Bị trĩ tác động nhiều đến chất lượng đời sống của người bệnh, khiến người bệnh khó chịu và đau, nhất là khi ngồi.
Hiểu biết tổng quá về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là một bệnh lý liên quan đến hệ thống mạch máu và thường nhận biết khi một hoặc nhiều tĩnh mạch bị phồng lớn. Thông thường máu sẽ di chuyển từ tim và đi theo động mạch đến hậu môn để nuôi các mô, sau đó trở về tim theo đường tĩnh mạch.
Tuy nhiên, nếu quá trình di chuyển máu từ hậu môn về tim theo đường tĩnh mạch không mang hết nhưng máu ở động mạch vẫn di chuyển đến sẽ khiến tĩnh mạch bị căng phồng, dồn trệ và tạo điều kiện thuận lợi để hình thành búi trĩ.
Bình thường, đám rối tĩnh mạch sẽ được nâng đỡ nhờ vào cấu trúc của mô sợi đàn hồi và nằm ở lớp dưới niêm mạc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như đi đại tiện ứ máu liên tục, rặn khi đi cầu,… làm gia tăng áp lực vùng hậu môn và gây ra hiện tượng phồng giãn, hình thành búi trĩ.
Mặt khác, cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ở những người lớn tuổi sẽ ngày một suy yếu và làm gia tăng nguy cơ bị trĩ nội sa do búi trĩ dần tụt khỏi lỗ hậu môn
Một số triệu chứng mà người bị trĩ có thể gặp như:
-
Bệnh nhân bị kích thích, ngứa ở vùng hậu môn do niêm mạc tiết ra dịch nhầy.
-
Khi đi vệ sinh thường cho phân kèm theo máu. Trong thời gian đầu, lượng máu thường ít và bệnh nhân chỉ nhận thấy sau khi đi tiêu hoặc sử dụng giấy vệ sinh. Chảy máu hậu môn là một trong những triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân và được xem là dấu hiệu nhận biến bệnh sớm.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài, nếu người bệnh đi tiêu thường xuyên rặn thì lượng máu sẽ chảy ra nhiều, thành giọt hoặc bắn thành tia. Ngoài ra, người bị trĩ có thể bị chảy máu cả khi ngồi xổm khi mức độ bệnh đã tiến triển nghiêm trọng.
-
Người bị trĩ sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu, đau (có thể ít hoặc nhiều) tùy vào tình trạng hậu môn bị nghẹt, tắc hoặc nứt. Ngoài ra, xung quanh vùng hậu môn cũng có biểu hiện bị sưng.
-
Tại vùng hậu môn xuất hiện một khối nhô lên gây đau hoặc rát và thường được chẩn đoán là huyết khối tại búi trĩ.
- Đối với bệnh trĩ ngoại, người bệnh cũng dễ dàng cảm nhận hoặc nhìn thấy một khối nhô lên ở vùng hậu môn.
Bị trĩ thì điều trị như thế nào?
Người bị trĩ thường đến viện khám ở giai đoạn bệnh nặng như trĩ độ 3, độ 4, trĩ biến chứng gây đau, sa nghẹt… Khi đó việc điều trị bệnh đã trở nên khó khăn, tốn kém hơn nhiều. Và các biện pháp phẫu thuật cắt bỏ trĩ thường được lựa chọn để giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng hiện tại.
Các phương pháp điều trị bảo tồn, dùng thuốc chỉ có hiệu quả với trĩ ở giai đoạn đầu, trĩ độ 1, độ 2 và phòng tái phát sau khi phẫu thuật trĩ.
Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thực phẩm và đồ uống được tiêu thụ thường xuyên có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và quyết định loại phân của mỗi người. Trong khi đó, bệnh trĩ lại thường có liên quan đến tính chất của phân.
Ví dụ, việc thải phân không thường xuyên hoặc khó đi tiêu có thể dẫn đến các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng bị phồng lên do chúng ta căng thẳng quá mức khi đi cầu và điều này có liên quan đến bệnh trĩ. Thường xuyên bị tiêu chảy cũng gây kích thích và làm viêm các tĩnh mạch trực tràng dẫn đến việc có thể tiến triển thành bệnh trĩ. Đối với người bị trĩ, việc phân bị lỗi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khó chịu hoặc chảy máu đang gặp phải.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học là những tác nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ bị trĩ. Do đó, nếu có những thay đổi hợp lý trong việc ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp ngăn ngừa bệnh trĩ hoặc giảm bớt sự phát triển của trĩ và ngăn ngừa trĩ tái phát sau phẫu thuật. Vậy bệnh trĩ kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Bị trĩ thì kiêng ăn gì?
Ăn quá nhiều thịt
Thịt là thực phẩm cung cấp nhiều đạm (protein) cho cơ thể nhưng lại không chứa nhiều chất xơ, dễ gây khó tiêu, đầy bụng. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều thịt dễ dẫn đến táo bón.
Để điều hòa việc ăn uống hợp lý, nên chế biến thịt chung với rau xanh nhiều chất xơ và các loại chất béo lành mạnh như dầu oliu (với lượng nhỏ) để cơ thể có thể tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón.
Thực phẩm cay nóng
Những loại đồ ăn cay nóng là kẻ thù số 1 của người bị trĩ. Điển hình là loại thức ăn chứa nhiều ớt, hạt tiêu, gừng, riềng, quế,… đều không tốt cho người bị trĩ. Các chất cay nóng gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột gân nên tình trạng táo bón, nóng trong. Khi đại tiện tường khó khăn hơn, bị đau và chảy máu
Ngũ cốc tinh chế
Các loại ngũ cốc tinh chế bao gồm những loại ngũ cốc được xay nhuyễn và loại bỏ lớp vỏ cám. Những loại ngũ cốc này được dùng làm bánh quy, bánh snack, bánh mì… dễ gây táo bón dẫn đến bị trĩ.
Thức ăn quá mặn
Các loại đồ ăn mặn sẽ có xu hướng hấp thu nhiều nước trong cơ thể khiến phân trở nên cứng hơn. Ngoài ra, khi nạp nhiều muối vào trong cơ thể, lượng muối này sẽ gây xáo trộn đường tiêu hóa khiến việc đi ngoài trở nên vô cùng khó khăn
Người bị trĩ cần tránh đồ uống có cồn
Rượu, bia và các loại đồ uống có chứa chất kích thích khác đều khiến cho cơ thể tích nhiệt, dễ đầy bụng, mất nước. Chất cồn còn làm hại tới trực tràng, thậm chí làm sung huyết dạ dày, cản trở quá trình lưu thông máu. Điều này được coi là tối kỵ với những người bị trĩ vì sẽ kiến bệnh thêm trầm trọng một cách nhanh chóng.
Thực phẩm chứa nhiều dầu
Khi bạn bị trĩ, những thực phẩm chứa nhiều dầu dễ gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa làm tăng nguy cơ táo bón. Táo bón kéo dài gây áp lực lên hậu môn, từ đó làm các búi trĩ phát triển.
Những loại thực phẩm người bị trĩ nên ăn?
Người bị trĩ nên ăn thực phẩm giàu chất xơ
Một chế độ ăn uống giàu chất xơ là giải pháp dinh dưỡng đầu tiên và hiệu quả đối với người bị trĩ. Ăn thực phẩm giàu chất xơ, cùng với việc uống nhiều nước có thể làm cho phân mềm và dễ đi ngoài hơn.
Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp kích thích nhu động ruột, tạo sự phát triển vi khuẩn có ích trong ruột. Chế độ ăn nhiều chất xơ còn giúp tạo khối phân, giảm độ cứng của phân, tăng tần suất đi đại tiện, giúp tránh tổn thương trực tràng và hậu môn, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ hiệu quả.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung chất xơ tuy không giúp làm giảm tình trạng sa búi trĩ nhưng có thể làm giảm tình trạng chảy máu liên quan đến bệnh trĩ.
Chất xơ có trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật. Có hai loại chất xơ khác nhau là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả hai đều có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan hút nước và chuyển sang dạng gel, làm chậm quá trình tiêu hóa.
Chất xơ hòa tan được tìm thấy nhiều trong các loại hạt đậu như: đậu nành, đậu ngự, đậu tây, đậu lăng, đậu Hà Lan; cám yến mạch, rau, trái cây…
Chất xơ không hòa tan
Chất xơ không hòa tan hút nước, tăng khối lượng chất bã, tạo thêm khối lượng lớn cho phân. Nó có thể giúp thức ăn đi qua hệ tiêu hóa nhanh hơn, khiến quá trình thải cặn bã mau hơn.
Chất xơ không hòa tan có nhiều trong cám lúa mì, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Bổ sung chất xơ như thế nào?
Bạn nên bổ sung 20 – 35g chất xơ mỗi ngày, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Khi tăng lượng chất xơ, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần lên. Đặc biệt, đối với những người trước đó có chế độ ăn thường không có chất xơ nếu ăn nhiều một lúc có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đầy hơi và chướng bụng. Vì vậy, nên tăng lượng chất xơ từ từ để cơ thể thích nghi dần.
Ở một số ít trường hợp có thể nhạy cảm với gluten – một loại protein có trong lúa mì và các loại ngũ cốc khác – có thể gây ra chứng viêm. Trong trường này người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ khác để thay thế.
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết
Thói quen uống nước nên được duy trì đều đặn, nên phân chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày và uống ngay cả khi không khát. Việc này giúp cho phân được mềm hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó tránh được tình trạng táo bón nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến búi trĩ.
Vitamin C, E
Vitamin C giúp hình thành và duy trì các mạch máu khỏe mạnh nên có lợi cho người bị trĩ. Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả như bông cải xanh, ổi, dâu tây, kiwi, cam, đu đủ…
Vitamin E rất quan trọng đối với màng tế bào, giúp chống viêm và chữa lành các mô bị tổn thương đồng thời thu nhỏ các búi trĩ. Các thực phẩm giàu vitamin E như rau cải xanh, cải bó xôi, hạt dẻ, bơ, đu đủ…
Thực phẩm giàu omega-3
Omega 3 có tác dụng tốt đối với lớp màng nhầy niêm mạc đồng thời giúp cho sự đàn hồi của da tốt hơn nhờ đó hữu ích cho người mắc bệnh trĩ. Các loại thực phẩm giàu omega-3 người bị trĩ nên ăn như hạt chia, hạt lanh, cá ngừ, cá hồi…
Magie và kẽm
Magie và kẽm là hai loại vi chất có thể giúp ổn định mạch máu, nhuận tràng, chống viêm, duy trì sự phát triển của các mô cơ từ đó làm vết thương mau lành. Các thực phẩm giàu magie và kẽm như bơ, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, hải sản….
Collagen
Thiếu Collagen mô đệm ống hậu môn làm mất tính chất đàn hồi gây ra giãn mạch máu và dây chằng treo trĩ dẫn đến bệnh trĩ. Do vậy, bổ sung collagen có thể giúp làm giảm tình trạng của trĩ. Các thực phẩm giàu collagen như cá hồi, cá ngừ, da heo, lòng trắng trứng gà. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung collagen từ nguồn thực phẩm bổ sung dạng viên hoặc dạng nước
Thay đổi lối sống
Bên cạnh chế độ ăn đúng cách, người bệnh bị trĩ nội cũng cần kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng như chế độ vận động điều độ.
Tập luyện thể dục thể thao có kế hoạch
Đây là thói quen không chỉ tốt cho bệnh nhân bị trĩ mà còn hỗ trợ trong việc cải thiện và nâng cao sức khỏe. Đối với người bị trĩ, việc ngồi quá lâu sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu nhất định đến búi trĩ. Do đó, nên có khoảng thời gian vận động phù hợp bằng có bài tập nhẹ nhàng, đơn giản để có thể cải thiện bệnh một cách tốt nhất.
Ưu tiên các môn thể thao cường độ vừa và nhẹ như đi bộ, tránh vận động quá sức như bê vác nặng, tập gym, cưỡi ngựa,…
Người bị trĩ nên tạo thói quen đi vệ sình tốt và vệ sinh sạch sẽ sau khi đại tiện
Không chỉ riêng với bệnh nhân bị trĩ mà đối với người bình thường, việc vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện là thói quen cần thiết giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Lượng vi khuẩn có trong phân và nước tiểu có khả năng đe dọa và làm nghiêm trọng hơn tình trạng tổn thương tại búi trĩ. Nên lưu ý sử dụng giấy vệ sinh mềm, không chứa hương liệu hoặc có thể dùng vòi xịt trực tiếp (lưu ý dùng vòi xịt có áp lực không quá lớn).
Bên cạnh đó, có thể áp dụng mẹo chữa bệnh trĩ bằng cách ngâm hậu môn trong nước nóng sau khi đã làm sạch. Duy trì ngâm đều đặn mỗi ngày từ 15 đến 20 phút sẽ giúp cho vùng tổn thương được sạch sẽ, giảm đau nhức, sưng đỏ một cách hiệu quả.
Một số thói quen hằng ngày tốt cho người bị trĩ như đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày, dùng loại giấy vệ sinh mềm, tránh việc rặn mạnh cả khi đại tiện khó
LƯU Ý:
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng góp phần giảm thiệu triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt nhưng người bệnh vẫn không thể chữa khỏi bệnh trĩ nếu người bệnh chỉ phụ thuộc vào đó. Để có hiệu quả tốt nhất, vẫn nên kết hợp cùng phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế
Kính chào Quý Khách hàng,
Với định hướng mang lại những giải pháp y tế toàn diện, Phòng khám Đông y OMC – một sản phẩm của Công ty CP ĐT&PT Giải Pháp Y Tế đã ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ như khám bệnh và điều trị bệnh bằng Đông y, chuyên trị các bệnh lý: Cơ xương khớp, Thần kinh, Tiêu hóa, Nội tiết, Phụ khoa, Nam khoa…
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của Quý Khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Với phương châm “Ân cần – Tôn trọng – Yêu thương”, Phòng khám Đông Y OMC cam kết sẽ mang đến cho Khách hàng sự hài lòng từ các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMC
Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC
Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC
Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC