Chắp và lẹo mắt đều có biểu hiện là những gờ sưng nổi lên trên hoặc ngay bờ mi mắt. Đây là hai bệnh rất khó phân biệt, nhiều người bị nhầm lẫn
Lẹo mắt và triệu chứng
Lẹo hay còn gọi là mụn lẹo, là tình trạng viêm bờ mi mắt cấp tính do nhiễm trùng tuyến nhờn ở bờ mi mắt, một bệnh khá phổ biến ở nước ta.
Nguyên nhân gây ra lẹo thường là do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Lẹo nằm ở sát bờ mi và dính chặt vào da, thường có cảm giác cộm như có sạn bên trong mắt, khiến cho mi mắt sưng đỏ, ngứa và đau nhức. Lẹo mắt có thể xuất hiện ở mi trên là lẹo mi trên, mi dưới là lẹo mi dưới.
Người ta chia lẹo thành nhiều loại. Tuy nhiên biểu hiện lâm sàng của các loại lẹo là tương tự nhau
- Lẹo ngoài mí mắt: Lẹo mọc bên ngoài bờ mi, đa phần do nhiễm trùng từ tuyến Zeiss
- Lẹo trong mi mắt: Lẹo mọc bên trong bờ mi, nguyên nhân do nhiễm trùng từ tuyến Meibomius
- Đa lẹo: Là có nhiều đầu lẹo trên một mi hoặc cả hai mi, hoặc cả hai mắt
Triệu chứng của lẹo mắt:
Triệu chứng của lẹo mắt bao gồm:
- Tấy đỏ
- Sưng mí mắt
- Có thể chảy nước mắt, rỉ dịch
- Nhạy cảm với ánh sáng.
Bị lẹo mắt thường có mủ, nhìn như mụn nhọt, sẽ xẹp sau khi mủ vỡ ra nhưng thường dễ tái phát ở những vị trí khác trên bờ mi. Mụn lẹo ở mắt thường không ảnh hưởng đến thị lực
Trong quá trình lên lẹo, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu vùng mắt, thỉnh thoảng đau và thường xuất hiện nhiều gỉ mắt vào sáng sớm sau khi ngủ dậy. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Chắp mắt và triệu chứng
Chắp là một khối tròn nhỏ, sưng đỏ không đau hoặc đau ít ở mí mắt. Nguyên nhân là do sự tắc nghẽn không nhiễm trùng ống tuyến nhờn (tuyến Meibomian) của mi mắt.
Các triệu chứng của chắp mắt:
Mắt đỏ, đau, sưng, khó chịu ở bề mặt kết mạc và thường ít gây đau, khi sờ có cảm giác cứng hơn lẹo. Chắp sẽ xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau sau vài ngày.
Chắp lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ trên mi mắt hoặc xám dưới kết mạc mi. Khi chắp lớn sẽ tì lên bề mặt nhãn cầu và làm mờ mắt. nếu chắp mắt kích thước nhỏ, thị lực gần như không bị ảnh hưởng kể cả khi mắc bệnh hay đã khỏi.
Tuy nhiên nếu chắp mắt kích thước lớn, nhãn cầu có thể bị áp lực cao, thị giác sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Sau khi chắp mắt biến mất, tổn thương mắt có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần, từ đó ảnh hưởng khác nhau đến thị lực lâu dài.
Nguyên nhân gây chắp và lẹo mắt
Lẹo hình thành từ sự nhiễm trùng ở vùng chân lông mi nên gây cảm giác đau, khó chịu. Ngoài ra, lẹo còn được gây ra bởi sự viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có, hay trong các ống tuyến nhờn đã bị nhiễm trùng.
Còn chắp hình thành do sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt nên có thể không gây đau. Tuy nhiên, lẹo không điều trị khỏi nhiều khi sẽ chèn vào các ống tuyến của mi mắt và gây ra chắp. Ngoài ra, chắp cũng có thể có tình trạng nhiễm trùng thứ phát.
Bệnh chắp và lẹo mắt có lây không?
Chắp và lẹo mắt cũng có thể lây từ người này sang người khác nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Do đó người bệnh cần lưu ý:
- Luôn vệ sinh rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng mắt để tra thuốc.
- Không nên dùng kính áp tròng, không trang điểm khi bị lẹo và chắp mắt
- Không dùng lại thuốc cũ, thuốc đã để lâu;
- Không tự ý nặn mủ hay tra thuốc kháng sinh không theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bệnh nhân bị chắp và lẹo mắt tái phát nhiều lần nên đi khám để tìm nguyên nhân và có biện pháp điều
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ chắp và lẹo mắt?
Tất cả mọi người đều có thể bị chắp và lẹo mắt. Mặc dù vậy, bạn có thể hạn chế rủi ro mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị chắp và lẹo mắt:
- Dùng tay chưa vệ sinh sạch sẽ khi thay kính áp tròng hoặc không khử trùng kính áp tròng trước khi đặt vào mắt
- Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị lẹo mắt
- Để lớp trang điểm trên mắt qua đêm
- Sử dụng mỹ phẩm cũ hoặc đã quá hạn sử dụng lên mắt
- Đã từng bị viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mãn tính
Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Phần lớn trường hợp, nổi mụt lẹo ở mắt thường không gây hại ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Tuy nhiên, hãy đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
- Bị sốt
- Bạn gặp vấn đề về thị lực
- Mụt lẹo không cải thiện trong vòng 2 ngày
- Đỏ và sưng bên dưới mi mắt, sưng má và vài bộ phận trên khuôn mặt bạn
- Mụt lẹo ở mắt chảy máu, cục u sưng rất lớn và đau đớn, nốt giộp hình thành trên mí mắt hoặc cả mí mắt hoặc mắt bị đỏ
Chẩn đoán chắp và lẹo mắt như thế nào?
Bác sĩ có thể chẩn đoán liệu bạn có đang bị lên chắp hay lẹo ở mắt hay không bằng cách quan sát cẩn thận các triệu chứng bất thường ở mắt và mí mắt. Bác sĩ sẽ dùng đèn được sử dụng trong y khoa để rọi vào mắt và dùng kính lúp để kiểm tra mí mắt của bạn. Ngoài ra còn có những phương pháp khác để chẩn đoán mắt nổi mụn lẹo nhưng rất hiếm khi được sử dụng.
Cách điều trị chắp và lẹo mắt
Cách điều trị chắp và lẹo mắt sẽ phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của tổn thương. Một số phương pháp làm giảm sự khó chịu của chắp và lẹo mắt, bao gồm:
- Chườm nóng: nhằm giảm đau ở các chỗ chắp và lẹo mắt, bằng cách dùng khăn sạch hoặc bông dùng một lần nhúng vào nước rất ấm hoặc nước muối ấm. Đặt lên mi mắt trong khoảng 10 phút, mỗi ngày từ 3-5 lần. Độ ẩm sẽ làm giảm tình trạng viêm và tắc nghẽn ở tuyến dầu trên mí mắt.
- Xoa bóp nhẹ nhàng: Bạn có thể xoa mắt trước khi đi ngủ hoặc sau khi chườm ấm, việc này sẽ giúp làm thông ống dẫn bị tắc, từ đó khối u sẽ tự giảm. Bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực xung quanh chắp, không cố gắng ấn, bóp chắp và lẹo mắt gây đau đớn cũng như làm tăng nguy cơ tổn thương và nhiễm trùng
- Sử dụng thuốc: dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc tra mỡ kháng sinh chuyên trị chắp và lẹo mắt để giảm viêm, giảm sưng, theo chỉ định của bác sĩ. Để giảm đau và sưng tấy có thể tiêm steroid vào chỗ sưng theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Người bệnh luôn rửa tay trước khi tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc sử dụng tra mắt phải được giữ sạch sẽ, không dùng lại thuốc cũ, thuốc đã để lâu và tuyệt đối dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Chích, nạo: nếu chỗ chắp và lẹo mắt không tan đi sau một thời gian dài, phải tới bác sĩ để chích nạo thật sạch các chất nhầy và mủ để tránh tái phát
Một số lưu ý khi bị chắp và lẹo mắt
Khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị đúng cách. Bệnh sẽ tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh mắt đúng cách. Tuyệt đối không chữa chắp và lẹo mắt bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo chỉ định vì dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, hoặc để lại sẹo xấu gây quặp mi cho mắt.
Cần lưu ý, ung thư biểu mô tuyến bã cũng có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Chính vì vậy, nếu xuất hiện chắp dai dẳng, kéo dài, tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần xét nghiệm mô bệnh học.
Không nên trang điểm mắt hoặc đeo kính áp tròng cho đến khi tình trạng chắp, lẹo mắt của bạn khá hơn.
Phòng ngừa chắp và lẹo mắt
- Mọi người không nên đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.
- Cần có các biện pháp bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm môi trường bằng cách: đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường, khi dọn dẹp nhà cửa hay lao động. Tránh đến những nơi ô nhiễm không khí nặng nề.
- Nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là khi chăm sóc một người bị mụn lẹo ở mắt.
- Phụ nữ hay trang điểm, cần tẩy trang vùng mắt sạch sẽ hàng ngày, thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Khăn rửa mặt, đồ trang điểm mắt cần được dùng riêng rẽ để giữ vệ sinh.
Khi bị chắp và lẹo mắt thì nên kiêng ăn gì?
Để tránh vết thương ở mắt sưng tấy hoặc lâu xẹp xuống, cần tránh những loại thức ăn có tính nhiệt vì sẽ làm gia tăng sự viêm sưng trong cơ thể như xoài, nhãn, vải, ổi, đồ ăn cay nóng, nhiều ớt, hành, tiêu, thịt dê, hải sản…
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát việc tiêu thụ nước ngọt có gas, các loại kẹo bánh chứa nhiều đường và các món ăn chứa nhiều nitrat như thịt xông khói, hotdog, thực phẩm đóng hộp vì nó làm cản trở lưu thông máu ở mắt, gia tăng các cục máu đông trong cơ thể và sự viêm nhiễm.
Vậy nên ăn gì thì tốt khi bị chắp và lẹo mắt?
Cần cung cấp đủ vitamin A, C, E và kẽm trong suốt quá trình hồi phục sức khỏe nếu bị lẹo và lẹo mắt. Những loại vitamin và khoáng chất kể trên còn có tính năng chống viêm nhiễm, giảm sưng tấy, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
Nguồn vitamin A tốt cho người bệnh khi bị chắp và lẹo mắt: cà rốt, bí đỏ, rau ngót, mồng tơi, cải bó xôi…
Nguồn vitamin C thích hợp: ớt chuông, bưởi, cam, quýt, trái cây họ berry như dâu, việt quất…
Nguồn kẽm: gan, chuối, cải bó xôi, nấm…
Nguồn vitamin E: cà chua, cà rốt, đu đủ, hạt bí, hạt hạnh nhân, quả bơ…
Một số cách chữa chắp và lẹo mắt bằng y học cổ truyền
Theo YHCT chắp à lẹo mắt có tên gọi là “Thâu châm”, “Châm nhãn”, “Thổ âm”, “Thổ dương”, “Nhãn đơn”, “Mạch lạp thủng”…Nguyên nhân thường do Phong và Nhiệt tác động lẫn nhau làm tổn hại vùng mi mắt, hoặc do ăn uống đồ cay nóng thái quá làm kinh Vị hoá nhiệt gây tổn hại mi mắt
Trong trường hợp bị chắp và lẹo mắt có thể tiến hành châm cứu để chữa trị, một số huyệt vẫn thường được châm trong điều trị chắp lẹo là Thâm Châu, Phế Du, Tình Minh, Toán Trúc, Hành Gian… Hầu hết việc chữa trị chắp và lẹo mắt bằng châm cứu là dựa trên kinh nghiệm.
Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thảo dược có tính kháng khuẩn, thanh nhiệt , giải độc trong điều trị bệnh chắp lẹo như Kim Ngân Hoa, Cúc hoa, Liên Kiều, Cát Cánh, Hoàng Cầm,…
Bệnh nhân có thể dùng đơn lẻ các dược liệu trên hoặc phối hợp chúng theo các thang thuốc cổ truyền, ví dụ như bài thuốc Ngân Kiều Tán: Kim Ngân Hoa 16g, Trúc diệp 8g, Ngưu Bàng Tử 8g, Liên Kiều 16g, Cam Thảo 6g, Lô Căn 12g, Cát Cánh 8g, Kim Giới Tuệ 8g, Bạc Hà 8g, Đạm Xậu Xị 8g. sắc cùng nước đem uống.
Một cách điều trị độc đáo khác mà các thầy lang thường hay dùng, đó là cách chích lể huyệt phế du hoặc huyệt thâu châm để điều trị chắp và lẹo mắt. Cách làm như sau:
Chích lể nặn máu huyệt thâu châm:
Người bệnh ngồi ngay lưng, vắt tay ngược với bên bị chắp lẹo mắt (mắt trái bệnh thì vắt tay phải) qua vai bên kia, khuỷu tay sát vào cằm, các ngón tay ép sát vào nhau, đưa hết sức ra sau lưng, đầu ngón tay giữa chạm vào cột sống ở chỗ nào thì đó là huyệt để châm (khoảng đốt sống lưng 3-6). Thầy thuốc dùng tay vuốt dọc vai gáy lưng tới điểm để châm, đến khi da đỏ ửng, sát trùng rồi dùng kim to chích nông nặn máu.
chích lể huyệt phế du:
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC