được cấp cứu ngay lập tức, chẳng hạn như:
- Động kinh: Là một biến chứng cực kỳ hiếm gặp khiến một phần cơ thể bị co giật, mất kiểm soát. Cơn co giật thường đến trong hoặc ngay sau một cơn đau đầu Migraine tiền triệu.
- Đột quỵ do nhồi máu tĩnh mạch (Migrainous Infarction): Đây là một biến chứng hiếm gặp, chủ yếu xảy ra ở phụ nữ trẻ, khi các mạch máu não bị thu hẹp khiến não thiếu oxy. Trước khi cơn đột quỵ ập đến, bạn có thể thấy chớp sáng, điểm mù và cảm giác ngứa ran ở tay hoặc mặt.
- Đau đầu Migraine trạng thái (Status Migrainosus): Chiếm 3% tổng số ca đau đầu của hội chứng migraine. Bất kỳ cơn đau đầu Migraine nào kéo dài hơn 72 giờ thường được gọi là chứng đau nửa đầu trạng thái. Cơn đau và cơn buồn nôn do loại đau nửa đầu này gây ra có thể dữ dội đến mức bạn cần được cấp cứu ngay lập tức để bù nước.
- Hội chứng Serotonin: Khi điều trị đau nửa đầu migraine, thuốc giảm đau Triptan có thể tương tác với thuốc chống trầm cảm, làm tăng mức serotonin và gây ra các biến chứng như kích động, lú lẫn, tiêu chảy, cơ co giật và tim đập nhanh.
- Đau dạ dày: Các loại thuốc giảm đau đầu migraine như aspirin, ibuprofen và các loại thuốc chống viêm không steroid khác có thể gây loét, xuất huyết và đau dạ dày nếu bạn dùng quá nhiều hoặc dùng trong thời gian dài.
Cách chẩn đoán đau đầu Migraine
Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán cho tình trạng này nhờ vào việc kiểm tra sức khỏe thể chất lẫn thần kinh, nghe mô tả về các triệu chứng gặp phải và xem xét tiền sử bệnh của bạn và gia đình.
Nếu cơn đau của bạn không giống bình thường, phức tạp hoặc đột nhiên trở nên nghiêm trọng, bác sĩ thường yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác, như là:
- Chụp MRI. Kỹ thuật này sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của não và các mạch máu. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán được các tình trạng khác có thể gây đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải như có khối u, đột quỵ, xuất huyết trong não, nhiễm trùng và các vấn đề khác liên quan đến não và hệ thần kinh.
- Chụp CT. Kỹ thuật này sử dụng tia X để tạo ra được hình ảnh cắt ngang chi tiết của não bộ. Dựa trên hình ảnh thu được, bác sĩ có thể xem có khối u, nhiễm trùng, tổn thương não, chảy máu trong não hay vấn đề khác gây đau nửa đầu hay không.
Điều trị đau đầu Migraine như thế nào?
Điều trị đau đầu migraine phụ thuộc vào tần suất, mức độ nặng và các triệu chứng khác.
- Điều trị cắt cơn cấp là dùng thuốc khi có cơn đau để làm dịu cơn đau ngay.
- Điều trị dự phòng là dùng thuốc thường xuyên hàng ngày để trách hoặc giảm số lượng và mức độ các cơn đau về sau.
Điều trị cắt cơn
Với các cơn đau mức độ nhẹ và trung bình
- Nếu không có nôn hay buồn nôn sử dụng thuốc giảm đau đơn giảm hoặc giảm đau phối hợp (Acetaminnophen, NSAID ..).
- Nếu kèm theo nôn dùng thêm thuốc chống nôn đặt trực tràng hoặc đường uống.
- Nếu có chống chỉ định Acetaminnophen, NSAID thì có thể dùng Các thuốc cắt cơn đặc hiệu (Ergotamin, Triptans) dạng uống hoặc sịt mũi.
– Với các cơn đau mức độ trung bình tới nặng
- Nếu không có nôn hay buồn nôn: sử dụng nhóm cắt cơn đặc hiệu hoặc dạng cắt cơn VD: Naproxen-Zolmitriptans.
- Nếu kèm theo nôn nhiều, cơn Migraine nặng nên được điều trị bằng dạng tiêm dưới da (sumatriptans) hoặc dạng xịt mũi (sumatriptans), các thuốc chống nôn ngoài đường miệng và Dihydroergotamin ngoài miệng
Với các cơn đau mức độ nhẹ và trung bình
- Nếu không có nôn hay buồn nôn sử dụng thuốc giảm đau đơn giảm hoặc giảm đau phối hợp (Acetaminnophen, NSAID ..).
- Nếu kèm theo nôn dùng thêm thuốc chống nôn đặt trực tràng hoặc đường uống.
- Nếu có chống chỉ định Acetaminnophen, NSAID thì có thể dùng Các thuốc cắt cơn đặc hiệu (Ergotamin, Triptans) dạng uống hoặc sịt mũi.
– Với các cơn đau mức độ trung bình tới nặng
- Nếu không có nôn hay buồn nôn: sử dụng nhóm cắt cơn đặc hiệu hoặc dạng cắt cơn VD: Naproxen-Zolmitriptans.
- Nếu kèm theo nôn nhiều, cơn Migraine nặng nên được điều trị bằng dạng tiêm dưới da (sumatriptans) hoặc dạng xịt mũi (sumatriptans), các thuốc chống nôn ngoài đường miệng và Dihydroergotamin ngoài miệng
Điều trị dự phòng
Nguyên tắc chung quan trọng trước khi điều trị cần xem xét:
- Tần suất xuất hiện cơn: thường điều trị khi các cơn đau xảy ra ít nhất 3-4 lần trong một tháng, đau đầu cường độ nặng hoặc kéo dài, điều trị cắt cơn không hiệu quả. Cơn đau đầu làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, công việc và hoạt động xã hội của bệnh nhân.
- Cần thảo luận lợi ích và nguy cơ của việc điều trị phòng ngừa. Điều trị dự phòng thường tiếp túc kéo dài 6 tháng nếu bệnh nhân không còn cơn (giảm dần liều và ngưng thuốc nếu có thể). Điều trị liều thấp nhất và hiệu quả cao nhất, tăng dần liều nếu chưa đáp ứng hiệu quả.
- Điều trị phụ thuộc vào mỗi bệnh nhân, bệnh kèm theo, nguy cơ tác dụng phụ của thuốc (cá thể hóa điều trị).
Các thuốc thường được sử dụng trong dự phòng cơn đau đầu Migraine
Nhóm chẹn Beta (Atenolol, metoprolol, propranolol): làm tăng kháng lực mạch máu ngoại biên, do đó làm giảm quá trình dãn mạch của Migraine . Các thuốc chẹn beta là hiệu quả nhất khi tần suất đau đầu thấp nhưng cường độ nặng, mạch nhanh. Chống chỉ định khi có hen, trầm cảm, suy tim,…
Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptyline …) hoặc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonine: làm tăng nồng độ serotonin trong máu và dịch não tủy, ức chế dẫn truyền tín hiệu đau. Hiệu quả nhất khi tần suất đau đầu tương đối nhiều nhưng không rất nặng, đặc biệt nếu bệnh nhân kèm mất ngủ, bệnh nhân trầm cảm. Thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ: bí tiểu, táo bón, khô miệng, hạ huyết áp tư thế,…
Thuốc chẹn kênh calci (flunarizine, cinarizine…) có hiệu quả thường được sử dụng. Chống chỉ định bệnh nhân Parkinson.
Thuốc chống động kinh (Valproat, topiramat..) Được chứng minh hiệu tốt trong điều trị đặc biệt bệnh nhân có kèm theo bệnh động kinh.
Các kháng thể đơn dòng CGRP
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC